8. Cấu trúc luận văn
1.4.3. Giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho HSTHCS người DTTS
1.4.3.1. Mục tiêu giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho HS THCS người DTTS
Mục tiêu của việc giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh DTTS ở các trường THCS là giúp các em có thể hòa nhập vào chương trình giáo dục quốc gia, nâng cao chất lượng GD vùng DTTS và đồng thời bảo tồn ngôn ngữ của các DTTS, giữ gìn bản sắc văn hóa của các dân tộc.
1.4.3.2. Nội dung giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh Trung học cơ sở là người dân tộc thiểu số
(i) Giáo dục HS DTTS nhận thức đúng đắn về vai trò, ý nghĩa của bảo tồn tiếng mẹ đẻ
Những học sinh DTTS ở cấp THCS đều đã có khả năng sử dụng tiếng Việt một khá thành thạo nhờ sự tiếp xúc thường xuyên với các phương tiện truyền
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 28 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
thông hiện đại và thành quả của quá trình dạy tiếng Việt ở các cấp học dưới. Chính vì thế mà các em sẽ tự đặt ra cho mình những câu hỏi: có còn cần thiết phải sử dụng tiếng mẹ đẻ nữa hay không? sử dụng tiếng mẹ đẻ có ý nghiã và tác dụng gì? Công tác giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh THCS là người DTTS trước hết cần giáo dục cho các em thấy được việc bảo tồn tiếng mẹ đẻ là vô cùng quan trọng. Việc sử dụng và bảo tồn tiếng mẹ đẻ không chỉ giúp cho các em học tiếng Việt tốt hơn mà còn hướng đến một mục đích cao hơn đó là nhằm lưu giữ và phát huy được các giá trị bản sắc của văn hóa dân tộc thông qua việc bảo tồn ngôn ngữ của dân tộc đó, đảm bảo sự phong phú về ngôn ngữ và văn hóa dân tộc. Qua quá trình giáo dục ở nhà trường giúp các em học sinh nhận thức và hiểu được vai trò tầm quan trọng của tiếng DTTS trong sự phát triển chung của cộng đồng, không chỉ đơn giản vì đó là ngôn ngữ các em vẫn sử dụng trong giao tiếp hàng ngày khi trở về với cộng đồng, gia đình mà còn là giá trị tinh thần, giá trị văn hóa nuôi dưỡng tâm hồn của các em từ thời thơ bé cho đến khi trưởng thành.
(ii) Giáo dục cho HS thái độ đúng đắn, tích cực trong việc sử dụng và bảo tồn tiếng mẹ đẻ
Từ việc đã có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng và ý nghĩa của việc bảo tồn tiếng DTTS thì công tác giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh DTTS ở các trường THCS còn cần phải giáo dục cho các em có thái độ đúng đắn đó là cảm thấy tự hào về ngôn ngữ, về bản sắc văn hóa của dân tộc mình và thấy được rằng bản thân mình là thế hệ trẻ cần phải có nghĩa vụ, trách nhiệm trong công tác bảo tồn tiếng mẹ đẻ của dân tộc, từ đó các em sẽ tự ý thức và tích cực hơn trong vấn đề này. Giáo dục giúp các em học sinh người DTTS tự hào về tiếng nói của tộc người mình, cảm thấy tự tin khi giao tiếp bằng tiếng DTTS đồng thời có ý thức làm phong phú tiếng mẹ đẻ qua quá trình giao tiếp của các em hàng ngày.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 29 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Cần giáo dục cho các em tính tự giác, chủ động trong việc tìm tòi, nghiên cứu và rèn luyện khả năng sử dụng tiếng mẹ đẻ của dân tộc mình.
(iii)Tổ chức điều kiện, môi trường khuyến khích HS được rèn luyện và sử dụng tiếng mẹ đẻ
Nội dung giáo dục này cần hướng tới sự liên hệ, gắn bó , hợp tác của các lực lượng giáo dục trong công tác giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh DTTS ở các trường THCS. Nhà trường, gia đình và xã hội cùng tạo môi trường tiếng DTTS để các em có cơ hội sử dụng tiếng mẹ đẻ của mình một cách thường xuyên và rộng rãi hơn.
Môi trường tiếng DTTS được hiểu là các điều kiện tự nhiên, xã hội, các phương tiện hoạt động trong và ngoài nhà trường có tác động đến quá trình học tập, rèn luyện và sử dụng tiếng mẹ đẻ của các em HS người DTTS. Để có thể hình thành được môi trường tiếng DTTS thì cần có sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội để các em có thể có cơ hội được sử dụng tiếng DTTS một cách thường xuyên, liên tục và rộng rãi hơn.
Nhìn chung, nội dung của công tác giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh DTTS hướng đến ba khía cạnh đó là: nhận thức, thái độ và năng lực sử dụng tiếng mẹ đẻ của học sinh DTTS.
1.4.3.3. Hình thức giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho HS THCS người DTTS (i). Giáo dục song ngữ
Giáo dục song ngữ (bilingual education) hiểu theo nghĩa chung nhất là sử dụng hai hoặc hơn hai ngôn ngữ để học tập, mỗi ngôn ngữ dạy nội dung môn học chứ không chỉ dạy ngôn ngữ. Giáo dục song ngữ là một khái niệm được sử dụng phổ biến hầu như trên toàn thế giới đặc biệt là với những quốc gia đa ngôn ngữ. Tuy nhiên, ở mỗi một nước sẽ có cách hiểu và sử dụng với nhiều mô hình, cách tổ chức khác nhau. Giáo dục song ngữ hướng tới mục đích là giúp học sinh là người dân tộc thiểu số có thể hòa nhập vào chương trình giáo dục
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 30 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
quốc gia và đồng thời bảo tồn được tiếng mẹ đẻ của dân tộc mình, giữ gìn được bản sắc văn hóa của dân tộc qua tiếng mẹ đẻ.
Căn cứ vào mục tiêu, mức độ, thời lượng và độ dài của chương trình thì có thể chia giáo dục song ngữ thành các nhóm sau: giáo dục song ngữ yếu và giáo dục song ngữ mạnh.
Giáo dục song ngữ yếu: là chương trình giáo dục song ngữ chủ yếu nhằm mục đích giúp những học sinh là người dân tộc thiểu số có thể chuyển tiếp một cách dễ dàng hơn sang chương trình giáo dục quốc gia. Với chương trình này thì tiếng mẹ đẻ của học sinh thiểu số chỉ được học trong một thời gian ngắn. Khi học sinh có thể học được trong chương trình giáo dục chuẩn chính khóa quốc gia thì chữ quốc ngữ cũng hết vai trò. Do đó tiếng mẹ đẻ sẽ có nguy cơ bị lãng quên và thay thế bởi quốc ngữ. Mục tiêu của chương trình này là nhằm đồng hóa và hội nhập các cộng đồng thiểu số bản địa. Chương trình này còn có tên gọi “giáo dục song ngữ chuyển tiếp” (Transitional Bilingual Education) thường kéo dài từ một học kì đến ba năm, nhiều nhất là năm năm hay hết bậc tiểu học.
Giáo dục song ngữ mạnh: chương trình này có mục đích bảo tồn, phát huy tiếng mẹ đẻ của các dân tộc thiểu số, phát huy việc thành thạo cả hai hay nhiều ngôn ngữ. Thực chất chương trình này có thể được hiểu là chương trình song ngữ chuyển tiếp tiến hành kéo dài và lên đến lớp 9 hoặc lâu hơn nữa. Nếu như ở chương trình song ngữ yếu, khi học sinh có thể sử dụng thành thạo quốc ngữ, việc dạy tiếng mẹ đẻ sẽ được dừng lại thì ở chương trình giáo dục song ngữ mạnh, tiếng mẹ đẻ được duy trì từ 5-10% so với thời lượng lên lớp (khoảng 1-2 tiết học trong 1 tuần). Do đó mà tiếng mẹ đẻ không bị lãng quên và không bị thay thế hoàn bởi quốc ngữ. [1]
Ở Việt Nam, cho đến năm 2001, Trung tâm nghiên cứu giáo dục dân tộc đã xây dựng được 16 chương trình dạy tiếng dân tộc cho 9 thứ tiếng, 60 cuốn sách giáo khoa, 8 cuốn từ điển so sánh Việt - Dân tộc, triển khai dạy tiếng dân tộc cho 29 tỉnh thành trong cả nước. Căn cứ vào chương trình 120 tuần nhằm đáp ứng đa dạng đặc thù miền núi và vùng dân tộc, cán bộ chương trình, sách
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 31 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
giáo khoa dạy tiếng Việt và tiếng mẹ đẻ cho học sinh dân tộc cũng được biên soạn và giảng dạy theo các hình thức:
a. Dạy tiếng dân tộc như một bộ môn
b.Dạy tiếng dân tộc như một ngôn ngữ giảng dạy c. Dạy tiếng mẹ đẻ như một chuyển ngữ
d.Tiếng Việt là ngôn ngữ để giảng dạy
UNICEF thí điểm thực hiện Giáo dục song ngữ trên cơ sở tiếng mẹ đẻ ở ba tỉnh: Lào Cai, Gia Lai và Trà Vinh (2008 - 2015). Các tài liệu giáo dục song ngữ như sách giáo khoa, các đồ dùng và dụng cụ có in tiếng dân tộc thiểu số, cùng với việc tập huấn các kĩ năng dạy song ngữ trên cơ sở tiếng mẹ đẻ cho giáo viên. [25]
Ngoài ra Save Children còn có dự án dạy tiếng Việt như ngôn ngữ thứ hai theo phương pháp song ngữ cho học sinh thiểu số tại một số tỉnh Quảng Ninh, Yên Bái, Quảng Trị (2006 - 2014). [1]
Nhưng có thể nhận thấy, các chương trình giáo dục song ngữ ở Việt Nam chủ yếu hướng vào đối tượng chính là lứa tuổi trẻ Mẫu giáo và học sinh Tiểu học mà chưa trú trọng duy trì và đẩy mạnh ở lứa tuổi học sinh Trung học cơ sở.
(ii). Thông qua việc tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp với các chủ đề và chủ điểm khác nhau, trong đó có những chủ đề liên quan đến nội dung giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc có thể thực hiện được nội dung giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh DTTS.
Chủ đề “uống nước nhớ nguồn”: có thể qua chủ đề đó giáo dục cho các em về lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc, về các giá trị văn hóa bản sắc cội nguồn từ đó hình thành cho các em lòng tự hào dân tộc và ý thức về việc giữ gìn và phát huy ngôn ngữ cũng như bản sắc văn hóa dân tộc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 32 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Chủ đề “mừng Đảng ,mừng xuân”: có thể lồng ghép vào đó một phần nội dung về các chính sách của Đảng và Nhà nước trong vấn đề dân tộc và bảo tồn ngôn ngữ DTTS (có thể qua hình thức tọa đàm, hội thi tìm hiểu...)
Chủ đề “hòa bình hữu nghị”: có thể thông qua các hoạt động của chủ đề trên để giáo dục cho các em thấy được bình đẳng, hữu nghị giữa các dân tộc trong nước và cá dân tộc trên toàn thế giới.
Đối với học sinh cuối cấp đã là Đoàn viên thanh niên sẽ có các chủ đề có thể lồng ghép vào đó nội dung giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh DTTS như: “thanh niên với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc”(chủ đề tháng 1).
Ngoài ra còn có rất nhiều những chủ điểm, những nội dung giáo dục ngoài giờ lên lớp khác cần được lựa chọn và lồng ghép một cách hợp lý, tinh tế với nội dung giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh DTTS ở các trường THCS.
Những hình thức tổ chức cụ thể của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp rất phong phú, có thể ứng dụng linh hoạt vào công tác giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh DTTS như:
Hình thức tổ chức hội thi tìm hiểu về tiếng mẹ đẻ của học sinh người DTTS trên địa bàn: Thông qua việc nghiên cứu, giải quyết các câu hỏi, các yêu cầu trong mỗi phần thi sẽ giúp các em có thêm kiến thức về ngôn ngữ, về bản sắc văn hóa của các dân tộc và có hứng thú cũng như cơ hội để sử dụng tiếng mẹ đẻ của mình.
Hình thức tổ chức các buổi tọa đàm giữa HS DTTS với GV về vấn đề bảo tồn ngôn ngữ các DTTS:Thông qua các buổi tọa đàm, HS và GV cùng trao đổi những thông tin, những kiến thức về vấn đề bảo tồn tiếng mẹ đẻ, từ đó cùng đưa ra những biện pháp cụ thể để bảo tồn tiếng DTTS, đồng thời cũng là môi trường hoạt động tập thể để các em có cơ hội sử dụng tiếng DTTS và giúp GV -
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 33 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
HS hiểu nhau hơn. Trong quá trình tọa đàm, có thể khuyến khích GV và HS sử dụng tiếng DTTS để trình bày quan điểm, ý kiến cá nhân của mình.
Hình thức thành lập các câu lạc bộ “giữ gìn tiếng nói dân tộc” hay “bảo tồn tiếng mẹ đẻ”. Thông qua việc thành lập và hoạt động của các câu lạc bộ giúp cho các em HS DTTS tự cùng nhau tìm hiểu, sưu tầm tài liệu về tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình. Cũng từ đó tạo cho học sinh những môi trường hoạt động để các em có thể sử dụng tiếng mẹ đẻ của mình.
Ngoài ra còn có rất nhiều hình thức cụ thể khác trong hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có thể sử dụng linh hoạt để góp phần thực hiện công tác giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh DTTS ở các trường THCS.
(iii). Giao tiếp hàng ngày giữa giáo viên - học sinh
GV là đối tượng giao tiếp rất thường xuyên với HS DTTS vì thế một trong những hình thức để bảo tồn tiếng mẹ đẻ của HS DTTS chính là thông qua hoạt động giao tiếp hàng ngày giữa GV - HS.
Đối với GV bộ môn, có thể sử dụng tiếng DTTS trong dạy học khi cần thiết. Ví dụ như một số nội dung, khái niệm trong bài học quá mới mẻ, lạ lẫm đối với HS DTTS mà các em chưa từng được gặp, được biết đến trong vốn kinh nghiệm sống trước đây. Nếu GV sử dụng tiếng Phổ thông để giải thích thì các em sẽ khó có thể hiểu được nên GV có thể sử dụng tiếng DTTS để diễn đạt và truyền tải đến các em thì sẽ có hiệu quả cao hơn.
Đối với GV chủ nhiệm, việc sử dụng tiếng DTTS trong giao tiếp với HS DTTS sẽ giúp ích cho GV rất nhiều trong việc gần gũi và hiểu các em hơn. GV chủ nhiệm có thể sử dụng tiếng DTTS để giao tiếp với các em trong những tiết sinh hoạt lớp, sinh hoạt mười năm phút đầu giờ hoặc các hoạt động tập thể khác của lớp.
Thông qua việc thường xuyên sử dụng tiếng DTTS để giao tiếp với HS là người DTTS không chỉ giúp cho GV thuận lợi hơn trong hoạt động dạy
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 34 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
học và giáo dục mà còn tạo được điều kiện, môi trường để các em có thể sử dụng tiếng mẹ đẻ của mình một cách tự tin thường xuyên và hiệu quả hơn trong phạm vi nhà trường.
(iv). Thông qua quá trình dạy học
Với nội dung của các bộ môn như giáo dục công dân, văn học, địa lý rất phù hợp với việc lồng ghép vào đó nội dung giáo dục ý thức bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho HS DTTS. Cụ thể như:
Với môn giáo dục công dân có những nội dung về giáo dục lòng yêu nước, yêu dân tộc, mà qua những nội dung đó có thể lồng ghép cho các em thấy một trong những cách thể hiện của lòng yêu nước, yêu dân tộc chính là việc yêu và giữ gìn ngôn ngữ của dân tộc mình. Hay trong nội dung về giáo dục pháp luật có thể qua đó tuyên truyền cho các em biết về những chính sách của Đảng và Nhà nước trong vấn đề bảo tồn tiếng DTTS, để các em hiểu rõ hơn về quyền và trách nhiệm của bản thân trong việc bảo tồn tiếng mẹ đẻ của chính mình.
Với môn Văn học, trong các giờ đọc thêm có thể dành cho các em đọc và tìm hiểu những tác phẩm văn học mang đậm tính DTTS, những tác phẩm thơ ca, truyện cổ được viết hoặc truyền miệng bằng tiếng DTTS. Từ đó giúp các em có điều kiện, cơ hội để tìm hiểu và rèn luyện về khả năng sử dụng tiếng mẹ đẻ của mình.
Với môn địa lý, khi giảng về nội dung địa lý khu vực, vùng miền, GV có thể đề cập đến sự phong phú về văn hóa và ngôn ngữ của các vùng miền. Từ đó, giáo dục cho các em ý thức, trách nhiệm về việc bảo tồn tiếng DTTS để giữ gìn sự đa dạng về ngôn ngữ cũng như văn hóa dân tộc.
(v). Giáo dục bảo tồn thông qua các phương tiện truyền thông