Đánh giá chung về thực trạng

Một phần của tài liệu giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh dân tộc thiểu số các trường trung học cơ sở tỉnh quảng ninh (Trang 90 - 91)

8. Cấu trúc luận văn

2.4.1. Đánh giá chung về thực trạng

Nhìn chung đa số CBQL, GV và HS đã nhận thức cao về vai trò và ý nghĩa của công tác giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho HS DTTS ở các trường THCS trên địa bàn vùng DTTS tỉnh Quảng Ninh.

HS DTTS có nhu cầu khá cao về việc sử dụng tiếng mẹ đẻ trong giao tiếp nhưng nhu cầu này bị hạn chế vì các hoạt động học tập và giáo dục trong nhà trường THCS chủ yếu được thực hiện bằng tiếng Phổ thông.

Nhà trường đã có sự quan tâm đối với công tác giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho HS DTTS và tổ chức nhiều hoạt động nhằm khuyến khích và tạo môi trường giao tiếp bằng tiếng DTTS cho các em nhưng các hoạt động này chưa thực sự diễn ra thường xuyên và hiệu quả chưa được như mong đợi. Chủ yếu là lồng ghép vào các hoạt động GD trong nhà trường và mang tính chất khuyến khích GV cũng như HS DTTS giao tiếp bằng tiếng DTTS, chứ chưa có những hoạt động mang tính tác động chuyên sâu vào vấn đề.

Khả năng sử dụng tiếng DTTS của GV còn hạn chế. Số lượng GV có khả năng sử dụng thành thạo tiếng DTTS chưa cao, chỉ chủ yếu là ở mức độ biết

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 81 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

chút ít, hay vài câu giao tiếp đơn giản vì đa số khả năng này là do các GV tự học hoặc do tích lũy qua kinh nghiệm công tác chứ ít được đào tạo bài bản.

Đa số GV đã quan tâm đến công tác giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho HS DTTS và tham gia vào những hoạt động nhằm khuyến khích cũng như tạo môi trường giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ cho HS DTTS nhưng chủ yếu là ở mức độ thỉnh thoảng chứ chưa thực sự thường xuyên. Chính vì thế mà công tác GD bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho HS THCS là người DTTS đến nay vẫn chưa đạt được những kết quả như mong đợi.

Một phần của tài liệu giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh dân tộc thiểu số các trường trung học cơ sở tỉnh quảng ninh (Trang 90 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)