- Khai Thác nứa:
mà nguồn thực phẩm này không được sử dụng thường xuyên Thợ săn và những
4.2.1.2. Vai trò của cộng đồng trong quản lý rừng:
1. Vai trò của các cấp chính quyền:
- Vai trò của chính quyền xã:
Xã là đơn vị hành chính cơ sở quan hệ trực tiếp với người dân. Giữa chính quyền xã với người dân không chỉ có mối quan hệ hành chính mà còn có quan hệ gia tộc, xóm làng, những tập quán tốt đẹp cũng như một số tập quán lạc hậu.
Là trung tâm của các mối quan hệ giữa cộng đồng và các bên liên quan trong quản lý rừng cộng đồng.
Chỉ đạo quản lý rừng cộng đồng ở cấp thôn đáp ứng các mục tiêu bảo tồn thiên nhiên của VQG, đồng thời bảo đảm mục tiêu phát triển cộng đồng thôn bản.
Giám sát, đánh giá hoạt động quản lý rừng cộng đồng thôn, bản trên địa bàn xã.
Phối hợp các hoạt động quản lý tài nguyên của VQG với các xã ráp ranh và giải quyết mâu thuẫn giữa các cộng đồng.
Nhìn chung chính quyền địa phương chưa thể hiện được hết vai trò của Nhà nước trong kiểm soát các hoạt động khai thác sử dụng tài nguyên. Hiện nay, rừng vẫn tiếp tục bị phá, thú rừng vẫn bị săn bắn, chưa có những biện pháp xử lý triệt để những trường hợp vi phạm Luật BV&PTR.
- Vai trò của chính quyền thôn:
Là đơn vị cơ sở đại diện cho chính quyền Nhà nước tại cộng đồng, có quyền điều hành các hoạt động và xử lý các vụ vi phạm pháp luật trên địa bàn theo quy định.
Có thể huy động sức mạnh của nhân dân, các hộ gia đình tham gia trong công tác quản lý tài nguyên rừng.
Là trung gian quan hệ với cơ quan nhà nước, các thôn bản bên cạnh.
2. Vai trò của các tổ chức Đoàn thể:
Các tổ chức quần chúng như Hội cựu chiến binh, Hội nông dân, Đoàn thanh niên, Hội người cao tuổi, Nhóm sở thích,… được hình thành với những mục tiêu và nội dung hoạt động phong phú, gắn liền với việc quản lý tài nguyên thiên nhiên ở các cộng đồng có vai trò cụ thể sau:
- Tuyên truyền vận động người dân, các hộ gia đình nâng cao nhận thức về ĐDSH và vận động họ tham gia các hoạt động quản lý tài nguyên rừng.
- Có năng lực trực tiếp tham gia hoạt động quản lý tài nguyên thiên nhiên.
- Có năng lực đánh giá giám sát các hoạt động của cộng đồng nói chung và quản lý rừng cộng đồng nói riêng.
Việc lôi kéo các tổ chức này tham gia vào các hoạt động nhằm quản lý bền vững tài nguyên rừng, tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên ĐDSH cũng như trong phòng chống thiên tai là rất cần thiết. Các thành viên của từng tổ chức sẽ đóng vai trò tích cực trong công tác quản lý, bảo vệ và sử dụng tài nguyên.
Những cuộc thảo luận đều cho thấy để thúc đẩy sự tham gia quản lý tài nguyên thiên nhiên của cộng đồng cần tổ chức, kiện toàn lại các đoàn thể, hội trong thôn, bản, xây dựng lại các quy ước cộng đồng về nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức quần chúng để thu hút sự tham gia của các thành viên.
Trước mắt với những khu rừng, đất rừng,… ở xa khu dân cư không giao được cho các hộ gia đình thì có thể giao trực tiếp cho các tổ chức cộng đồng để tài nguyên thiên nhiên (rừng, đất rừng, nước, cây,…) là có chủ, đảm bảo hạn chế tới mức thấp nhất các hoạt động khai thác tài nguyên.
Trong tổ chức cộng đồng dân tộc của xã mỗi thôn (bản) đều có một trưởng thôn (do dân bầu) và một già làng (chủ làng, Thủ lĩnh của thôn bản), (trừ những thôn mới định cư thường không có già làng). Đây là người có nhiều uy tín, hiểu biết lịch sử và các phong tục tập quán của bản làng, hùng biện và được số đông dân làng kính trọng. Già làng cũng phải xuất thân từ gia đình thuộc loại khá giả, không nhất thiết phải là con cháu của người sáng lập ra bản làng.