Thực trạng giao tiếp bằng tiếng DTTScủa GV ở trườngTHCS

Một phần của tài liệu giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh dân tộc thiểu số các trường trung học cơ sở tỉnh quảng ninh (Trang 72 - 74)

8. Cấu trúc luận văn

2.3.3.Thực trạng giao tiếp bằng tiếng DTTScủa GV ở trườngTHCS

Qua việc tổng hợp số liệu thu được ở câu hỏi số 3 (phụ lục 1), câu hỏi số 4 (phụ lục 2) và xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê toán học, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 2.9: Thực trạng giao tiếp bằng tiếng DTTS của GV trƣờng THCS Thị Trấn và THCS Minh Cầm, huyện Ba Chẽ - tỉnh Quảng Ninh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 63 http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Đối tƣợng Thực trạng CBQL (n = 8) GV (n = 45) HS DTTS (n = 120) SL % SL % SL % I 2 24 13 29 30 25 II 3 38 22 49 41 34 III 3 38 8 18 29 24 IV 0 0 2 4 20 17 Ghi chú:

I: Giao tiếp tốt II: Giao tiếp được một vài câu đơn giản III: Có thể nghe nhưng k nói được IV: K giao tiếp được

Khi được hỏi:“thầy/ cô có tham gia lớp bồi dưỡng tiếng dân tộc hay không ?”, chúng tôi thu được kết quả như sau:

CBQL (8): 2 người có tham gia 6 người không tham gia

GV (45): 14 người có tham gia 31 người không tham gia

Có thể nhận thấy đa số khả năng sử dụng tiếng DTTS của các CBQL và GV là do bản thân họ là người DTTS nên biết sử dụng tiếng của dân tộc mình hoặc do quá trình tự học, tự rèn luyện qua những năm công tác tại địa phương và qua việc giao tiếp thường xuyên với người DTTS. Ít CBQL và GV được tham gia lớp học, bồi dưỡng về tiếng DTTS.

-Đánh giá của HS:

Khi đưa ra nhận định:“Nếu GV có thể sử dụng tiếng DTTS trong giao tiếp, HS sẽ cảm thấy cởi mở và gần gũi hơn” chúng tôi thu được kết quả là 98% học sinh DTTS đều hoàn toàn đồng ý với nhận định trên. Có thể thấy, mong muốn của các em về việc giáo viên có thể sử dụng tiếng DTTS là rất cao. Nhưng trên thực tế vẫn có những GV không sử dụng được tiếng DTTS.

Có thể thấy HS đánh giá phần lớn các GV chỉ biết đôi chút tiếng DTTS hoặc có thể nghe nhưng không biết nói. Số lượng GV có thể giao tiếp tốt bằng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 64 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tiếng DTTS theo các em đánh giá chỉ chiếm 25%. Và 74% HS cho rằng các em gặp khó khăn trong học tập và giao tiếp vì thầy cô không hiểu tiếng DTTS.

Khi trao đổi trực tiếp với một số học sinh DTTS, các em chia sẻ rằng có những nội dung kiến thức mới lạ với các em khiến các em khó khăn trong việc diễn đạt bằng tiếng phổ thông nhưng vì giáo viên không biết tiếng DTTS nên các em cũng không thể diễn đạt bằng tiếng mẹ đẻ của mình.

-Đánh giá của GV và CBQL:

Qua số liệu thể hiện ở bảng 2.9 chúng ta nhận thấy đa số GV biết tiếng DTTS nhưng khả năng sử dụng chưa cao.

Đa số những GV giao tiếp tốt tiếng DTTS vì bản thân họ là người DTTS. Trong số đó chỉ có 1 người là GV người Kinh nhưng đã có 34 năm kinh nghiệm công tác tại khu vực DTTS.

Khi chúng tôi trao đổi với 2 GV không biết sử dụng tiếng DTTS thì được biết cả 2 đều là người dân tộc Kinh và mới chuyển công tác từ thành phố đến nên không biết tiếng DTTS. 2 GV cũng cho biết họ gặp phải một số khó khăn trong công tác khi không thể nghe và giao tiếp bằng tiếng DTTS.

Trong số 8 CBQL mà chúng tôi chọn làm đối tượng khảo sát thì có 2 người là người dân tộc Tày và đó cũng là 2 người có thể giao tiếp tốt bằng tiếng DTTS. Còn lại 6 CBQL là người dân tộc Kinh thì khả năng giao tiếp bằng tiếng DTTS còn hạn chế.

2.3.4. Thực trạng công tác giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh DTTS ở trường THCS Thị Trấn và THCS Minh Cầm, huyện Ba Chẽ, Quảng Ninh

Một phần của tài liệu giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh dân tộc thiểu số các trường trung học cơ sở tỉnh quảng ninh (Trang 72 - 74)