Nhóm giải pháp phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu phát huy tiềm năng của phụ nữ dân tộc thiểu số trong quá trình phát (Trang 92 - 94)

Phụ nữ khu vực dân tộc và miền núi đóng vai trò hết sức quan trọng trong sản xuất, gia đình và xã hội, đặc biệt là phát triển kinh tế nông nghiệp (nguồn thu chính của phụ nữ các dân tộc miền núi phía Bắc), chăm sóc sức khỏe gia đình và nuôi dạy con cái. Đóng góp này góp phần quan trọng trong

thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế của cộng đồng. Do vậy, việc nhận rõ vai trò, tiềm năng của phụ nữ thông qua việc phối hợp nghiên cứu về giới trong các dự án xóa đói giảm nghèo sẽ giúp các nhà hoạch định chính sách có quyết định đúng đắn hơn khi hình thành các chính sách về phát triển nhằm nâng cao năng lực của phụ nữ các DTTS.

Quán triệt và thống nhất trong hành động về tính tất yếu phải tăng cờng lồng ghép giới với các chính sách kinh tế - xã hội với chính sách bình đẳng giới là hoạt động cần thiết. Không thể đạt đợc mục tiêu bình đẳng giới nếu không đặt vấn đề này cùng với mục tiêu phát triển kinh tế nói chung. Để phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo ở các tỉnh miền núi phía Bắc, Nhà nớc cần có chính sách đầu t và quản lý đầu t tốt hơn nữa để xây dựng kết cấu hạ tầng: giao thông, điện, trờng học, trạm y tế..., đồng thời phải có chính sách hỗ trợ vốn, kỹ thuật và giống cây trồng, vật nuôi cho đồng bào để phát triển kinh tế gia đình thông qua các nhóm nh: Nhóm tín dụng - gia đình; xóa đói giảm nghèo. Nhà nớc và chính quyền địa phơng cần tăng cờng cán bộ khoa học, kỹ thuật (chú trọng cán bộ biết tiếng dân tộc thiểu số) để đến từng bản h- ớng dẫn bà con làm kinh tế một cách cụ thể, thậm chí, đối với những dân tộc, những địa phơng kém phát triển phải “cầm tay chỉ việc”, tránh tình trạng chỉ đạo chung chung, chỉ đạo từ xa có thể áp dụng cho mọi vùng, mọi miền. Việc các hộ gia đình tham gia vào các nhóm, các câu lạc bộ, đợc hởng lợi từ việc vay vốn của các dự án để phát triển kinh tế, tạo thêm nhiều cơ hội việc làm, sẽ tăng thu nhập và giảm đói nghèo cũng là một trong những yếu tố thúc đẩy đến việc phát huy tiềm năng của phụ nữ.

Tiềm năng và sự đóng góp của phụ nữ các dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc phần nào đã đợc gia đình và cộng đồng biết đến và ghi nhận. Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng hiệu quả làm việc của phụ nữ không cao, phần vì bất lợi về giới còn hiện hữu khá rõ nét trong sự phân công công việc, trong tiếp cận các nguồn lực, phần vì khả năng thực sự của họ cha đợc phát huy một cách triệt để...Vì vậy, việc loại bỏ những bất lợi và cản trở trên sẽ giúp ngời

phụ nữ các dân tộc miền núi phía Bắc có nhiều cơ hội hơn trong tham gia học tập, tập huấn, đào tạo để nâng cao năng lực cho bản thân và thực hiện tốt hơn khả năng của mình.

Bên cạnh đó, cần có những đầu t nhằm vào phụ nữ nh nâng cao trình độ học vấn, bồi dỡng những kiến thức về kỹ thuật nông nghiệp, những hiểu biết về thị trờng.. có nh vậy thì họ mới có khả năng tham gia phát triển kinh tế và điều đó sẽ làm tăng thêm nhiều lợi ích và hiệu quả của quá trình phát triển bền vững ở cộng đồng các dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc.

Một phần của tài liệu phát huy tiềm năng của phụ nữ dân tộc thiểu số trong quá trình phát (Trang 92 - 94)