Mối quan hệ giữa bảo tồn tiếng mẹ và phát huy các giá trị

Một phần của tài liệu giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh dân tộc thiểu số các trường trung học cơ sở tỉnh quảng ninh (Trang 31 - 35)

8. Cấu trúc luận văn

1.4.1.Mối quan hệ giữa bảo tồn tiếng mẹ và phát huy các giá trị

hóa dân tộc

Như chúng ta đã biết, ngôn ngữ đóng vai trò quyết định trong sự phát triển vì: ngôn ngữ góp phần thúc đẩy đa dạng văn hóa và đối thoại liên văn hóa;góp phần tăng cường hợp tác; ngôn ngữ mở ra cho mọi người một nền giáo dục có chất lượng; xây dựng các xã hội tri thức; Bảo tồn di sản văn hóa; huy động thiện chí chính trị để áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào phát triển bền vững, … Có thể nói ngôn ngữ tác động phức hợp đến các mảng trong đời sống xã hội trong đó có văn hóa.Theo J.A.Fishman cho rằng, mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa được nhìn thấy ở ba biểu hiện:

- Ngôn ngữ là một phần của văn hóa

- Ngôn ngữ là một chỉ số của văn hóa (theo nghĩa nó tiết lộ cách suy nghĩ và tổ chức kinh nghiệm của một cộng đồng)

- Ngôn ngữ là biểu trưng của văn hóa.

Còn theo Claire Kramsch, mối quan hệ ấy cũng ba biểu hiện chính:

- Ngôn ngữ diễn tả thực tại văn hóa (các từ ngữ con người sử dụng, để có thể hiểu được, bao giờ cũng liên hệ với những kinh nghiệm chung và những kho kiến thức mà một cộng đồng đã tích lũy và chia sẻ)

- Ngôn ngữ nhập thể vào hiện thực văn hóa (bằng cách tạo những kinh nghiệm mới qua phương tiện ngôn ngữ)

- Ngôn ngữ biểu tượng hóa thực tại văn hóa (ngôn ngữ là một hệ thống ký hiệu trong khi chính hệ thống này, tự nó, đã là một giá trị văn hóa)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 22 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Tác giả Phạm Đức Dương cho rằng “Nếu như văn hoá là tổng thể những hệ thống các tín hiệu khổng lồ mang tính thiết chế xã hội, bao trùm lên mọi hoạt động của một cộng đồng người nhất định, thì ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu quan trọng bậc nhất được xây dựng trên quan hệ biểu trưng văn hoá của loài người”.

Theo tác giả Trần Ngọc Thêm, việc nghiên cứu quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá đã trải qua 3 thời kì, kể từ Humboldt cuối thế kỉ XIX với luận điểm coi “ngôn ngữ là linh hồn của dân tộc”. Thời kì thứ 2 từ những năm 1930 với E.Sapir và B. Whorf, thời kì thứ 3 là từ những năm 1950 với Claude Levi- Strauss và hiện nay là thời kì thứ 4, quan tâm đến mối quan hệ giữa ngôn ngữvà văn hoá nói chung.Theo Trần Ngọc Thêm, mối quan hệ bộ phận - toàn thể giữa hai đối tượng ngôn ngữ và văn hoá dẫn đến quan hệ tương hỗ giữa hai thành phần ngôn ngữ và văn hoá học. Ngôn ngữ có thể giúp gì cho việc xây dựng văn hoá học lí thuyết và ngược lại. [13]

Tác giả Trần Trí Dõi bàn về mối quan hệ giữa văn hóa và ngôn ngữ trong bài viết “mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa nhìn từ bình diện ngôn ngữ là

chứng tích của văn hóa” đã chỉ ra nghiên cứu ngôn ngữ trong mối quan hệ với

văn hóa thì có hai cách tiếp cận khác nhau: Cách tiếp cận thứ nhất, coi ngôn ngữ như một thực thể văn hóa; Cách tiếp cận thứ hai, coi ngôn ngữ như một chứng tích của văn hóa.[10]

Dựa trên các ý kiến của nhiều tác giả, chúng tôi khái quát mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa nhìn nhận theo khía cạnh chức năng xã hội của ngôn ngữ và văn hóa với một số nét cơ bản sau:

Ngôn ngữ là yếu tố cấu thành lên văn hóa và đồng thời là phương tiện để lưu giữ, truyền tải văn hóa:

Ở Việt Nam, khi xác định một dân tộc nào đó cần dựa trên ba tiêu chí, đó là: 1) có chung tiếng nói (ngôn ngữ mẹ đẻ), 2) có chung những đặc điểm sinh hoạt văn hóa (đặc trưng văn hóa), 3) có cùng ý thức tự giác, tự nhận cùng một

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 23 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

dân tộc. Có thể thấy bản thân ngôn ngữ đã là một dấu hiệu đặc trưng để nhận biết văn hóa của mỗi cộng đồng, mỗi dân tộc. Khi bàn về khái niệm “văn hóa tộc người”, Ngô Đức Thịnh đã từng đưa ra nhận định:“Nó là tổng thể các yếu tố về tiếng nói, chữ viết, sinh hoạt văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần, các sắc thái tâm lý và tình cảm, phong tục và nghi lễ… khiến người ta phân biệt tộc người này với các tộc người khác, văn hóa tộc người là nền tảng nảy sinh và phát triển ý thức tộc người”.[21]. Vậy có thể thấy trong các thành tố để cấu thành nên văn hóa tộc người, trước tiên phải kể đến ngôn ngữ của tộc người đó.

Ngôn ngữ có hai chức năng xã hội cơ bản: (1) Ngôn ngữ là công cụ của tư duy. (2) Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp.

Văn hóa cũng có hai chức năng xã hội cơ bản: (1) Chi phối ứng xử và giao tiếp trong cộng đồng. (2) Biểu hiện đặc trưng cộng đồng (tức là đánh dấu bản sắc của một cộng đồng nhất định).

Xét về chức năng xã hội đầu tiên của ngôn ngữ “ngôn ngữ là công cụ của tư duy” ta thấy, văn hóa không tự nhiên sinh trong chốc lát, không phải loài động vật nào cũng có mà chỉ có ở con người trải qua nhiều thế hệ, nhiều giai đoạn mới có thể hình thành lên văn hóa. Dù là những sản phẩm văn hóa vật chất (chùa chiền, miếu mạo, đình làng, trống đồng,…) hay cho đến những sản phẩm văn hóa phi vật chất (lễ hội, nghi lễ, ca dao, tục ngữ, truyện cổ, hát đối…) cũng đều là những sản phẩm của quá trình tư duy mà con người phải sử dụng ngôn ngữ làm công cụ để thực hiện. Những sản phẩm văn hóa vật chất và phi vật chất của mỗi dân tộc qua nhiều thế hệ tạo nên tính bản sắc, tính đặc trưng riêng của mỗi dân tộc đó. Vậy có thể khẳng định: phải có ngôn ngữ thì con người mới có thể thực hiện quá trình tư duy và đồng thời phải thực hiện quá trình tư duy thì con người mới có thể hình thành nên các giá trị văn hóa của dân tộc, của cộng đồng mình. Chính vì thế không thể phủ nhận vai trò của ngôn ngữ mỗi dân tộc trong việc hình thành nên văn hóa của dân tộc đó. Có thể hiểu,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 24 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

bản thân ngôn ngữ đã là một giá trị văn hóa và không những thế nó còn là công cụ để hình thành nên các giá trị văn hóa khác.

Xét về chức năng xã hội thứ hai của ngôn ngữ “ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp”: văn hóa không phải là do một cá nhân có thể sáng tạo ra mà đó là sản phẩm của cả một cộng đồng, của rất nhiều thế hệ hình thành và đúc góp lại. Mỗi dân tộc có những nét đặc trưng văn hóa riêng tạo nên bản sắc của họ. Vậy làm thế nào để các cá nhân, các thế hệ trong cùng một dân tộc có thể cùng nhau hình thành lên văn hóa của dân tộc mình và có thể giữ gìn được những nét văn hóa ấy qua thời gian cho đến ngày nay. Trước hết là nhờ giao tiếp, dùng tiếng nói của dân tộc mình để chia sẻ, để truyền tải những nhưng kinh nghiệm, những hiểu biết của bản thân. Ngoài hình thức truyền miệng thì con người có thể thông qua việc ghi chép các văn tự, các cuốn sách…bằng chữ viết của dân tộc mình để có thể lưu giữ các giá trị văn hóa của dân tộc.. Và họ sẽ dùng ngôn ngữ, tiếng nói của chính dân tộc mình để giao tiếp, để thực hiện những việc vừa nêu trên.

Vì thế có thể khẳng định, ngôn ngữ là yếu tố cấu thành lên văn hóa và đồng thời là phương tiện để lưu giữ, truyền tải văn hóa. Chính vì thế, khi tiếng mẹ đẻ của một dân tộc bị mai một thì nền văn hóa của dân tộc đó cũng đứng trước nguy cơ bị tiêu vong và sự đa dạng văn hóa của nhân loại sẽ bị thu hẹp.

Văn hóa của mỗi dân tộc chứa đựng trong ngôn ngữ của chính dân tộc đó:

Mỗi dân tộc sáng tạo ra tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình để nhằm diễn đạt lại cuộc sống của chính họ. Vì thế tiếng mẹ đẻ của mỗi dân tộc giống như một “kho lưu trữ ký ức văn hóa” của mỗi cộng đồng. Trong bản thân ngôn ngữ của mỗi dân tộc đã chứa đựng trong đó những nét bản sắc và đời sống văn hóa của họ. Thông thường thì trình độ sử dụng một ngôn ngữ (nghe, nói, đọc, viết) được quyết định bởi hai yếu tố: thứ nhất là sự am hiểu về ngôn ngữ đó và thứ hai là sự am hiểu về kiến thức văn hóa trong bối cảnh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 25 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

của ngôn ngữ đó. Ngôn ngữ như một hình thức “ký tự hóa” các giá trị văn hóa. Mỗi một dân tộc, một cộng đồng, học sáng tạo ra tiếng nói và chữ viết riêng của dân tộc mình không chỉ để giao lưu với nhau mà còn qua đó học thể hiện được đời sống sinh hoạt hàng ngày và đời sống tinh thần của mình. Chính ngôn ngữ của mỗi dân tộc đã chứa đựng trong đó tất cả những nét bản sắc văn hóa riêng biệt của dân tộc đó. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Có thể khẳng định ngôn ngữ và văn hóa của mỗi dân tộc có mối quan hệ hữu cơ không thể tách rời. Trong ngôn ngữ có văn hóa và trong văn hóa có ngôn ngữ. Chúng phát triển trong sự tương tác qua lại với nhau. Chính vì thế có thể khẳng định rằng, khi tiếng mẹ đẻ của một dân tộc bị mai một thì nền văn hóa của dân tộc đó cũng đứng trước nguy cơ bị tiêu vong và sự đa dạng văn hóa của nhân loại sẽ bị thu hẹp. Bảo tồn tiếng nói và chữ viết của một dân tộc cũng chính là bảo tồn văn hóa của dân tộc đó. Trong xu thế hội nhập và phát triển ngày nay, việc mở cửa giao lưu giữa các nền văn hóa trong toàn nhân loại có một giá trị và ý nghĩa vô cùng to lớn, nhưng đồng thời cũng có một vấn đề cấp thiết được đặt ra đó là mỗi dân tộc phải xây dựng được nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Các dân tộc thiểu số trong đất nước ta có cơ hội hòa nhập văn hóa với nhau trong một khối tổng thể chung những tinh hoa văn hóa của đất nước và của nhân loại. Nhưng “hòa nhập” không có nghĩa là “hòa tan”. Mỗi dân tộc phải giữ vững được những giá trị văn hóa riêng, đặc trưng của dân tộc mình trong đó tiếng mẹ đẻ là yếu tố vô cùng quan trọng cần giữ gìn.

Một phần của tài liệu giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh dân tộc thiểu số các trường trung học cơ sở tỉnh quảng ninh (Trang 31 - 35)