, vùng này thường có các loại rừng phục hồi sau nương rẫy sau kha
Ban lâm nghiệp xã
mưu cho chủ tịch UBND xã chỉ đạo việc tổ chức xây dựng và thực hiện quy ước bảo vệ rừng, thành lập tổ đội bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng bước đầu đã đem lại hiệu quả tích cực về
phong trào bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng trên địa bàn.
Chủ tịch UBND xã
Ban lâm nghiệp xã
Tổ bảo vệ rừng thôn Dụ Tổ bảo vệ rừng thôn Vượng Tổ bảo vệ rừng thôn Ai Tổ bảo vệ rừng thôn Mười Tổ bảo vệ rừng thôn Thang Tổ bảo vệ rừng thôn Suối Bòng Hộ gia đình
Chủ tịch UBND xã (Trưởng ban quản lý bảo vệ rừng) thực hiện công tác quản lý theo pháp luật thông qua sự phối hợp với các ban ngành ở địa phương như: Hạt Kiểm lâm, VQG Xuân Sơn,…
Ban lâm nghiệp xã phụ trách công tác lâm nghiệp, cùng với Kiểm lâm địa bàn triển khai kế hoạch bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng ở địa phương.
Tổ bảo vệ rừng thôn gồm 5 - 7 người do Trưởng thôn hoặc công an viên thôn làm tổ trưởng, có lịch tuần tra rừng 2 lần trong tháng và là lực lượng trực tiếp tham gia công tác bảo vệ rừng ở địa phương.
Tuy nhiên công tác quản lý bảo vệ rừng của xã còn gặp không ít khó khăn do đời sống nhân dân còn nghèo, người dân chưa nhận thức đầy đủ về trách nhiệm trong quản lý bảo vệ tài nguyên rừng, chưa nắm bắt kịp thời các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp, hoặc còn thờ ơ, không có biện pháp ngăn chặn việc khai thác lâm sản, săn bắt động vật rừng trên diện tích rừng và đất lâm nghiệp được giao.
Tại hầu hết các thôn, bản đang còn tình trạng khai thác lâm sản trái phép, săn bắt động vật rừng, một số cán bộ cấp xã, thôn chưa sâu sát, còn né tránh trong việc đấu tranh ngăn chặn các hành vi vi phạm Luật BV&PTR. Tình trạng cháy rừng đã được hạn chế nhưng nguy cơ cháy rừng còn rất cao, do thói quen dùng lửa bừa bãi trong sinh hoạt, săn bắt động vật rừng, đặc biệt là hoạt động đốt ong , đốt nương làm rẫy của người dân vẫn chưa được khắc phục.
Qua trao đổi, thảo luận với cán bộ chính quyền địa phương cho thấy: Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên trước hết là do công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, tập hợp các tầng lớp nhân dân cùng tham gia bảo vệ rừng còn nhiều hạn chế, chưa phát huy được năng lực cộng đồng và cũng chưa nâng cao được nhận thức của người dân về công tác kinh doanh, lợi dụng rừng và phát triển kinh tế đồi rừng. Để làm tốt công tác quản lý bảo vệ rừng ở địa phương trước hết phải nâng cao vai trò trách nhiệm của các cấp chính quyền ở địa phương, phát triển kinh tế nghề rừng theo quy hoạch, kế hoạch đúng quy
định của pháp luật, thực hiện tốt chủ trương xã hội hoá nghề rừng, quan tâm đến lợi ích và nâng cao trách nhiệm của chủ rừng, phát huy năng lực cộng đồng để phát triển nghề rừng theo hướng bền vững.
4.1.2.3. Sự tham gia bảo vệ, phát triển rừng của cộng đồng:
Hiện nay hệ thống quản lý tài nguyên rừng theo chính sách của Nhà nước có hiệu lực cao nhất trong khu vực và được hầu hết các cộng đồng chấp nhận. Nhìn chung, người dân trong các cộng đồng thôn, bản đã có những thay đổi trong việc quản lý và sử dụng tài nguyên rừng, họ tham gia vào việc phát hiện, tố giác đối tượng khai thác, mua bán và vận chuyển tài nguyên rừng trái phép. Tuy nhiên mức độ tham gia của các cộng đồng dân cư miền núi trong hệ thống này chưa hoàn toàn tự nguyện, bởi họ chưa coi tài nguyên thiên nhiên là của chính mình, người thân và của cộng đồng. Do đó, một bộ phận người dân trong cộng đồng vẫn thường xuyên vào rừng bẫy, bắt động vật rừng, khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ. Cộng đồng tham gia một số việc sau:
- Tham gia xây dựng quy ước bảo vệ rừng ở cấp độ thôn, bản:
Việc ký cam kết bảo vệ rừng của người dân tuy đã được triển khai đối với toàn bộ 14 khu hành chính song ở một số khu vẫn chỉ là hình thức, hầu hết người dân không quan tâm đến bản cam kết này do họ không được hỗ trợ gì để cải thiện đời sống. Đồng thời, các luật tục truyền thống về quản lý tài nguyên rừng của người dân bản địa chưa được nghiên cứu kỹ để lồng ghép với bản cam kết. Vai trò già làng, trưởng bản và của một số người có uy tín trong cộng đồng chưa được phát huy trong các hoạt động văn hoá xã hội và công tác bảo vệ rừng nên ở các buổi họp dân để xây dựng quy ước số người tham dự cũng không đầy đủ. Thêm vào đó, công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật còn hạn chế, do đó người dân nhận thấy từ khi thành lập VQG gây khó khăn cho đời sống của họ.
- Nhận trồng và chăm sóc rừng trồng:
Hiện nay, hầu hết các hộ gia đình và cộng đồng đều có nguyện vọng nhận khoán trồng, chăm sóc, quản lý và sử dụng rừng lâu dài. Nhưng phần lớn hợp
đồng trồng và chăm sóc cho các hộ gia đình là ngắn hạn (thường kết thúc sau 3 năm chăm sóc). Bên cạnh đó, nhiều hoạt động sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn xã, thôn, bản lại do những người ở khu vực khác thực hiện do trúng thầu với cơ quan Nhà nước, do đó các hộ có tư tưởng làm thuê cho các Công ty Lâm nghiệp,… hơn nữa, các hệ thống khuyến nông, khuyến lâm, tín dụng trong khu vực hoạt động kém hiệu quả, người dân thiếu kinh nghiệm, thiếu kiến thức, không có vốn đầu tư trong các hoạt động sản xuất lâm nghiệp.
- Nhận khoán khoanh nuôi bảo vệ rừng tự nhiên:
Rừng tự nhiên thường được giao cho cả cộng đồng thôn, bản quản lý, bảo vệ. Mặc dù người dân được phép tận thu các lâm sản ngoài gỗ dưới tán rừng nhưng theo chế độ của Nhà nước tiền giao khoán rất thấp nên người dân vẫn chưa yên tâm, trách nhiệm quản lý đối với khu rừng được giao không cao. Việc khoán khoanh nuôi bảo vệ rừng tự nhiên, ranh giới ngoài thực địa không rõ ràng, người dân không có chuyên môn nghiệp vụ nên ngoài việc sử dụng các sản phẩm từ rừng, họ không có bất kỳ tác động nào để xây dựng và phát triển rừng.
- Tố giác, ngăn chặn và tham gia cùng với lực lượng Kiểm lâm trong các đợt truy quét các hoạt động xâm hại trái phép đến rừng và ĐDSH:
Công việc này thường chỉ thấy ở các thôn có Quy ước bảo vệ rừng, nhận khoán, trồng, chăm sóc rừng và các thôn bản nhận khoán khoanh nuôi bảo vệ rừng. Trong những thôn bản này, các hoạt động kể trên, đặc biệt là tham gia các đợt truy quét thường do Trưởng thôn hay tổ bảo vệ rừng thực hiện, cộng đồng người dân chỉ tham gia tố giác, ngăn chặn khi họ bắt gặp các đối tượng là người thôn khác, không phải anh em họ hàng đến xâm phạm.
4.1.3. Hoạt động khai thác, sử dụng rừng và đất rừng ở địa phƣơng, những nguy cơ và thách thức: cơ và thách thức:
Đời sống của cộng đồng người dân hầu như phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên, từ đất rừng làm nương rẫy đến các sản phẩm làm công cụ, đồ dùng, nhà ở và nguồn thực phẩm trực tiếp thu được từ rừng như rau rừng, cây thuốc,… Từ khi VQG được thành lập có các chương trình định canh, định cư, phát triển nông thôn miền núi khuyến khích phát triển kinh tế nông nghiệp lúa nước và quy hoạch làm nương rẫy cố định nên sự phụ thuộc vào tài nguyên rừng của người dân đã giảm so với trước, đồng thời tài nguyên rừng cũng bị suy thoái mạnh nên các sản phẩm từ rừng cũng giảm theo. Dưới đây là bảng tổng hợp đánh giá chung về tỷ trọng các sản phẩm được điều tra từ các thôn trong xã.