Chuyển giao công nghệ, xây dựng các mô hình trình diễn về canh tác nông lâm nghiệp và chăn nuôi:

Một phần của tài liệu nghiên cứu sự tham gia quản lý rừng của cộng đồng tại vùng đệm vườn quốc gia xuân sơn tỉnh phú thọ (Trang 124 - 127)

- Đưa giáo dục môi trường vào các buổi học ngoại khoá trong trường học, đồng thời phát hành sách, tranh, ảnh tuyên truyền trong trường học.

Dưới đây là mô hình tuyên truyền bảo tồn thiên nhiên:

4.3.4.1. Chuyển giao công nghệ, xây dựng các mô hình trình diễn về canh tác nông lâm nghiệp và chăn nuôi:

1. Chuyển giao khoa học công nghệ:

Chuyển giao kỹ thuật sử dụng bếp đun tiết kiệm nguyên liệu như: bếp đun củi cải tiến, bếp ga sinh học nhằm giảm áp lực về nguồn nguyên liệu vào tài nguyên rừng.

Tăng cường công tác khuyến nông, khuyến lâm từ cấp thôn nhằm tạo điều kiện nhanh chóng và dễ dàng cho người dân tiếp cận với khoa học, kỹ thuật.

Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý tài nguyên cũng như chỉ đạo sản xuất. Trang bị hệ thống máy tính tới xã và nối mạng thí nghiệm nhằm phục vụ chuyển giao công nghệ nhanh chóng và cập nhật, sau đó có thể nhân rộng ra các vùng lân cận.

2. Phổ biến kiến thức bản địa kết hợp với kiến thức hiện đại trong hoạt động canh tác nông lâm nghiệp:

Sự phát triển không đồng đều giữa các dân tộc ở xã Xuân Đài cũng là đặc điểm cần quan tâm trong quản lý rừng cộng đồng. Có dân tộc chỉ có vài chục hộ dân, cuộc sống còn gặp rất nhiều khó khăn. Do đó không thể áp dụng máy móc vào mô hình sản xuất lâm nghiệp của dân tộc này. Tình trạng hiện nay khi phổ cập, các cán bộ khuyến nông, khuyến lâm thường sử dụng kiến thức, kinh nghiệm từ sách vở mà ít chú ý khai thác kiến thức bản địa từ người dân. Đó là nguyên nhân làm cho một số hoạt động khuyến lâm, khuyến nông chưa hiệu quả. Tổ chức nghiên cứu phổ cập kiến thức bản địa kết hợp với kiến thức hiện đại để áp dụng vào hoạt động canh tác ở các hộ gia đình như mở các lớp tập huấn ngắn hạn về chọn loại cây trồng, kỹ thuật trồng, chăn nuôi thú y, quản lý bảo vệ rừng,… đây là một trong những yếu tố kích thích quan trọng đối với lợi ích cá nhân, thu hút người dân tham gia bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng.

3. Xây dựng mô hình chăn nuôi động vật hoang dã:

Xây dựng các mô hình chăn nuôi động vật hoang dã vừa góp phần bảo tồn đa dạng sinh học vừa tạo điều kiện phát triển kinh tế địa phương.

Nhiều loài thú hoang dã có giá trị kinh tế cao như: Dê, Nhím, Dúi, Thỏ, Tắc kè,… rất phù hợp gây nuôi ở địa phương do có môi trường sống phù hợp và nguồn thức ăn dồi dào. Vì vậy, hỗ trợ nghiên cứu phát triển chăn nuôi động vật hoang dã sẽ là hướng đi tốt góp phần phát triển kinh tế xã hội và giảm áp lực vào tài nguyên thiên nhiên ở địa phương. Phát triển chăn nuôi động vật hoang dã không chỉ giảm áp lực của cộng đồng vào tài nguyên động vật rừng ở địa phương mà còn tăng cường gắn kết các hộ gia đình trong quá trình sản xuất và phát triển thị trường, hình thành những tổ chức cộng đồng và luật lệ cần thiết cho phổ biến kiến thức, phòng chống dịch bệnh, ổn định thị trường,… qua đó phát triển được mối liên kết của người dân với cộng đồng.

4. Xây dựng biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất của hệ thống canh tác nông lâm nghiệp:

Trong quá trình trao đổi những người được phỏng vấn đã thống nhất rằng cần nghiên cứu những biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất câ y trồng trong hệ thống canh tác nông nghiệp và coi đó như một nhân tố làm giảm sức ép của cộng đồng vào tài nguyên rừng. Cụ thể là thực hiện các biện pháp thâm canh tăng năng suất cây trồng; phòng trừ sâu bệnh; xây dựng các công trình thuỷ lợi phục vụ tưới tiêu cho sản xuất nông lâm nghiệp; chuyển đổi diện tích đất ruộng một vụ thành diện tích cây công nghiệp, cây dược liệu và cây ăn quả,… sử dụng hiệu quả đất vườn tạp theo những mô hình canh tác bền vững trên đất dốc; phát triển các loài cây đa tác dụng (Trám, Luồng…) vừa cho sản phẩm lương thực, cho gỗ củi, vừa có khả năng bảo vệ đất và nguồn nước sẽ thúc đẩy cộng đồng tham gia tích cực hơn vào phát triển rừng và các hoạt động quản lý tài nguyên nói chung.

5. Phát triển chăn nuôi và dịch vụ thú y:

Kết quả thống kê cho thấy thu nhập kinh tế từ chăn nuôi của người dân mặc dù có tỷ trọng lớn trong kinh tế hộ gia đình nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của nó. Còn nhiều hộ chưa tham gia chăn nuôi, nhiều hộ khác chăn

nuôi ít hoặc phát triển cầm chừng. Một trong những nguyên nhân của tình trạng trên là dịch bệnh thường phát triển mạnh với các loài gia súc, gia cầm. Có những bản gần như không chăn nuôi gà, ngay cả trâu bò cũng không đáng kể. Lý do là dịch bệnh đã tiêu diệt hết đàn gia súc, gia cầm mà họ chưa thể khôi phục được vì thiếu vốn. Nên cần phải hỗ trợ các thôn hình thành các dịch vụ về giống và kỹ thuật phòng trừ bệnh gia súc, gia cầm ở địa phương. Đây là yếu tố phát triển kinh tế hộ gia đình, giúp họ sử dụng tốt hơn tài nguyên đa dạng sinh học và những điều kiện tài nguyên thiên nhiên khác ở địa phương. Phát triển chăn nuôi và dịch vụ thú y là yếu tố tăng cường tính gắn kết cộng đồng trong bảo tồn, phát triển và sử dụng hợp lý tài nguyên.

Một phần của tài liệu nghiên cứu sự tham gia quản lý rừng của cộng đồng tại vùng đệm vườn quốc gia xuân sơn tỉnh phú thọ (Trang 124 - 127)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(164 trang)
w