Xây dựng quy chế trong hoạt động điều tra, tăng cường trang bị

Một phần của tài liệu Thẩm quyền điều tra của cơ quan Điều tra hình sự trong Quân đội (Trang 82)

cơ sở vật chất, kỹ thuật cho các Cơ quan Điều tra hình sự trong Quân đội

3.2.2.1. Xây dựng quy chế trong hoạt động điều tra

Hoạt động điều tra tội phạm là lĩnh vực rộng, bao gồm nhiều nội dung hoạt động khác nhau và mang tính liên tục từ khâu tiếp nhận tin, xử lý tin đến tiến hành các hoạt động điều tra để thu thập tài liệu, chứng cứ như: khám nghiệm hiện trường, bắt, khám xét, hỏi cung bị can, lấy lời khai… do đó, cần thiết phải xây dựng quy chế hoạt động nhằm cụ thể hoá, chi tiết trong từng lĩnh vực, nội dung hoạt động, xác định rõ mối quan hệ giữa CQĐT với các cơ quan tư pháp khác, với cá nhân, tổ chức có liên quan; các chế độ công tác

cũng như nghĩa vụ, trách nhiệm của từng thành viên trong CQĐT từ Thủ trưởng, Phó thủ trưởng, Điều tra viên cho đến nhân viên thực hiện các mặt công tác bảo đảm, giúp cho hoạt động điều tra luôn thông suốt, đạt hiệu quả cao nhất. Việc xây dựng quy chế hoạt động cần tập trung một số nội dung chính sau đây:

- Xác định phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng và nguyên tắc làm việc của Cơ quan điều tra như: phạm vi trách nhiệm của từng cá nhân liên quan trên cơ sở quy định của Bộ luật TTHS; chế độ thông tin, báo cáo; chế độ kiểm tra, chỉ đạo hướng dẫn nghiệp vụ; chương trình, kế hoạch công tác…

- Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền điều tra của từng chủ thể để xây dựng quy chế hoạt động cho phù hợp, nêu rõ vai trò, trách nhiệm và nghĩa vụ cũng như chế độ bảo đảm trong hoạt động.

- Khi xây dựng quy chế hoạt động phải đảm bảo phát huy được tính độc lập, sáng tạo theo chức năng, nhiệm vụ của từng chủ thể, đồng thời phải đảm bảo phát huy được sức mạnh tổng hợp của tập thể cơ quan trong công tác điều tra khám phá các vụ án.

- Xây dựng quy chế hoạt động cần chú ý tới mối quan hệ với các cơ quan tư pháp khác, với cá nhân, tổ chức có liên quan mà đặc biệt là Cơ quan Cảnh sát điều tra trong hoạt động phối hợp điều tra khám phá các vụ án hình sự liên quan đến quân đội để vừa đảm bảo hoạt động điều tra theo đúng thẩm quyền, đúng trình tự, thủ tục pháp luật, vừa đảm bảo nguyên tắc bí mật nghiệp vụ trong phối hợp điều tra khám phá tội phạm.

3.2.2.2. Tăng cường trang bị cơ sở vật chất, kỹ thuật cho các Cơ quan Điều tra hình sự trong Quân đội

Cùng với việc kiện toàn về tổ chức và đội ngũ cán bộ Điều tra viên, để các CQĐTHS có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ, cần thiết phải được đầu tư hơn nữa về cơ sở vật chất, trang bị kỹ thuật phục vụ cho hoạt động điều tra. Thực

tế đã chỉ ra rằng, các phương tiện kỹ thuật, nhất là phương tiện kỹ thuật hiện đại, tiên tiến có ý nghĩa rất lớn trong điều tra khám phá tội phạm, hạn chế đến mức thấp nhất các thương vong không cần thiết cho cán bộ, chiến sĩ. Các nước phát triển đã sử dụng nhiều thành tựu khoa học tiên tiến vào công tác đấu tranh chống tội phạm và đã mang lại hiệu quả cao.

Hiện nay các trang bị, phương tiện kỹ thuật của các CQĐTHS đều cũ và lạc hậu. Chính vì vậy, trong thời gian tới cần thiết phải quan tâm đầu tư trang bị các công cụ, phương tiện khoa học kỹ thuật hiện đại cho các CQĐTHS để đảm bảo cho hoạt động điều tra hiệu quả hơn như phương tiện ôtô, xe máy, máy thông tin liên lạc hiện đại, nhỏ gọn, chất lượng tốt, máy ảnh, camera, máy ghi âm chuyên dụng, vali khám nghiệm hiện trường… để phục vụ theo dõi, giám sát đối tượng, thu thập tài liệu chứng cứ chứng minh tội phạm.

Một phần của tài liệu Thẩm quyền điều tra của cơ quan Điều tra hình sự trong Quân đội (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)