Trong thực tế ở xã Xuân Đài, cộng đồng người Mường có cả kho tàng kiến thức về nhiều lĩnh vực, trong đó sử dụng và quản lý tài nguyên rừng cũng

Một phần của tài liệu nghiên cứu sự tham gia quản lý rừng của cộng đồng tại vùng đệm vườn quốc gia xuân sơn tỉnh phú thọ (Trang 84 - 85)

- Khai Thác nứa:

Trong thực tế ở xã Xuân Đài, cộng đồng người Mường có cả kho tàng kiến thức về nhiều lĩnh vực, trong đó sử dụng và quản lý tài nguyên rừng cũng

kiến thức về nhiều lĩnh vực, trong đó sử dụng và quản lý tài nguyên rừng cũng có nhiều hiểu biết phong phú. Kết quả điều tra những người cao tuổi, trưởng thôn và người dân cho thấy lịch sử hình thành hệ thống kiến thức trong quản lý và sử dụng tài nguyên được khái quát trong sơ đồ sau:

Quá trình kiếm sống Quá trình học hỏi tự nhiên và trao đổi

Tích luỹ truyền thống CỘNG ĐỒNG DÂN CƢ Kinh nghiệm Hệ thống hiểu biết Các cách sử dụng tài nguyên ` Thể chế quản lý tài nguyên Kiểm nghiệm nhiều thế hệ

Sơ đồ 4-2: Hệ thống kiến thức bản địa và thể chế

3. Kiến thức bản địa trong sử dụng rừng tự nhiên:

Trải qua nhiều thế hệ, người dân nơi đây đã sống gắn bó với rừng, ở đây rừng tự nhiên luôn được coi là nơi để người dân vào thu hái, khai thác những sản phẩm phục vụ cho đời sống của mình, trong đó có các sản phẩm động vật, thực vật rừng.

a. Kiến thức khai thác sử dụng tài nguyên động vật rừng:

Hầu hết các loài động vật hoang dã đều có vai trò quan trọng trong đời sống cộng đồng và cân bằng hệ sinh thái. Ngoài những giá trị phổ biến và truyền thống là nguồn thực phẩm bổ sung cho các bữa ăn thường nhật đối với các gia đình miền núi, thì tài nguyên động vật rừng còn cung cấp những sản phẩm hàng hoá đặc biệt.

Người dân hiểu dõ tập tính của các loài động vật là đối tượng săn bắn, như nơi kiếm ăn, nơi ngủ, nơi uống nước, mùa sinh sản,… hiện nay hình thức săn bắn bị cấm hầu như người dân chỉ vào rừng bẫy bắt động vật.

Đối với người dân động vật rừng vẫn là đối tượng săn bắn để lấy thịt. Ngoài ra, xương, nhung, sừng, da,… của động vật đều là những sản phẩm có giá trị. Tuy nhiên trong bối cảnh suy thoái tài nguyên động vật rừng trên cả nước, tài nguyên động vật rừng ở khu vực nghiên cứu cũng không ngoại lệ, cho nên cần quan tâm nghiên cứu ưu, nhược điểm của kiến thức địa phương trong kỹ thuật khai thác và sử dụng các loài động vật rừng. Từ đó đề ra những biện pháp tác động nhằm mục tiêu bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên vô giá này theo hướng bền vững.

Phương thức khai thác và sử dụng động vật hiện còn trong rừng tự nhiên: Theo điều tra thì người dân địa phương cho biết, vì tình trạng khan hiếm

Một phần của tài liệu nghiên cứu sự tham gia quản lý rừng của cộng đồng tại vùng đệm vườn quốc gia xuân sơn tỉnh phú thọ (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(164 trang)
w