Ẩm cực tiểu tuyệt đối 1

Một phần của tài liệu nghiên cứu sự tham gia quản lý rừng của cộng đồng tại vùng đệm vườn quốc gia xuân sơn tỉnh phú thọ (Trang 56 - 59)

, vùng này thường có các loại rừng phục hồi sau nương rẫy sau kha

13 ẩm cực tiểu tuyệt đối 1

4 14 Toạ độ trạm Vĩ độ Kinh độ 21010’ 105003’

15 Thời gian quan sát Từ 1972 đến

nay

- Chế độ nhiệt: Nhìn vào biểu trên cho thấy: Nhiệt độ trung bình từ 220C-230C/năm, tổng nhiệt 8.3000C- 8.5000C/năm. Với những đặc điểm tổng lượng bức xạ và 230C/năm, tổng nhiệt 8.3000C- 8.5000C/năm. Với những đặc điểm tổng lượng bức xạ và bức xạ quang hợp lớn, số giờ nắng cao, cường độ chiếu sáng mạnh. Vùng đệm thực sự có tiềm năng về phát triển đa dạng cây trồng.

- Chế độ ẩm: Lượng mưa trung bình 1.826 mm/năm, chiếm gần 90% vào mùa mưa (từ tháng 4?10), cao nhất là tháng 8, 9 và thường kèm theo mưa bão lớn, gây lũ và lụt lội làm thiệt hại khá lớn cho mùa màng và tài sản của nhân dân.

Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, lượng mưa chỉ chiếm dưới

10% tổng lượng mưa trong năm, nhưng khô hạn ít xảy ra vì có mưa phùn nhiều. Tháng 12 và 1 là những tháng hanh khô nhất và lượng bốc hơi cũng thường lớn hơn.

Độ ẩm không khí trong vùng bình quân đạt 86%, những tháng có mưa phùn thường độ ẩm không khí đạt chỉ số cao nhất. Tuy vậy, những giá trị cực đoan thấp về độ ẩm vẫn thường đo được trong thời kỳ khô hạn kéo dài.

Một số hiện tượng thời tiết đáng chú ý:

- Gió Tây khô nóng: Vào các tháng 5, 6 và 7 thường xuất hiện gió Tây khô nóng, nhiệt độ không khí có ngày lên tới 39 ? 400C, lượng bốc hơi cao nhất trên 70 - 80 mm, độ ẩm hạ xuống thấp tuyệt đối 14%.

- Mưa bão: Vùng này tuy ở sâu trong nội địa, nhưng cũng chịu ảnh hưởng nhiều của mưa bão. Hai tháng nhiều mưa bão nhất là tháng 8, 9. Bão thường

kèm theo mưa lớn, gây lũ và lụt lội làm thiệt hại khá nghiêm trọng cho nền kinh tế của địa phương và nhân dân sinh sống trong vùng.

- Sương muối: Thường xuất hiện vào mùa Đông, những ngày nhiệt độ xuống thấp dưới 50C, sương muối thường xuất hiện trong các thung lũng núi đá vôi, mỗi đợt kéo dài vài ba ngày, ảnh hưởng lớn đến cây con, cây ăn quả.

b. Thuỷ văn:

Hệ thống sông Bứa với các chi lưu của nó toả ra khắp vùng. Trong vùng này lưu lượng dòng chảy khá cao, mô đun dòng chảy gần 40l/s/km2, dòng chảy cực tiểu khoảng 6 ?7 l/s/cm2. Lưu vực Sông Bứa khá rộng, địa hình lưu vực lại thuận lợi cho việc xây dựng các hồ thuỷ lợi để phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Sông Bứa có hai chi lưu lớn, đó là sông Mua bắt nguồn từ các vùng núi cao phía Đông huyện Phù Yên tỉnh Sơn La và sông Gian bắt nguồn từ các dãy núi cao trung bình ở ranh giới giữa Phú Thọ và Hoà Bình. Mật độ các con suối từ các khe núi đổ về khá cao. Khu vực nghiên cứu nằm trong lưu vực sông Mua, các thung lũng do sông Mua bồi đắp khá rộng và bằng phẳng, nhân dân trong vùng đã cải tạo thành những cánh đồng phì nhiêu.

3.1.4. Thổ nhưỡng, đất đai:

Thổ nhưỡng khu vực nghiên cứu được hình thành trên nền địa chất phức tạp, nhiều kiểu địa hình và các loại đá mẹ tạo đất khác nhau, cùng với sự phân hoá khí hậu, thuỷ văn đa dạng và phong phú nên có nhiều loại đất được tạo thành trong khu vực này:

- Đất feralit có mùn trên núi trung bình: Đất hình thành trong điều kiện mát, ẩm, độ dốc lớn, không có nước đọng, không có kết von. Tầng đất trung bình, màu vàng đỏ, phát triển trên đá phiến thạch sét.

Diện tích khoảng 774 ha, phân bố xung quanh sườn chân núi Cẩn, chủ yếu ở các xã Đồng Sơn, Lai Đồng, Tân Sơn. Tầng đất trung bình, màu vàng đỏ

phát triển trên đá phiến thạch sét, có tỷ lệ đá lẫn cao, nhưng tầng mùn còn khá dầy (8 - 10%), màu đen đến nâu, tầng thảm mục dầy, đất khá tốt, nhất là nơi có địa hình thoải.

- Đất feralit đỏ vàng phát triển ở vùng đồi núi thấp: Là loại đất có quá trình ferarit mạnh và điển hình, màu sắc phụ thuộc vào từng loại đá mẹ và độ ẩm của đất. Chiếm một diện tích khá lớn trong vùng đệm, khoảng 14.876 ha. Phân bố toàn vùng đệm và nằm giữa vùng đồi núi và đồng bằng bồi tích. Địa hình không cao, độ dốc thoải, phát triển chủ yếu trên đá sét, đất có thành phần cơ giới nặng, tơi xốp và tầng đất dầy. Loại này thích hợp với việc trồng cây nguyên liệu, Chè và cây ăn quả.

- Đất dốc tụ và phù sa sông suối trong các bồn địa và thung lũng: Phân bố trong các thung lũng, bãi bằng ven hai bên bờ sông suối, diện tích 2.963 ha. Đất đai màu mỡ, hàng năm loại đất này còn được bồi tụ thêm một lớp phù sa mới

3.1.5. Tài nguyên rừng và tình hình sử dụng đất.

Diện tích đất có rừng: 10.092 ha, chiếm 54,14% tổng diện tích tự nhiên vùng đệm. Tuy nhiên phân bố không đồng đều, chủ yếu tập trung ở các xã Kim Thượng, Xuân Đài và Tân Sơn. (xem phụ lục C3-1)

Diện tích rừng tự nhiên: 4.415,3 ha, chiếm 43,74% diện tích đất có rừng. Chủ yếu là rừng phục hồi, rừng tre nứa tập trung nhiều nhất ở xã Kim Thượng, Xuân Đài, Lai Đồng và Tân Sơn.

- Rừng nghèo: Diện tích 585,1 ha, chiếm 5,79% diện tích đất có rừng. Loại rừng này đã bị tác động mạnh, tầng tán bị phá vỡ nghiêm trọng, tổ thành thực vật gồm các loài cây thứ sinh, cây gỗ nhỏ, cây ưa sáng mọc nhanh.

- Rừng phục hồi: Diện tích 1.131,7 ha, chiếm 11,2% diện tích đất có rừng. Đây là loại rừng có cấu trúc tổ thành đơn giản, đa số là những loài cây ưa sáng, mọc nhanh như: Ba Soi, Ba Bét, Hu Đay, Chẹo, Côm, Giẻ, Kháo. Tuy nhiên mật

độ cây tái sinh khá cao, khoảng 9.000 cây/ha. Khả năng phòng hộ của loại rừng này không thua kém gì rừng nghèo.

- Rừng hỗn giao gỗ, tre nứa: Diện tích 669,9 ha, chiếm 6,62% diện tích đất có rừng. Loại rừng này hình thành do quá trình đốt nương làm rẫy, khai thác kiệt để lại. Thành phần chủ yếu là nứa, giang. Ngoài ra còn một số cây gỗ lá rộng mọc nhanh như Trám, Ngát, Hu.

- Rừng tre nứa: Diện tích 2028,6 ha, chiếm 20,1% diện tích đất có rừng. Loại rừng này chủ yếu là các loài nứa nhỏ, mật độ cao khoảng trên 10.000 cây/ha. Tuy nhiên do sinh trưởng chậm nên ít có hiệu quả về kinh tế.

- Rừng trồng: Diện tích 2.062,2 ha, chiếm 20,4% diện tích đất có rừng. Các loại cây trồng chủ yếu là: Mỡ, Keo lai, Bồ Đề.

Diện tích đất không có rừng 3.383,9 ha chiếm 18,2% diện tích đất tự nhiên của vùng đệm. Thảm thực vật trên đất không có rừng rất kém, chủ yếu là những cây bụi nhỏ, cỏ thưa, đất bị thoái hoá mạnh, khả năng giữ nước kém.

Đất nông nghiệp: Diện tích 1554,6 ha chiếm 12,6% diện tích tự nhiên các xã. Trong đó diện tích đất trồng lúa 926,5 ha, chiếm 60,4% diện tích đất nông nghiệp. Đây là loại đất phù sa bồi tụ dọc hai bên bờ sông suối, đất màu mỡ.

3.2. Điều kiện kinh tế xã hội:

3.2.1. Điều kiện kinh tế xã hội của các xã vùng đệm:

Vùng đệm được xác định gồm 7 xã là: Xuân Đài, Kim Thượng, Minh Đài, Kiệt Sơn, Tân Sơn, Lai Đồng và Đồng Sơn.

Một phần của tài liệu nghiên cứu sự tham gia quản lý rừng của cộng đồng tại vùng đệm vườn quốc gia xuân sơn tỉnh phú thọ (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(164 trang)
w