Trong lĩnh vực văn hóa

Một phần của tài liệu phát huy tiềm năng của phụ nữ dân tộc thiểu số trong quá trình phát (Trang 70 - 72)

Phụ nữ các dân tộc thiểu số có vị trí và vai trò quan trọng trong tạo dựng, truyền thụ, bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa tộc ngời. Trong quá trình phát triển xã hội, đặc biệt là trong thời kỳ đổi mới, công nghiệp hóa, hiện

đại hóa đất nớc, cùng với sự thay đổi về đời sống kinh tế xã hội, sự giao lu văn hóa ngày càng đợc mở rộng kéo theo những thay đổi đáng kể về văn hóa tộc ngời. Bên cạnh việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, văn hóa tộc ngời cũng đang tiếp thu những yếu tố văn hóa mới. Nhờ vậy, bản sắc văn hóa tộc ngời càng đợc thể hiện rõ nét và phụ nữ các DSTS đã và đang là những ngời góp phần không nhỏ. Trong thực tế, chính sự tham gia của họ đã góp phần vào việc thỏa mãn nhu cầu tinh thần trong bất cứ lễ hội cộng đồng nào.

Trong các sinh hoạt tín ngỡng và các lễ hội mang tính cộng đồng nh xên mờng, lễ hội hoa ban, lễ hội mừng măng mọc (xên lẩu nó)...luôn có sự

tham gia của ngời phụ nữ. Ngoài việc nấu nớng, chuẩn bị lễ vật, sau các nghi thức tôn giáo, phụ nữ cũng tham gia vui chơi, múa hát.

Phụ nữ có mặt ở nhiều sinh hoạt tín ngỡng của đồng bào dân tộc. Đó là những bà mo: Mo cúng (mo xơ), bói toán (dợng, mo), khóc tiễn hồn ngời chết (mo xên xống) (ở ngời Thái trắng ở Sơn La), gọi hồn vía (hiệc khoăn). Phụ nữ cũng là ngời chủ trì trong các lễ cầu ma, thông qua vai trò của một ngời đàn bà góa. Đặc biệt, ta còn thấy sự góp mặt của phụ nữ trong việc lu truyền các tri thức về y học dân gian (mo hặc mạy). Về lĩnh vực này, phụ nữ Thái cũng có khá nhiều lang y nữ có tiếng trong vùng. Với kinh nghiệm và sự hiểu biết của mình, họ có thể chữa trị đợc một số bệnh nan y. Có nhiều ngời rất giỏi trong chữa trị bệnh vô sinh, bốc các loại thuốc tránh hậu sản, tránh sẩy thai. Trong quá trình hành nghề các bà mo luôn kết hợp với bốc thuốc và chữa bệnh bằng phù phép. Một số ngời lại có khả năng chữa bệnh cho gia súc, ví dụ nh bệnh ròi ở trâu, bò.

Trong tang ma của ngời Thái Đen, các cô dâu của dòng họ là những ng- ời quan trọng một cách khác thờng. Họ đợc quyền ăn mặc đẹp (đối lập với tang chủ) để thực thi tục “chực nàng hầu” (xao chng), đợc quyền ăn trớc mọi ngời, vui đùa, trêu ghẹo nhau tùy ý. Đây là hành vi đợc coi là họ cần phải có để thực hiện vai trò của mình trong tang ma.

Trong lĩnh vực văn hóa văn nghệ dân gian, tài năng sáng tạo bằng lối ứng khẩu của ngời phụ nữ Thái hiện vẫn đợc duy trì và phát huy ở hầu khắp các bản làng của họ. Họ chính là những nghệ sỹ múa, hát với nhiều điệu múa nh hái hoa, múa đêm trăng, múa xòe, múa quạt, gõ luống (tung loỏng), nhảy sạp. Phụ nữ hát các làn điệu dân ca nh lối kể văn về xống chụ xon xao, khún lu, ủ piểm ở vùng

Tây Bắc. ở nhiều nơi phụ nữ biết chơi những loại nhạc cụ dân gian nh pí pặp, pí lè, đàn môi... Đặc biệt hơn, phụ nữ các dân tộc thiểu số chính là những ngời truyền thụ lại những giá trị văn hóa thông qua việc phát triển nghề thủ công truyền thống hoặc qua những lời hát ru cho các thế hệ tơng lai. Khi đợc hỏi về vấn đề này, rất nhiều ý kiến cho rằng: phụ nữ có vai trò lớn nhất.

Một phần của tài liệu phát huy tiềm năng của phụ nữ dân tộc thiểu số trong quá trình phát (Trang 70 - 72)