Đổi mới tổ chức Cơ quan điều tra hình sự Quân đội theo tiến

Một phần của tài liệu Thẩm quyền điều tra của cơ quan Điều tra hình sự trong Quân đội (Trang 72)

trình cải cách tư pháp

Việc cải cách tư pháp ở nước ta là vấn đề cấp bách xuất phát từ yêu cầu: xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước trong thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp; đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; khắc

phục những yếu kém trong tổ chức bộ máy nhà nước liên quan đến tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp. Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều Nghị quyết, Chỉ thị và chủ trương chỉ đạo, thực hiện việc đổi mới các cơ quan tư pháp nhằm thực hiện tốt hơn quyền tư pháp, bảo đảm giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, an toàn pháp lý cho công dân, phục vụ sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và bảo vệ Tổ quốc.

Căn cứ vào qui định của pháp luật, CQĐTHS các cấp trong Quân đội, tiến hành điều tra tội phạm xảy ra trên địa bàn khu vực lãnh thổ (quân khu) kết hợp đơn vị hành chính quân sự (theo tổ chức bộ máy Bộ Quốc phòng) trên cơ sở thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự các cấp.

Thực tế cho thấy, mô hình tổ chức biên chế ngành Điều tra hình sự Quân đội, vận hành những năm qua đã phát huy được tác dụng bảo đảm tính kết thừa qua các giai đoạn, phù hợp với qui định của Pháp luật Nhà nước, tính đặc thù của Quân đội đáp ứng được yêu cầu thực hiện nhiệm vụ. Ngành Điều tra hình sự đã tham mưu cho Quân ủy Trung ương, Thủ trưởng Bộ Quốc phòng, cấp ủy và chỉ huy các đơn vị có hiệu quả về công tác đấu tranh phòng chống vi phạm, tội phạm, duy trì kỷ cương, chấp hành kỷ luật, pháp luật góp phần nâng cao sức mạnh, sức chiến đấu của Quân đội.

Tuy nhiên, quá trình tổ chức hoạt động và biên chế của CQĐTHS Quân đội trong những năm qua còn nhiều vướng mắc, bất cập như: Số lượng các CQĐTHS Quân đội tuy đông (99 cơ quan Điều tra hình sự) nhưng chưa mạnh, lực lượng Điều tra viên vừa thiếu, vừa yếu, không có lực lượng chuyên trách về hoạt động điều trinh sát; Việc phân bổ địa bàn hoạt động của nhiều CQĐT chưa hợp lý; Việc thụ lý các vụ án điều tra không hoàn toàn theo địa bàn, quản hạt mà theo đơn vị hành chính quân sự, do đặc thù và yêu cầu nhiệm vụ nhiều đơn vị Quân đội đóng quân trải dài từ Bắc vào Nam, sang cả nước bạn Lào, nên khi có vụ việc xảy ra để CQĐT có thẩm quyền di chuyển

được đến nơi xyar ra vụ việc mất rất nhiều thời gian, tốn kém về tiền bạc mà lại không đảm bảo được tính nhanh chóng, kịp thời, khẩn trương trong điều tra tội phạm.

Theo sự biến động của các đơn vị quân đội qua từng thời điểm, quán triệt tinh thần cải cách tư pháp của Đảng, Nhà nước và Bộ Quốc phòng, ngành Điều tra hình sự cần từng bước nghiên cứu, đề xuất kiện toàn hệ thống tổ chức, biên chế đáp ứng được yêu cầu thực hiện chức năng nhiệm vụ. Theo tác giả trong thời gian tới ngành Điều tra hình sự Quân đội có thể tiến hành cải cách về biên chế, tổ chức như sau:

- Khôi phục lại tên gọi về hành chính quân sự cho Cục Điều tra hình sự thành “Cục Quân pháp” như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký ngày 25/3/1946 tại Sắc lệnh số 34- NV về tổ chức Bộ Quốc phòng. Tên gọi tố tụng vẫn giữ nguyên là “Cơ quan điều tra hình sự Bộ Quốc phòng” [15].

- Tiến hành giải thể những CQĐT khu vực, CQĐT ở cấp Binh đoàn, Binh chủng, Quân đoàn, Bộ tư lệnh và cấp Tổng cục. Thành lập các CQĐTHS theo địa bàn, quản hạt, có thẩm quyền điều tra các vụ án hình sự trên địa bàn mình quản lý, thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự quân khu, không phân biệt đơn vị hành chính quân sự.

Ví dụ: Thành phố Hà Nội thành lập CQĐTHS thành phố Hà Nội, thẩm quyền điều tra các vụ án hình sự trên địa bàn thủ đô Hà Nội, thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự quân khu, không phân biệt đơn vị đó, con người đó, tài sản đó… thuộc đơn vị nào quản lý.

- Thành lập Phòng điều tra án tổng hợp khu vực phía Nam trực thuộc Cục Điều tra hình sự Bộ Quốc phòng, để đảm nhận nhiệm vụ hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra nghiệp vụ, tăng cường lực lượng cho các CQĐTHS phía Nam điều tra các vụ án đặc biệt nghiêm trọng; Trực tiếp xác minh, điều tra các vụ án hình sự thuộc thẩm quyền điều tra của CQĐT Bộ Quốc phòng ở khu vực

phía Nam; Phối hợp với Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (phía Nam) áp dụng các biện pháp nghiệp vụ nắm bắt được tình hình vi phạm, tội phạm, phương thức thủ đoạn phạm tội liên quan đến Quân đội, từ đó giúp Thủ trưởng Cục Điều tra hình sự tham mưu cho Quân ủy Trung ương và Thủ trưởng Bộ Quốc phòng các biện pháp phòng ngừa hiệu quả.

- Thành lập lực lượng nghiệp vụ trinh sát trực thuộc các CQĐT khu vực, CQĐT quân khu, có nhiệm vụ nắm bắt tình hình vi phạm, tội phạm trên địa bàn, làm công tác phòng ngừa tội phạm và hỗ trợ lực lượng điều tra khi có vụ án hình sự liên quan đến Quân đội xảy ra.

- Nâng cao trình độ và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của lực lượng Điều tra viên, cán bộ điều tra trong Quân đội, có cơ chế, chính sách tuyển chọn cán bộ rõ ràng, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật, phương tiện, bổ sung cơ chế đảm bảo cho việc vận hành tốt bộ máy hoạt động của ngành Điều tra hình sự Quân đội. Do vậy, việc đổi mới CQĐTHS Quân đội về cả tổ chức và hoạt động là đòi hỏi khách quan theo tiến trình cải cách tư pháp của nước ta hiện nay.

Một phần của tài liệu Thẩm quyền điều tra của cơ quan Điều tra hình sự trong Quân đội (Trang 72)