Giải quyết tranh chấp thẩm quyền điều tra

Một phần của tài liệu Thẩm quyền điều tra của cơ quan Điều tra hình sự trong Quân đội (Trang 35)

Trong quá trình giải quyết vụ án nếu có tranh chấp về thẩm quyền điều tra thì việc giải quyết tranh chấp thẩm quyền điều tra giữa các cơ quan tiến hành tố tụng được giải quyết như sau:

1.3.4.1. Tranh chấp thẩm quyền giữa Cơ quan điều tra Quân đội với CQĐT thuộc lực lượng Cảnh sát nhân dân, CQĐT thuộc lực lượng An ninh nhân dân

Việc xác định thẩm quyền điều tra như hiện nay là chưa rõ ràng, nhiều nội dung chưa được quy định cụ thể, trong một số trường hợp chưa phù hợp với thực tiễn điều tra. Hiện nay, chúng ta tổ chức nhiều CQĐT nhưng chưa có sự phân định thẩm quyền điều tra một cách rõ ràng nên việc tranh chấp về thẩm quyền điều tra là có khả năng xảy ra. Thực tế điều tra cho thấy có những vụ án vừa thuộc thẩm quyền điều tra của CQĐT trong Quân đội, vừa thuộc thẩm quyền điều tra của CQĐT khác. Hoặc có vụ án có nhiều bị can, có bị can thuộc thẩm quyền điều tra của CQĐTHS Quân đội, có bị can thuộc thẩm quyền điều tra của CQĐT thuộc lực lượng Cảnh sát hay lực lượng An ninh nhân dân. Về nguyên tắc, nếu bị can thuộc thẩm quyền điều tra của CQĐT trong Quân đội thì phải chuyển cho cơ quan có thẩm quyền nhưng khi chuyển

vụ án thì lại rất khó khăn cho công tác điều tra xử lý, còn nếu chuyển toàn bộ vụ án lại không thuộc thẩm quyền điều tra của CQĐT trong Quân đội. Trong trường hợp trên khi có tranh chấp thì cơ quan nào sẽ giải quyết? Và căn cứ vào quy định nào để giải quyết thì vấn đề này Luật chưa quy định một cách cụ thể. Do đó cần phải xác định rõ thẩm quyền điều tra giữa CQĐT trong Quân đội nhân dân với các lực lượng của Cảnh sát nhân dân, An ninh nhân dân. Để xác định thẩm quyền này cần căn cứ vào hai tiêu chí đó là: thẩm quyền xét xử của Tòa án và tính chất của vụ án. Bộ luật tố tụng hình sự đã quy định rõ thẩm quyền cũng như các căn cứ để giải quyết tranh chấp về thẩm quyền điều tra, Theo tác giả thẩm quyền này nên quy định theo hướng: nếu có tranh chấp thẩm quyền điều tra giữa CQĐT trong Quân đội nhân dân với CQĐT trong Công an nhân dân thì do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định. Việc tranh chấp thẩm quyền điều tra thường do các cơ quan tiến hành tố tụng chưa xác định chính xác về chủ thể; chẳng hạn người bị hại, người phạm tội là quân nhân hay dân sự cũng chưa được xác định cụ thể; hoặc nhiều trường hợp việc xác định tài sản đó của quân nhân hay của Quân đội cũng không rõ ràng, mập mờ, dẫn đến việc xác định cơ quan nào tiến hành giải quyết vụ án đó còn nhiều tranh cãi về thẩm quyền điều tra.

Trường hợp vụ án xảy ra trong doanh trại Quân đội nhưng tài sản bị chiếm đoạt là tài sản cá nhân của quân nhân không thuộc tài sản do Quân đội quản lý thì thẩm quyền điều tra vụ án đó thuộc lực lượng Cảnh sát nhân dân nơi xảy ra vụ án. Nhưng trong thực tế, nhiều vụ việc xảy ra trong doanh trại Quân đội cũng đã có sự tranh chấp về thẩm quyền điều tra. Bởi lẽ, Cơ quan Cảnh sát điều tra cho rằng đối tượng bị xâm hại là quân nhân nhưng theo Thông tư liên tịch số 01/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BQP-BCA thì đối tượng bị xâm hại ở đây là tài sản cá nhân, không phải tài sản do Quân đội quản lý nên không thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự. Chính vì

nhận thức chưa chính xác về đối tượng bị xâm hại nên cơ quan tiến hành tố tụng đã có sự tranh chấp về thẩm quyền điều tra. Điều đó đã làm ảnh hưởng nhất định đến quá trình thu thập tài liệu, chứng cứ cũng như thời hạn điều tra vụ án hình sự.

Trường hợp khi vụ án xảy ra người phạm tội, người bị hại là công nhân hợp đồng trong Quân đội. Căn cứ vào thông tư liên tịch số 01/TTLT- TANDTC-VKSNDTC-BQP-BCA ngày 18/4/2005 giữa Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quy định về thẩm quyền điều tra, đối tượng phải là công nhân hợp đồng không xác định thời hạn và hành vi xảy ra khi đang thực hiện nhiệm vụ quốc phòng. Trường hợp này thuộc thẩm quyền điều tra của CQĐTHS Quân đội, nhưng thực tế giữa CQĐT trong Quân đội với CQĐT trong Công an vẫn còn nhiều tranh chấp về thẩm quyền điều tra khi xác định về đối tượng này. Điển hình như vụ: Bùi Minh Khánh có hành vi giết vợ là chị Lường Thị Lan Anh, sinh năm 1982 là công nhân hợp đồng không xác định thời hạn thuộc Công ty Cổ phần X20 - Tổng cục Hậu cần. Khi xảy ra vụ án tại nhà riêng ở phường Việt Hưng, quận Long Biên, thành phố Hà Nội, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Hà Nội thụ lý ban đầu và tiến hành điều tra xác định thủ phạm, do không xác định rõ đối tượng bị xâm hại thuộc thẩm quyền điều tra của CQĐT Quân đội nên vẫn thụ lý tiến hành điều tra, sau đó khi kết thúc điều tra chuyển vụ án cho Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội để truy tố, xét xử trước pháp luật; khi chuyển sang Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội mới phát hiện bị hại là công nhân hợp đồng không xác định thời hạn, theo quy định thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự nên lại chuyển vụ án đó cho CQĐTHS Tổng cục Hậu cần - Bộ Quốc phòng để điều tra tiếp theo đồng thời truy tố, xét xử trước Tòa án quân sự.

1.3.4.2. Tranh chấp thẩm quyền điều tra giữa Cơ quan điều tra với Viện kiểm sát

Theo quy định của BLTTHS thì sau khi thụ lý hồ sơ vụ án các cơ quan tiến hành tố tụng đều có sự phối kết hợp tiến hành các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử đối với vụ án hình sự. Nhưng trong thực tế, CQĐT nói chúng, CQĐTHS trong Quân đội nói riêng cũng có những tranh chấp về thẩm quyền giữa các cơ quan tiến hành tố tụng với nhau, đặc biệt là quan hệ giữa CQĐT với Viện kiểm sát khi thụ lý giải quyết vụ án hình sự. Đây là vấn đề tuy không phổ biến nhưng thực tiễn đã xảy ra nhiều trường hợp do không có sự thống nhất giữa CQĐT với Viện kiểm sát dẫn đến việc lẽ ra vụ án đó phải được chuyển đến cho cơ quan có thẩm quyền để tiến hành điều tra và kiểm sát điều tra theo quy định. Chính vì lý do đó đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến công tác điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự, không xác định đúng thẩm quyền ngay từ đầu dẫn đến việc tiến hành điều tra, thu thập, tài liệu chứng cứ của cơ quan có thẩm quyền gặp rất nhiều khó khăn, do thời gian lâu các dấu vết, tài liệu chứng cứ đã mất, không còn truy nguyên... Do đó, muốn xử lý vụ án đảm bảo đúng thời hạn, khách quan, kịp thời, chính xác trước hết phải xác định đúng thẩm quyền điều tra, truy tố, xét xử. Về thẩm quyền liên quan đến vụ án bao gồm thẩm quyền theo việc và thẩm quyền theo lãnh thổ. BLTTHS quy định thẩm quyền điều tra và thẩm quyền xét xử không có gì mâu thuẫn. Vì vậy, nếu CQĐT và Viện kiểm sát xác định đúng thẩm quyền điều tra thì Tòa án cũng sẽ xác định đúng thẩm quyền xét xử. Vấn đề ở đây là giải quyết tranh chấp về thẩm quyền giữa các cơ quan tiến hành tố tụng với nhau, mà đây mới là vấn đề quan trọng. Về thẩm quyền điều tra, BLTTHS quy định CQĐT có thẩm quyền điều tra những vụ án hình sự mà tội phạm xảy ra trên địa phận mình quản lý; trong trường hợp không xác định được địa điểm xảy ra tội phạm thì việc điều tra thuộc thẩm quyền điều tra của CQĐT nơi phát hiện tội

phạm, nơi bị can cư trú hoặc bị bắt. CQĐT cấp huyện, CQĐT quân sự khu vực điều tra những vụ án hình sự về những tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án quân sự khu vực; CQĐT cấp tỉnh, CQĐT cấp quân khu và tương đương điều tra những vụ án hình sự về những tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu hoặc những vụ án thuộc thẩm quyền điều tra của CQĐT cấp dưới nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra; CQĐT cấp trung ương điều tra những vụ án hình sự về những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp thuộc thẩm quyền điều tra của CQĐT cấp tỉnh, CQĐT cấp quân khu và tương đương nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra. Như vậy, ngay trong giai đoạn điều tra, BLTTHS cũng đã quy định thẩm quyền điều tra phải theo thẩm quyền xét xử của Tòa án, nhưng thực tiễn không có tranh chấp về thẩm quyền giữa CQĐT với Viện kiểm sát vì nếu có tranh chấp thì Viện kiểm sát là người quyết định cuối cùng. Nhưng đến giai đoạn xét xử, mặc dù BLTTHS quy định tương đối cụ thể và rõ ràng về thẩm quyền xét xử của Tòa án nhưng thực tiễn khi có tranh chấp về thẩm quyền xét xử giữa Tòa án với Viện kiểm sát thì việc giải quyết lại rất khó khăn. Do đó, việc hiểu rõ các quy định của BLTTHS về thẩm quyền xét xử của Tòa án trên cơ sở giải quyết vấn đề tranh chấp về thẩm quyền xét xử giữa Tòa án với Viện kiểm sát là rất quan trọng. Trên cơ sỏ chức năng, nhiệm vụ của mình các CQĐT và Viện kiểm sát vừa chế ước lẫn nhau, vừa có trách nhiệm phối hợp với nhau để góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động tố tụng hình sự.

Kết luận chương 1

Trong chương này, luận văn đã tập trung trình bày làm rõ những vấn đề lý luận chung nhất về thực hiện thẩm quyền của các CQĐT trong điều tra các vụ án hình sự. Trên cơ sở lý luận khoa học luật, lý luận khoa học điều tra hình sự và quá trình nghiên cứu, phân tích sự hình thành và phát triển Ngành điều tra hình sự Quân đội, Chương 1 của luận văn đã làm rõ được những vấn đề sau đây:

- Khái quát lý luận thành nhận thức chung về nhiệm vụ, nội dung thực hiện thẩm quyền điều tra của CQĐT trong hoạt động điều tra các vụ án hình sự.

- Phân tích và xác định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và thẩm quyền điều tra của các CQĐTHS Quân đội trong hoạt động điều tra các vụ án hình sự.

- Nêu ra cơ sở pháp lý, nguyên tắc cơ bản cũng như công tác chỉ đạo và quan hệ phối hợp về thực hiện thẩm quyền điều tra, nhằm làm cơ sở cho nhận thức đúng đắn trong tổ chức và hoạt động điều tra các vụ án hình sự đạt hiệu quả cao nhất.

Từ những phân tích, đánh giá mang tính khái quát đó, đối chiếu với thực tiễn hoạt động của các CQĐTHS trong Quân đội nhằm rút ra những vấn đề cơ bản trong việc nâng cao hiệu quả thực hiện thẩm quyền điều tra. Đây cũng chính là vấn đề đang được quan tâm nghiên cứu trong chiến lược cải cách tư pháp của đất nước ta nói chung và cũng như trong Quân đội nói riêng trong thời gian tới.

Chương 2

PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN THẨM QUYỀN ĐIỀU

Một phần của tài liệu Thẩm quyền điều tra của cơ quan Điều tra hình sự trong Quân đội (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)