Tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tư pháp

Một phần của tài liệu Thẩm quyền điều tra của cơ quan Điều tra hình sự trong Quân đội (Trang 87)

của Quân đội thời gian tới

Tăng cường hợp tác quốc tế là một nhiệm vụ trọng tâm theo tinh thần của Nghị quyết số 08- NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị "Về một số

nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới" [20], Nghị quyết số

pháp đến năm 2020" [21]. Trong Quân đội, Nghị quyết số 67/NQ-ĐƯQSTW ngày 08/03/2007 của Đảng ủy Quân sự Trung ương "Về việc lãnh đạo thực

hiện Chiến lược cải cách tư pháp trong Quân đội đến năm 2020" [23] đã xác

định đây là một trong tám nhiệm vụ trọng tâm: "Tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế trong đào tạo, bồi dưỡng, trao đổi kinh nghiệm với các nước trong khu vực và thế giới đối với các cơ quan tư pháp trong quân đội, nhất là các

nước tương đồng về thể chế chính trị, hệ thống pháp luật" [23]. Từ năm 2008

đến 2012, Bộ Quốc phòng đã chủ động quan hệ, cử các đoàn đi học tập, nghiên cứu, trao đổi nghiệp vụ với cơ quan tư pháp quân sự một số nước: Cục Điều tra hình sự 03 đoàn/11 lượt cán bộ; Viện kiểm sát quân sự 05 đoàn/25 lượt cán bộ; Tòa án quân sự 05 đoàn/27 lượt cán bộ. Đồng thời, các Cơ quan tư pháp trong Quân đội đã tổ chức đón tiếp và làm việc với nhiều đoàn Cơ quan tư pháp nước ngoài đến trao đổi, học tập tại Việt Nam, qua đó đã nâng cao hiểu biết về kiến thức cũng như kinh nghiệm trong xây dựng mô hình, cơ cấu tổ chức và hoạt động cho các Cơ quan tư pháp Quân đội. Có thể nói, mặc dù đã được Bộ Quốc phòng quan tâm hơn so với thời gian trước đây, nhưng việc tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tư pháp còn hạn chế, nhất là đối với CQĐTHS, mô hình tổ chức, thẩm quyền điều tra đang là vấn đề cần phải nghiên cứu, trao đổi, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình hiện nay, bởi lẽ, mô hình tổ chức và hoạt động của hệ thống Viện kiểm sát quân sự, Tòa án quân sự đã tương đối ổn định, phù hợp. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ điều tra tại nước ngoài chưa được thực hiện do chưa được quan tâm đúng mức hoặc do tiêu chuẩn cán bộ được đào tạo ở nước ngoài quá cao, phải theo tiêu chuẩn chung, không có sự vận dụng vào môi trường Quân đội, ngành nghề cụ thể (nhất là tiêu chuẩn ngoại ngữ, tuổi đời). Vì vậy, trong thời gian tới đề nghị Nhà nước, Bộ Quốc phòng xem xét đảm bảo kinh phí và tiêu chuẩn đào tạo phù hợp để tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ điều tra tăng cường trao đổi,

học tập, nghiên cứu ở nước ngoài. Đồng thời, CQĐTHS các cấp cần làm tốt công tác quán triệt, khuyến khích cán bộ tích cực học tập, nâng cao trình độ ngoại ngữ đảm bảo được yêu cầu về đào tạo ngắn hạn, dài hạn tại nước ngoài.

Một phần của tài liệu Thẩm quyền điều tra của cơ quan Điều tra hình sự trong Quân đội (Trang 87)