8. Cấu trúc luận văn
2.3.1. Thực trạng nhận thức về giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho HS
là người DTTS
2.3.1.1. Nhận thức về sự cần thiết của giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho HS DTTS tại các trường THCS Thị Trấn và THCS Minh Cầm - huyện Ba Chẽ - tỉnh Quảng Ninh
Khảo sát nhận thức của giáo viên, CBQL và học sinh người DTTS trường THCS Thị Trấn và THCS Minh Cầm, huyện Ba Chẽ, tỉnh QN qua câu hỏi số 2(phụ lục 1 và phụ lục 2), qua xử lý thu được kết quả như sau:
Bảng 2.1. Nhận thức về sự cần thiết giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh THCS là ngƣời DTTS
Mức độ Đối tƣợng
Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết
SL % SL % SL %
CBQL
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 43 http://www.lrc-tnu.edu.vn/ GV (n = 45) 19 43% 21 48% 4 9% HS (n= 120) 80 67% 30 25% 10 8% Tổng (n= 173) 102 59% 56 33% 14 8%
Giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh là người DTTS được đánh giá cao, đa số ý kiến được hỏi trên GV, CBQL, học sinh người DTTS đều tập trung đánh giá rằng: Giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh là người DTTS là rất cần thiết (59%) và cần thiết (33%). Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng: giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh người DTTS là không cần thiết (trong đó GV: 9%, HS: 8%) tỉ lệ này trên CBQL là 0% còn là do số lượng khách thể khảo sát hạn chế.
Khảo sát về tính cần thiết của giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho HS người DTTS, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 5 Phụ lục 1 kết quả thu được như sau:
58% HS cho rằng bảo tồn tiếng mẹ đẻ là rất cần thiết vì góp phần bảo vệ tiếng DTTS trong cộng đồng người DTTS; 22% HS cho rằng cần thiết trong góp phần xây dựng văn hóa tộc người; 10 % HS nhận thấy bảo tồn tiếng mẹ đẻ là cần thiết trong đa dạng ngôn ngữ, văn hóa; 6% cho rằng không cần thiết, vì việc học tập chủ yếu được diễn ra bằng tiếng Việt; 4% HS khẳng định bảo tồn tiếng mẹ đẻ không cần thiết vì phát triển tiếng DTTS sẽ làm hạn chế cơ hội học tập, lĩnh hội tri thức khoa học của loài người.
Có thể nhận thấy việc giáo dục tiếng mẹ đẻ cho học sinh người DTTS được đánh giá cao, thực tế bên cạnh sự vận động và phát triển của kinh tế xã hội thì sự dịch chuyển của văn hóa là một yếu tố thành phần trong đó dân tộc, tộc người và những nét văn hóa của tộc người trong đó tiếng mẹ đẻ là một trong những giá trị không thể phủ nhận. Điều này góp phần lý giải, vì sao tỉ lệ lựa chọn của GV và HS đối với công tác bảo tồn tiếng DTTS lại cao như vậy.
2.3.1.2. Nhận thức về tiếng mẹ đẻ và bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh là người DTTS
(i).Tìm hiểu thực trạng nhận thức về tiếng mẹ đẻ, chúng tôi sử dụng câuhỏi số 3 phục lục 2 và thu được kết quả như sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 44 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
-74% Ngôn ngữ đầu tiên con người sử dụng trong giao tiếp. -7% Ngôn ngữ quốc gia (tiếng Việt).
-19% Ngôn ngữ sử dụng thành thạo nhất.
Từ số liệu trên có thể thấy đa số CBGV đều cho rằng tiếng mẹ đẻ là ngôn ngữ đầu tiên con người sử dụng trong giao tiếp. Đó là cách hiểu cơ bản và thông thường nhất. Bên cạnh đó thì một số khác lại cho rằng tiếng mẹ đẻ là ngôn ngữ sử dụng thành thạo nhất và một số ít cho rằng tiếng mẹ đẻ là ngôn ngữ quốc gia. Từ đó có thể thấy, các CBGV còn lúng túng khi được hỏi về vấn đề này do từ trước đến nay đa số CBGV chưa nhìn nhận về tiếng mẹ đẻ dưới phương diện là một khái niệm cụ thể.
(ii).Để tìm hiểu thực trạng nhận thức về bảo tồn tiếng mẹ đẻ, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 1 (phụ luc 1 và 2), đề tài thu được kết quả như sau:
Bảng 2.2. Nhận thức về bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho HS THCS là ngƣời DTTS Đối tƣợng Nhận thức CBQL và GV (n = 53) HS DTTS (n = 120) Tổng (n= 173) SL % SL % SL % I 41 77 78 65 119 69 II 4 8 30 25 34 20 III 8 15 12 10 20 11
I: Lưu giữ tiếng nói, chữ viết của DTTS trong cộng đồng những người nói tiếng DTTS
II: Quá trình làm giàu thêm tiếng mẹ đẻ của người DTTS
III: Quá trình lưu giữ và làm phong phú tiếng nói, chữ viết của DTTS
Qua số liệu ở bảng 2.2 có thể thấy đa số CBQL, GV và HS DTTS tại trường THCS Thị Trấn và THCS Minh Cầm (Huyện Ba Chẽ - tỉnh Quảng Ninh) đều nhận thức rằng việc bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho HS THCS người DTTS là lưu giữ tiếng nói, chữ viết của DTTS trong cộng đồng những người nói tiếng DTTS. Có thể thấy đa số các đối tượng được khảo sát nhận thức việc bảo tồn tiếng DTTS chỉ ở mức độ là quá trình lưu giữ, số ít đối tượng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 45 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
nhận thức ở mức độ cao hơn là quá trình làm giàu hay quá trình lưu giữ và làm phong phú tiếng DTTS.
Một thực tế có thể nhận thấy đó là phần lớn các hoạt động diễn ra trong nhà trường đều được thực hiện bằng tiếng phổ thông, và đối với các trường ở vùng có đông HS DTTS hiện nay thì công tác dạy tiếng Việt được chú trọng phát triển và có hiệu quả cao. Chính vì thế mà đa số các CBQL, GV và HS DTTS cho rằng công tác bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho HS DTTS chỉ đơn thuần là lưu giữ tiếng nói, chữ viết của DTTS trong cộng đồng những người nói tiếng DTTS.
2.3.1.3. Nhận thức về ý nghĩa của việc bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho HS người DTTS
Khi hỏi về ý nghĩa của việc bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh DTTS chúng tôi sử dụng câu hỏi 4 (phụ lục 1), câu hỏi 5 (phụ lục 2) và thu được kết quả như sau:
Bảng 2.3. Nhận thức về ý nghĩa của việc bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho HS người DTTS Đối tƣợng Nhận thức CBQL và GV (n = 53) HS DTTS (n = 120) Tổng (n= 173) SL % SL % SL %
Bảo tồn và phát huy bản sắc văn
hóa của dân tộc (tộc người) 35 66 56 47 91 53
Đa dạng văn hóa và ngôn ngữ 9 17 24 20 33 19 Đảm bảo sự đa dạng ngôn ngữ 1 2 18 15 19 11 Để tiếng DTTS không bị mai một
trong cộng đồng người DTTS 8 15 22 18 30 17 Qua đó có thể nhận thấy 53% CBGV và HS đều khẳng định bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho HS THCS là người DTTS có ý nghĩa “bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc (tộc người)”. Bên cạnh đó, số lượng định lượng cũng cho thấy các ý kiến được hỏi đều thống nhất cho rằng bảo tồn tiếng DTTS có ý nghĩa đối với sự phát triển của văn hóa dân tộc nói chung và văn hóa tộc người nói riêng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 46 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Qua trao đổi và trò chuyện trực tiếp với 14 GV, chúng tôi được biết đa số họ cho rằng công tác giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh DTTS ở các trường THCS nếu được thực hiện tốt sẽ giúp các em học sinh tự tin hơn trong giao tiếp và trong học tập, đẩy mạnh chất lượng giáo dục vùng DTTS đồng thời lưu giữ, bảo tồn được các giá trị văn hóa dân tộc. Bên cạnh đó vẫn có giáo viên cho rằng, các em vốn là người DTTS nên sẽ biết tiếng DTTS qua sinh hoạt ở gia đình là đủ, nhà trường không cần thiết phải thực hiện công tác bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho các em mà điều quan trọng là nâng cao chất lượng giáo dục tiếng phổ thông (tiếng Việt) cho các em và việc bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh DTTS chỉ nhằm mục đích làm cầu nối cho việc giúp các em học tiếng Việt tốt hơn mà thôi.
Đa số các đối tượng đều nhận thức việc bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh DTTS là một vấn đề quan trọng và cần thiết để đảm bảo sự đa dạng ngôn ngữ, văn hóa và nâng cao chất lượng giáo dục vùng DTTS. Tuy nhiên thầy cô cũng khẳng định đây là một công việc không hề đơn giản đòi hỏi không chỉ sự nỗ lực của thầy và trò mà còn là sự nỗ lực của nhà quản lý và sự hợp lực của phụ huynh học sinh, các cấp chính quyền, ban ngành mà thực tế hiện nay công tác này vẫn chưa đạt hiệu quả như mong đợi.
2.3.1.4. Nhận thức về giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho HS THCS người DTTS
Tiến hành khảo sát về thực trạng nhận thức của GV về giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh DTTS tại 2 trường THCS Thị Trấn và THCS Minh Cầm, chúng tôi sử dụng câu hỏi 6.1, phụ lục 2, qua xử lý thu được kết quả:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 47 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Bảng 2.4. Nhận thức về giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho HS THCS ngƣời DTTS Nhận định Hoàn toàn đồng ý Đồng ý Đồng ý một phần Phân vân Không đồng ý SL % SL % SL % SL % SL % 1. Cần có những biện pháp để phát huy việc sử dụng tiếng DTTS trong HS người DTTS 11 21 32 60 4 8 0 0 6 11 2. Việc sử dụng tiếng mẹ đẻ trong giao tiếp của HS DTTS bị hạn chế
1 2 14 26 22 42 1 2 15 28
3. Gia đình, cộng đồng có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát huy tiếng nói của người DTTS
21 40 23 43 4 8 2 4 3 5
4. Cần gia tăng các biện pháp khuyến khích việc sử dụng tiếng dân tộc của người DTTS trong giao tiếp
8 15 26 49 9 17 1 2 9 17
5. Không cần phát huy tiếng dân tộc vì để tiếp cận sự tiến bộ thì giới trẻ phải thành thạo tiếng Việt và ngoại ngữ
3 5 9 17 8 15 4 8 29 55
6. Không cần phát huy tiếng dân tộc vì việc học diễn ra bằng tiếng Việt
2 4 7 13 6 11 2 4 36 68
7. Việc sử dụng tiếng DTTS làm con người bị hạn chế nhiều cơ hội phát triển
3 5 7 13 6 11 4 8 33 63
8. HS DTTS không có nhu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 48 http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Nhận định Hoàn toàn đồng ý Đồng ý Đồng ý một phần Phân vân Không đồng ý SL % SL % SL % SL % SL %
trong giao tiếp
9. Nhu cầu giao tiếp bằng tiếng
mẹ đẻ trong các em là rất cao 20 38 26 49 7 13 0 0 0 0
10. Cần có những biện pháp khích lệ từ phía nhà trường để thúc đẩy việc dùng tiếng DTTS trong giao tiếp của các em HS người DTTS
12 23 21 39 9 17 0 0 11 21
11. Nếu GV biết tiếng DTTS sẽ khuyến khích việc giao tiếp bằng tiếng DTTS của HS trong nhà trường
12 23 26 49 10 19 0 0 5 9
12. Song song phát triển cả tiếng mẹ đẻ của HS người DTTS và tiếng Việt trong giáo dục nhà trường tạo nhiều trở ngại cho việc học tập của các em
8 15 20 38 4 8 3 5 18 34
13. Cần duy trì tiếng DTTS với tư cách là cầu nối giữa HS với việc học tập bằng tiếng Việt được dễ dàng
8 15 36 68 4 8 0 0 5 9
14. Việc thực thi các biện pháp bảo tồn tiếng nói của người DTTS đảm bảo quyền được phát huy và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc (trong đó có ngôn ngữ)
14 26 31 58 4 8 0 0 4 8
15. Bảo tồn tiếng DTTS
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 49 http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Nhận định Hoàn toàn đồng ý Đồng ý Đồng ý một phần Phân vân Không đồng ý SL % SL % SL % SL % SL %
triển các giá trị văn hóa của tộc người 16. Hiện các nhà trường vùng DTTS chưa có các biện pháp chú trọng đến phát triển ngôn ngữ DTTS của HS 1 2 16 30 25 47 2 4 9 17
17. Hầu hết việc tiếp cận ngôn ngữ DTTS ở phạm vi trường học đều nhằm giúp HS người DTTS sử dụng tốt tiếng Việt 10 19 32 60 4 8 0 0 7 13 18. Hầu hết HS khi đến học ở trường THCS đều đã có vốn tiếng Việt khá thuận lợi cho việc học tập bằng tiếng Việt 8 15 35 66 4 8 0 0 6 11 19. Hầu hết các em HS DTTS chỉ sử dụng tiếng dân tộc trong gia đình 15 28 30 56 4 8 0 0 4 8
20. GV không cần biết tiếng DTTS vì không cần thiết trong dạy học môn học
1 2 12 23 6 11 5 9 29 55
Qua bảng 2.4 chúng ta nhận thấy đa số CBQL và GV trường THCS Thị Trấn và trường THCS Minh Cầm đã có nhận thức tích cựcvề vấn đề giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho HS THCS người DTTS. Cụ thể:
81% cho rằng cần có biện pháp để phát huy việc sử dụng tiếng DTTS trong HS người DTTS.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 50 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
83% cho rằng gia đình, cộng đồng có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát huy tiếng nói của người DTTS.
64% cần gia tăng các biện pháp khuyến khích việc sử dụng tiếng dân tộc của người DTTS trong giao tiếp
68% không đồng ý quan điểm “không cần phát huy tiếng dân tộc vì việc học diễn ra bằng tiếng Việt”
63% không đồng ý “việc sử dụng tiếng DTTS làm con người hạn chế nhiều cơ hội phát triển”
87% cho rằng nhu cầu giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ trong các em HS DTTS là rất cao.
62% cho rằng cần có những biện pháp khích lệ từ phía nhà trường để thúc đẩy việc dùng tiếng DTTS trong giao tiếp của các em HS người DTTS
72% cho rằng nếu GV biết tiếng DTTS sẽ khuyến khích việc giao tiếp bằng tiếng DTTS của HS trong nhà trường.
83% cho rằng cần duy trì tiếng DTTS với tư cách là cầu nối giữa HS với việc học tập bằng tiếng Việt được dễ dàng
84% việc thực thi các biện pháp bảo tồn tiếng nói của người DTTS đảm bảo quyền được phát huy và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc (trong đó có ngôn ngữ)
92% Bảo tồn tiếng DTTS thực chất là bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa của tộc người.
Bên cạnhđó thì vẫn có những CBQL và GV cho rằng việc song song phát triển cả tiếng mẹ đẻ của HS người DTTS và tiếng Việt trong giáo dục nhà trường tạo nhiều trở ngại cho việc học tập của các em (53%), 79% cho rằng hầu hết việc tiếp cận ngôn ngữ DTTS ở phạm vi trường học đều nhằm giúp HS người DTTS sử dụng tốt tiếng Việt, 25% cho rằngGV không cần biết tiếng DTTS vì sẽ không cần thiết trong dạy học môn học.
Có những nhận thức trên vì qua nhận xét của CBQL và GV thì 81 % nhận thấy hầu hết HS khi đến học ở trường THCS đều đã có vốn tiếng Việt khá thuận lợi cho việc học tập bằng tiếng Việt và đa số các em HS DTTS chỉ sử dụng tiếng dân tộc trong gia đình. Chính xuất phát từ những thực tế trên mà
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 51 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
nhiều CBQL và GV chưa đánh giá cao về vai trò cũng như ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho HS THCS là người DTTS.
2.3.2. Thực trạng giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho HS người DTTS trường THCS Thị Trấn và THCS Minh Cầm trên địa bàn huyện Ba Chẽ - tỉnh