8. Cấu trúc luận văn
1.3.1. Chính sách vềvấn đề bảo tồn ngôn ngữ các dân tộc thiếu số ở
nước trên thế giới
Các nhà ngôn ngữ học cho rằng mỗi năm có độ 12 ngôn ngữ trên thế giới bị tiêu vong. Có tài liệu đưa ra tỷ lệ 50 % ngôn ngữ sẽ bị vắng bóng trong vòng một thế kỷ, có thể sẽ có từ 2000 đến 3000 ngôn ngữ sẽ bị tiêu vong. Trong số 6500 ngôn ngữ đang được sử dụng khắp thế giới, chỉ còn lại khoảng 3500 - 4000 tiếng nói được truyền lại cho các thế hệ tiếp nối, số còn lại (2500 - 3000) chỉ được truyền lại rất ít, hoặc không được truyền lại. Michael Krauss tiên đoán rằng 90% ngôn ngữ thế giới sẽ bị biến mất vào cuối thế kỷ XXI. Vì vậy mà vấn đề bảo vệ ngôn ngữ dân tộc thiểu số và sử dụng ngôn ngữ dân tộc thiểu số trong giáo dục là một vấn đề phổ biến ở tất cả các quốc gia trên thế giới. [24]
Các chương trình về giáo dục song ngữ / đa ngữ (Bilingual / Multilingual education), giáo dục song ngữ trên cơ sở tiếng mẹ đẻ (Mother tongue based - Bilingual education) được hình thành và quan tâm chú trọng ở nhiều nước trên thế giới với mục đích giúp học sinh thiểu số, bản địa chuyển tiếp vào chương trình giáo dục chuẩn quốc gia và bảo tồn tiếng mẹ đẻ. Tuy nhiên mỗi nước có một cách hiểu và áp dụng trong hoàn cảnh cụ thể của mình với những tên gọi và mô hình khác nhau.
Tại Nga, vào các thế kỉ XIX và XX có một xu hướng mạnh mẽ là áp đặt tiếng Nga cho các dân tộc khác nhau sống ở nước Nga đế chế. Chính sách Nga hóa để lại ít dấu hơn dưới chế độ Xô Viết. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu xã hội cho thấy nhiều ngôn ngữ dân tộc chỉ được sử dụng thông tục mà thôi. Không có môn học nào ở phổ thông trung học được dạy bằng ngôn ngữ của các dân tộc. Đạo luật về ngôn ngữ ở Liên Bang Nga được thông qua năm 1990 tuyên bố rằng tất cả các ngôn ngữ là một phần di sản văn hóa, lịch sử, dân tộc được Nhà nước bảo hộ. Các chương trình của Nhà nước bảo tồn và phát triển ngôn ngữ của các dân tộc Nga đang được xem xét. Những chương trình này ngoài những vấn đề khác còn liên quan đến việc xuất bản các tác phẩm văn học
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 16 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
bằng ngôn ngữ của tất cả các dân tộc Nga, tài trợ cho nghiên cứu, đào tạo chuyên gia về các thứ tiếng và xây dựng một hệ thống giáo dục theo quan điểm nâng cao văn hóa ngôn ngữ của các dân tộc Nga.
Trước những năm 1965, Mỹ sử dụng chương trình giáo dục đơn ngữ, chỉ dạy duy nhất tiếng Mỹ mà không có một chương trình tiếng nước ngoài hay tiếng dân tộc thiểu số nào được sử dụng trong nhà trường nhằm hướng tới mục đích thống nhất quốc gia. Điều này khiến các học sinh thiểu số gặp khó khăn về ngôn ngữ và là một trong những nguyên nhân làm suy giảm chất lượng giáo dục cũng như bất đồng về chính trị ở nước này. Từ thập niên 1970 đến nay và nhất là sau sự kiện 9-11-2001, nước Mỹ xem việc đưa tiếng dân tộc thiểu số vào chương trình giáo dục là một biện pháp để phát triển giáo dục và bình ổn an ninh quốc gia. Lúc cực thịnh đầu thập niên 1980, tại Mỹ có 6553 trường dạy chương trình song ngữ và 145 tiếng mẹ đẻ khác nhau (Baker, 2011). Nay, có 343 chương trình giáo dục song ngữ với trên 10 thứ tiếng được thực hiện tại Mỹ.[29]
Tại Pháp từ năm 1794 đến năm 1951 có luật cấm sử dụng các ngôn ngữ thiểu số và các phương ngữ tiếng Pháp. Đến năm 1971, Pháp đã bỏ luật cấm sử dụng tiếng Breton, Basque, Catalan, Corsican. Tại Na Uy suốt 50 năm, tiếng Saami (người Lapps) bị cấm không được dạy cho người Saami, nhưng ngày nay đã có trường dạy tiếng này, đã có trung tâm văn hóa Saami. Thời gian gần đây, tại Tây Âu, người ta có ngân sách để làm sống lại, phục hồi các ngôn ngữ như Breton, Corsican ở Pháp, Wallis ở Anh; Fritz ở Hòa Lan... Tình trạng nguy cơ ngôn ngữ thiểu số bị tiêu vong và đe dọa tiêu vong đã khiến các nhà ngôn ngữ học, dân tộc học, sử học lo lắng mất đi những kho báu văn hóa trên thế giới. Tại Hội nghị Ngôn ngữ học Quốc tế lần thứ 14 tại Bá Linh, năm 1987, nhiều đại diện đã nói lên mối quan tâm này, không những sợ bị mất ngôn ngữ ở Ấn Độ, châu Đại Dương, mà còn ở châu Phi, Nam và Bắc Mỹ. Đến Hội nghị lần thứ 15 tháng 8 năm 1992 tại Quebec, Gia nã đại, chủ đề thảo luận chính là nguy cơ tiêu vong ngôn ngữ trên thế giới.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 17 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Singapore cũng là một quốc gia đa ngôn ngữ với 75% dân số nói tiếng Trung Quốc, 15% nói tiếng Melayu và 7% nói các thứ tiếng Ấn Độ. Theo lẽ thông thường về số đông, đất nước này có thể giành cho tiếng Trung Quốc vai trò là ngôn ngữ quốc gia duy nhất. Tuy nhiên, đứng trên mục đích hài hòa về địa lý, lịch sử, xã hội và đứng trên tính thực dụng, chính phủ Singapore đã công nhận có bốn ngôn ngữ là ngôn ngữ quốc gia chính thức, gồm có: tiếng Anh, tiếng Trung Quốc, tiếng Tamin, tiếng Melayu. Singapore rất coi trọng việc dạy và học song ngữ: một là tiếng Anh và một là trong ba thứ tiếng nói trên. Chính phủ Singapore đã thể hiện được tính công bằng xã hội, ý thức giữ gìn các giá trị bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc trong quốc gia.
Ở Campuchia, ngôn ngữ giảng dạy ở các cấp học của giáo dục là ngôn ngữ Khơ Me. Một số trường giảng dạy tiếng Việt, tiếng Trung như là một môn học. Gần đây, một số ngôn ngữ dân tộc thiểu số như Brao, Bunong, Kavet, Krung và Tampuan được làm ngôn ngữ giảng dậy ở các trường vùng cao phía Bắc. Đầu năm 2003, MOEYS đã phê chuẩn các hệ thống chữ viết trên cơ sở tiếng Khơ Me cho 5 ngôn ngữ được sử dụng ở cao nguyên. Hơn nữa, Campuchia đang phác thảo luật giáo dục mới trong đó có đề cập đến việc các dân tộc thiểu số “có quyền dạy học ở các trường công lập bằng tiếng bản địa” (điều 44).
Tại Lào, dự tính số lượng ngôn ngữ được sử dụng ở nước này là 82 (Grimes 2000, Leclerc 2004f). Ngôn ngữ giảng dạy ở các cấp học là tiếng Lào, là ngôn ngữ chính thức (Leclerc 2004f). Hiện nay các ngôn ngữ địa phương không được sử dụng trong giáo dục. Tuy nhiên ngôn ngữ địa phương được sử dụng trong ngông ngữ nói ở nhiều lớp học nếu giáo viên biết tiếng (Phommabouth 2004). Gần đây trẻ em một vài dân tộc thiểu số được dạy tiếng Lào như ngôn ngữ thứ hai.
Từ một vài ví dụ điển hình nêu trên, có thể thấy được rằng các quốc gia đa dân tộc đều xây dựng cho mình những chính sách về vấn đề bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho các dân tộc thiểu số. Chính sách ấy là nhân tố quan trọng góp phần đảm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 18 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
bảo sự phát triển bình đẳng giữa các dân tộc trong một quốc gia, sự bình ổn chính trị và sự phát triển chung của kinh tế, văn hóa và giáo dục.
1.3.2. Chính sách về vấn đề bảo tồn ngôn ngữ các dân tộc thiểu số của Đảng và Nhà nước ta
1.3.2.1. Thời kì từ 1930 - 1945
Văn kiện đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam tại Đại hội lần thứ I (3 - 1935) đã khẳng định:“Các dân tộc được sử dụng tiếng mẹ đẻ của mình trong sinh hoạt chính trị, kinh tế và văn hóa”.
Năm 1935, Đảng ra chỉ thị: “… các tỉnh có người dân tộc thiểu số phải dùng đủ phương pháp mà xuất bản báo chương, truyền đơn và các tài liệu khác bằng chữ dân tộc thiểu số.”
Đối với việc đưa tiếng dân tộc vào trường học, năm 1940, Đảng khẳng định: “mỗi dân tộc có quyền sử dụng tiếng mẹ đẻ trong nền giáo dục của mình”.
Đến năm 1941, Nghị quyết Hội nghị Trung ương một lần nữa nhấn mạnh:“Văn hóa của mỗi dân tộc sẽ được tự do phát triển tồn tại, tiếng mẹ đẻ của các dân tộc sẽ được tự do phát triển tồn tại và được bảo đảm”. [22]
1.3.2.2.Thời kì từ 1945 - 1975
Giai đoạn 1946 - 1954: chính sách dân tộc thiểu số bắt đầu quan tâm và phát triển công tác giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số (mở trường, lớp, đào tạo cán bộ người dân tộc thiểu số cho các cơ quan chỉ đạo địa phương) và “dùng tiếng mẹ đẻ trong việc giáo dục ở các địa phương thiểu số”. Điều 15, Hiến pháp năm 1946 có ghi nhận quyền được học tập bằng ngôn ngữ của đồng bào dân tộc thiểu số:“Nền sơ học cưỡng bách và không học phí, ở các trường sơ học địa phương, quốc dân thiểu số có quyền học bằng tiếng của mình.”
Giai đoạn 1954 - 1975: sau chiến thắng Điện Biên Phủ, miền Bác nước ta được giải phóng, quyền phát triển tiếng mẹ đẻ của các dân tộc thiểu số đã được ghi rõ vào Hiến pháp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 19 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Chương I, điều 3, Hiến pháp năm 1960 của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ghi rõ:“các dân tộc có quyền … dùng tiếng nói , chữ viết, phát triển văn hóa dân tộc mình”.
Nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ III (1960) cũng nhấn mạnh cần thiết phải “xây dựng chữ dân tộc ở những nơi cần thiết, thực hiện giáo dục phổ thông, phát triển văn nghệ dân tộc”. Ngoài ra còn có các thông tư của Bộ Giáo dục như thông tư 14/TT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 12 - 04 - 1962, hướng dẫn Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh thực hiện Nghị định 206/CP về dạy và học ngôn ngữ dân tộc.
Chỉ thị 84 của Bộ chính trị (1965) nói rõ:“Sử dụng chữ dân tộc là một nguyện vọng thiết thực của các dân tộc, cần tiếp tục nghiên cứu về mặt khoa học, đồng thời sử dụng rộng rãi ba thứ chữ Tày - Nùng, Mèo, Thái trên sách báo, trong các cơ quan hành chính và trong đời sống hàng ngày. Chống tư tưởng coi thường chữ dân tộc, ngại khó, không mạnh dạn phát triển việc học và sử dụng chữ dân tộc.”
Đến tháng 8 năm 1969, Hội đồng Chính phủ ra quyết định số 153/CP với những chỉ thị cụ thể về việc xây dựng chữ viết theo hệ Latinh cho tiếng Tày - Nùng, tiếng Mèo, tiếng Thái và các ngôn ngữ khác ở miền Bắc và việc tổ chức dạy “xen kẽ” tiếng Việt và tiếng các dân tộc thiểu số ở trường phổ thông cấp I.
1.3.2.3. Thời kì từ 1975 - nay
Sau khi đất nước hoàn toàn được giải phóng, Phủ thủ tướng Chính phủ đã chỉ thị cho “Tiểu ban tiếng nói và chữ viết các dân tộc thiểu số” - bao gồm: Uỷ ban Khoa học xã hội Việt Nam (trưởng tiểu ban), Uỷ ban Dân tộc Trung ương (Phó tưởng tiểu ban), Bộ Giáo dục, Bộ Đại học, Bộ Văn hóa - tiến hành khảo sát tình hình trong cả nước về vấn đề tiếng nói và chữ viết của các dân tộc thiểu số
Ngày 22 - 2 - 1980, Hội đồng Chính phủ đã ra quyết định 53 - CP, đề ra chính sách ngôn ngữ đối với các dân tộc thiểu số trong cả nước.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 20 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Ngoài ra, Luật Phổ cập giáo dục tiểu học năm 1991 cũng quy định:“Phổ cập giáo dục tiểu học được thực hiện bằng tiếng Việt. Các dân tộc thiểu số có quyền sử dụng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình song song với tiếng Việt để thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học”.
Đặc biệt là Thông tư của Bộ Giáo dục và Đào tạo số 01/GD-ĐT về “Hướng dẫn việc dạy tiếng nói và chữ viết dân tộc thiểu số” được ban hành ngày 3-2- 1997. Theo thông tư này, các vấn đề về sử dụng tiếng dân tộc trong giáo dục tập trung ở ba nội dung cơ bản sau: 1) Biên soạn giáo trình, chương trình học, kế hoạch dạy học, sách giáo khoa và các tài liệu cần thiết cho việc dạy học. 2) đào tạo tại chức và bồi dưỡng cho giáo viên. 3)xác định mức độ dạy học tiếng dân tộc ở các cấp học (mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên).
Tại khoản 2- điều 7- Luật sửa đổi, bổ sung Luật giáo dục năm 2009 cũng nêu rõ: “…Nhà nước tạo điều kiện để người dân tộc thiểu số được học tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, giúp cho học sinh người dân tộc thiểu số dễ dàng tiếp thu kiến thức khi học tập trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác. Việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số được thực hiện theo quy định của chính phủ”.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5, Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) về xây dựng về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc có nêu: “…Bảo tồn và phát triển ngôn ngữ, chữ viết của các dân tộc. Đi đôi với việc sử dụng tiếng nói, chữ viết phổ thông, khuyến khích thế hệ trẻ thuộc đồng bào các dân tộc thiểu số học tập, hiểu biết và sử dụng thành thạo tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình…”
Và gần đây nhất, ngày 14 - 1 - 2011, Chính phủ đã ban hành nghị định số 05/2011/NĐ-CP về công tác dân tộc, trong đó khẳng định:“Tiếng nói, chữ viết và truyền thống văn hóa tốt đẹp của các dân tộc được đưa vào chương trình giảng dạy trong các trường phổ thông, trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán chú, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm học tập
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 21 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
cộng đồng, trường dạy nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học phù hợp với địa bàn vùng dân tộc”. ([22],[8])
Có thể nói, chính sách của Đảng và Nhà nước ta trước sau như một nhằm mục đích bảo vệ, phổ biến và phát triển tiếng mẹ đẻ của các dân tộc thiểu số.