- Khai Thác nứa:
Trên địa bàn có diện tích rừng tre, nứa tương đối lớn nên vào mùa lấy
tre, nứa tương đối lớn nên vào mùa lấy măng từ tháng 4 - 8, người dân vào rừng khai thác các loại măng, trung bình mỗi người khai thác được khoảng 30kg/ngày. Măng tươi chủ yếu được đem bán cho các hộ thu mua chuyển về xuôi, một số đem phơi khô để ăn và bán vào cuối năm. Việc khai thác Măng đã gây ảnh hưởng lớn đến khả năng phục hồi của rừng tre nứa, trữ lượng rừng giảm sút.
Ảnh: 4-1 Khai thác Măng tại thôn Dụ
- Củi đun:
Đây là nhu cầu thiết yếu phục vụ cho cộng đồng người dân vùng đệm của VQG. Củi được sử dụng cho sinh hoạt gia đình, sưởi ấm trong mùa đông, chăn nuôi và bán lấy tiền. Trung bình mỗi hộ gia đình sử dụng 1 bó củi/ngày, khoảng
10 - 20kg. Việc củi đun đã trở thành hàng hoá, thành nguồn thu nhập mới đã khiến nhiều người dân tham gia vào hoạt động lấy củi, đông đảo nhất là những người không hoặc thiếu đất canh tác nông lâm nghiệp. Nhiều hộ gia đình vì nghèo đói mưu sinh cuộc sống đã sẵn sàng chặt hạ các cây gỗ tốt, cây gỗ tái sinh làm củi để bán, hơn nữa hoạt động này đã và đang tàn phá và gây cản trở cho quá trình phục hồi rừng tự nhiên và rừng khoanh nuôi tái sinh trong khu vực, đặc biệt là các diện tích rừng gần thôn, bản.
4.1.3.2. Khai thác và buôn bán lâm sản trái phép: sản trái phép:
Đây là hoạt động đe doạ làm suy giảm giá trị đa dạng sinh học của VQG. Trước đây người dân khai thác lâm sản để sử dụng tại chỗ nên ít ảnh hưởng tới ĐDSH. Những hoạt động buôn bán vận chuyển lâm sản trái phép đã tạo cơ hội cho các sản phẩm từ rừng trở thành hàng hoá, đặc biệt là các loài gỗ quý và
động vật hoang dã. Giá trị của các loại hàng hoá trái phép này không nhỏ so với các hoạt động sản xuất khác, nên đã đặt một số người dân vào vị trí là người tham gia khai thác, cung cấp lâm sản. (xep phụ lục C4-2)
- Gỗ:
Mặc dù diện tích rừng tự nhiên của xã nằm trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của VQG Xuân Sơn, nhưng gỗ vẫn bị khai thác trái phép. Gỗ được khai thác để xây dựng nhà cửa, đồ dùng gia dụng của các hộ gia đình và bán lấy tiền.
Ảnh: 4-2: Khai thác gỗ Sâng tại vùng đệm
Đối tượng khai thác trái phép chủ yếu là một số hộ gia đình trong xã và những người từ nơi khác đến, các loại gỗ tốt có giá trị là đối tượng để khai thác của nhóm người này. Đây là nhân tố đe doạ lớn gây ảnh hưởng xấu tới tài nguyên rừng và ĐDSH của VQG.
Theo thống kê của Kiểm lâm địa bàn xã, năm 2008 cán bộ Kiểm lâm đã phối hợp với các ban ngành của xã tổ chức tuần tra, phát hiện và phá huỷ 10 lán trại được dựng để khai thác gỗ, lập biên bản cảnh cáo, nhắc nhở 30 đối tượng và xử phạt vi phạm hành chính 12 đối tượng khai thác, vận chuyển gỗ trái phép.
theo kết quả điều tra các thôn bản cho thấy, số lượng các loại bẫy được đặt trong các khu rừng trên địa bàn toàn xã là khoảng trên 500 cái các loại. Như vậy cứ bình quân trên địa bàn xã cứ 10 ha được đặt 01 cái bẫy, chúng được đặt quanh rẫy, trong các khu rừng rất xa thôn.
Qua quá trình điều tra thì mức độ suy giảm một số loài động vật rừng được đánh giá ở bảng sau: