Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu

Một phần của tài liệu Thẩm quyền điều tra của cơ quan Điều tra hình sự trong Quân đội (Trang 68)

thực thi thẩm quyền điều tra của Cơ quan Điều tra hình sự Quân đội

Theo pháp luật tố tụng hình sự, Cơ quan điều tra Quân đội (Cơ quan An ninh điều tra, Cơ quan Điều tra hình sự) có thẩm quyền điều tra các tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự; trong đó, Cơ quan điều tra hình sự có thẩm quyền điều tra các vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại các chương từ Chương XII đến Chương XIII của Bộ luật hình sự khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự, trừ một số tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ thuộc các Cơ quan tư pháp Quân đội thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát Quân sự Trung ương. Như vậy, thẩm quyền điều tra trong tố tụng hình sự là tổng hợp các quyền và nghĩa vụ tìm hiểu hành vi phạm tội, làm rõ những chứng cứ xác định có tội, chứng cứ xác định vô tội, những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo, xác định hậu quả phạm tội. Để thực hiện các biện pháp bảo đảm bồi thường, tìm ra nguyên nhân và điều kiện phạm tội, lập hồ sơ đề nghị truy tố, yêu cầu các cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp phòng ngừa. Quá trình nghiên cứu, chúng ta thấy việc xác định thẩm quyền điều tra như hiện nay là chưa rõ ràng, nhiều nội dung chưa được quy định cụ thể, trong một số trường hợp chưa phù hợp với thực tiễn điều tra. Chẳng hạn, việc phân định thẩm quyền điều tra giữa các cấp với nhau trong cùng hệ thống điều tra chỉ căn cứ vào thẩm quyền xét xử của Tòa án. Hiện nay, tổ chức nhiều CQĐT nhưng chưa có sự phân định thẩm

quyền điều tra một cách rõ ràng nên việc tranh chấp về thẩm quyền điều tra là có khả năng xảy ra; trong khi đó, BLTTHS cũng như PLTCĐTHS lại chưa quy định hoặc có quy định nhưng chưa thật sự cụ thể hoặc không phù hợp. Thực tế điều tra cho thấy có những vụ án vừa thuộc thẩm quyền điều tra của CQĐT thuộc Viện kiểm sát, vừa thuộc thẩm quyền điều tra của CQĐT khác. Hoặc có vụ án có nhiều bị can, có bị can thuộc thẩm quyền điều tra của CQĐTHS Quân đội, có bị can thuộc thẩm quyền điều tra của CQĐT thuộc lực lượng Cảnh sát hay lực lượng An ninh nhân dân. Về nguyên tắc, nếu bị can thuộc thẩm quyền điều tra của CQĐT trong Quân đội thì phải chuyển cho cơ quan có thẩm quyền nhưng khi chuyển vụ án thì lại rất khó khăn cho công tác điều tra xử lý, còn nếu chuyển toàn bộ vụ án lại không thuộc thẩm quyền điều tra của CQĐT trong Quân đội. Do đó cần phải xác định rõ thẩm quyền điều tra giữa các cấp điều tra trong cùng một hệ thống; vụ án nào thuộc thẩm quyền điều tra của các CQĐT trong Quân đội hoặc vụ án nào thuộc thẩm quyền của CQĐT Quân đội hay CQĐT trong Công an giải quyết.

Chính vì vậy, trong quá trình hoạt động điều tra, CQĐTHS các cấp đã bộc lộ nhiều vướng mắc, bất cập dẫn đến hiệu quả hoạt động điều tra còn nhiều hạn chế và điều tra vụ án còn để kéo dài. Do đó, việc xác định thẩm quyền điều tra của CQĐTHS Quân đội là hết sức cần thiết và cấp bách.

Một phần của tài liệu Thẩm quyền điều tra của cơ quan Điều tra hình sự trong Quân đội (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)