Nguyên nhân

Một phần của tài liệu giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh dân tộc thiểu số các trường trung học cơ sở tỉnh quảng ninh (Trang 91 - 93)

8. Cấu trúc luận văn

2.4.2.Nguyên nhân

Có thể thấy đa số HS người DTTS khi bước vào cấp THCS thì các em đã có khả năng sử dụng tiếng Việt một cách thành thạo, vì thế phần lớn các hoạt động giáo dục, dạy học, giao tiếp trong nhà trường THCS phần lớn được diễn ra bằng tiếng Phổ thông. Điều này khiến cho tiếng DTTS trở nên yếu thế trong phạm vi nhà trường.

HS là người dân tộc khác nhau (Dao, Tày, Sán Chỉ, Kinh…) trong cùng lớp học, trường học nên công tác giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho HS DTTS gặp nhiều khó khăn.

Các chương trình giáo dục, các điều kiện pháp lý, những nội dung dạy học và nhiều hoạt động khác diễn ra trong nhà trường không yêu cầu việc sử dụng tiếng tộc người mới có thể thực hiện được. Vì thế đa số CBGV và HS DTTS cho rằng việc có những biện pháp đưa vào sử dụng tiếng DTTS là không quá cần thiết.

Các chương trình, các dự án của những tổ chức xã hội như UNICEF hay SEVEN CHILDREN phối hợp với phòng và sở GD-ĐTtrên địa bàn tỉnh Quảng Ninh về công tác giác dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh DTTS cũng chủ yếu thực hiện đối với cấp Mầm non và Tiểu học chứ chưa duy trì được hiệu quả đối với cấp THCS.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 82 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Kết luận chƣơng 2

Qua phân tích kết quả khảo sát thực trạng thực hiện công tác giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh DTTS ở 2 trường THCS trên địa bàn huyện Ba Chẽ - tỉnh Quảng Ninh đó là trường THCS Thị Trấn và trường THCS Minh Cầm, chúng tôi có một số kết luận sơ bộ sau:

Đa số CBQL, GV và HS đã nhận thức công tác giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho HS DTTS ở các trường THCS là cần thiết và có ý nghĩa trong việc bảo tồn văn hóa tộc người.

HS DTTS có nhu cầu khá cao về việc sử dụng tiếng mẹ đẻ trong giao tiếp nhưng nhu cầu này bị hạn chế vì các hoạt động học tập và giáo dục trong nhà trường THCS chủ yếu được thực hiện bằng tiếng Phổ thông.

Khả năng sử dụng tiếng DTTS trong giao tiếp của các GV chưa cao, đa số chỉ ở mức biết chút ít vài câu giao tiếp thông dụng và chủ yếu là do GV tự học.

Trường THCS Thị Trấn và trường THCS Minh Cầm đã có các hoạt động nhằm khuyến khích và tạo môi trường để GV và HS DTTS sử dụng tiếng DTTS trong giao tiếp cũng như trong học tập nhưng nhìn chung các hoạt động này chưa được diễn ra thường xuyên.

Đa số CBQL và GV đã quan tâm đến công tác giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho HS DTTS và tham gia vào những hoạt động nhằm khuyến khích cũng như tạo môi trường giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ cho HS DTTS nhưng chủ yếu là ở mức độ thỉnh thoảng chứ chưa thực sự thường xuyên

Có thể thấy các hoạt động giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho HS DTTS ở trường THCS Thị Trấn và THCS Minh Cầm còn chưa đồng bộ, chưa thường xuyên và chưa đạt được những hiệu quả như mong đợi.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 83 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Trên cơ sở thực trạng trên có thể thấy việc đẩy mạnh công tác giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh DTTS các trường THCS tỉnh Quảng Ninh là một nhiệm vụ rất cần thiết và cấp bách.

Chƣơng 3

BIỆN PHÁP GIÁO DỤC BẢO TỒN

TIẾNG MẸ ĐẺCHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ NGƢỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ

Một phần của tài liệu giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh dân tộc thiểu số các trường trung học cơ sở tỉnh quảng ninh (Trang 91 - 93)