Phối hợp với giáo dục gia đình nhằm giáo dục bảo tồn tiếng mẹ

Một phần của tài liệu giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh dân tộc thiểu số các trường trung học cơ sở tỉnh quảng ninh (Trang 103 - 105)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.4. Phối hợp với giáo dục gia đình nhằm giáo dục bảo tồn tiếng mẹ

học sinh THCS là người DTTS

3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp

Thông qua sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình để tạo điều kiện phát triển môi trường giao tiêp bằng tiếng mẹ đẻ rộng rãi, khuyến khích và hỗ trợ học sinh DTTS trong sử dụng tiếng mẹ đẻ một cách thường xuyên.

3.2.4.2. Nội dung

Thông qua việc phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình cần thực hiện một số nội dung trong công tác giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho HS THCS là người DTTS như sau:

Nâng cao nhận thức cho phụ huynh HS người DTTS về vấn đề giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho các em. Không phải đa số phụ huynh HS người DTTS đều cho rằng việc bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho con em mình là cần thiết. Vì thực tế hiện nay trước sự phát triển của kinh tế, xã hội vùng DTTS và sự hòa nhập của cộng đồng các dân tộc, nên phần lớn phụ huynh cho rằng việc con em mình biết tiếng Phổ thông mới là cần thiết và hữu ích. Một số phụ huynh cho rằng việc sử dụng tiếng DTTS có thể làm ảnh hưởng không tốt đến quá trình sử dụng tiếng Phổ thông và quá trình học tập, phát triển của con em mình. Trước thực tế đó, nhà trường cần thông qua việc phối hợp chặt chẽ với gia đình HS, để tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho phụ huynh học sinh về tầm quan trọng cũng như ý nghĩa của công tác giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho HS DTTS và vai trò, trách nhiệm của gia đình các em trong công tác này.

Phối hợp xây dựng môi trường giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ cho HS DTTS. Ngoài thời gian học tập và tham gia các hoạt động giáo dục tại nhà trường thì phần lớn thời gian trong ngày các em sinh hoạt tại gia đình và giao tiếp với

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 94 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

những người thân. Chính vì thế nhà trường và gia đình cần có sự kết hợp để tạo ra môi trường giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ cho HS DTTS để các em có thể sử dụng tiếng mẹ đẻ một cách thường xuyên, rộng rãi và linh hoạt.

3.2.4.3. Cách thức thực hiện

Tìm hiểu về môi trường giao tiếp tiếng tộc người của học sinhDTTS, đây là một hình thức khá phổ biến được sử dụng rộng rãi và có hiệu quả trong việc tạo sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình học sinh.

Khai thác các tiềm năng giáo dục từ cộng đồng và gia đình. Thông qua hình thức này nhà trường có thể khai thác tối đa tiềm năng giáo dục của gia đình như tri thức, kinh nghiệm sống của tộc người có thể tích hợp cùng với các hình thức giáo dục khác trong phạm vi nhà trường cải thiện tình hình nhận thức văn hóa và tri thức dân gian trong phạm vi trường học. Tiến hành trao đổi thông tin và tìm ra tiếng nói chung trong công tác giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh THCS là người DTTS.

Các trường cần tăng cường công tác vận động và tuyên truyền giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ trong cộng đồng người DTTS, khai thác tiềm năng giáo dục từ phái gia đình và cộng đồng để giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ của người DTTS. Nâng cao nhận thức về trách nhiệm của các lực lượng xã hội trong công tác giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh DTTS nói riêng và công tác giáo dục trên địa bàn nói chung. Ngoài ra, tại các buổi diễn đàn chung khác tại địa phương như (giao ban định kì với chính quyền và các thôn bản, họp phụ huynh học sinh…) tuyên truyền về tầm quan trọng của việc phối hợp các lực lượng trong công tác bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh người DTTS.

Nhà trường và gia đình cùng tạo những điều kiện, những cơ hội, những hoàn cảnh giao tiếp để các em có thể sử dụng tiếng mẹ đẻ của mình một cách thường xuyên, liên tục và rộng rãi.

Gia đình cần giáo dục cho các em niềm tự hào về ngôn ngữ và bẳn sắc dân tộc ngay từ bé, thường xuyên sử dụng tiếng mẹ đẻ để giao tiếp với các em trong

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 95 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

cuộc sống hàng ngày, khuyến khích các em xem những kênh truyền hình, hay nghe những chương trình phát thanh có phiên dịch hoặc phụ đề là tiếng DTTS.

3.2.4.4. Điều kiện để thực hiện biện pháp

Để thực hiện được biện pháp trên một cách có hiệu quả thì phụ huynh HS DTTS cần có nhận thức đúng đắn, đầy đủ về trách nhiệm của mỗi lực lượng, mỗi cá nhân trong việc tham gia công tác giáo dục tại địa phương nói chung và công tác giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh THCS là người nói riêng. Đồng thời các nhà trường phải tạo được lòng tin trong phụ huynh qua các thành tích giáo dục đã đạt được trước đó.

Một phần của tài liệu giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh dân tộc thiểu số các trường trung học cơ sở tỉnh quảng ninh (Trang 103 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)