Sự hình thành và phát triển về thẩm quyền điều tra của

Một phần của tài liệu Thẩm quyền điều tra của cơ quan Điều tra hình sự trong Quân đội (Trang 41)

2.1. Sự hình thành và phát triển về thẩm quyền điều tra của Cơ quan Điều tra hình sự Quân đội quan Điều tra hình sự Quân đội

Quân đội nhân dân Việt Nam, tiền thân là đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân, là lực lượng Quân đội chính quy của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, sau này là của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngày 22 tháng 12 hàng năm là ngày truyền trống của Quân đội. Có thể thấy, Quân đội nhân dân Việt Nam được tổ chức theo hướng tinh gọn, được trang bị các loại vũ khí, khí tài hiện đại cần thiết, thực hiện huấn luyện chiến đấu thường xuyên, sẵn sàng hoàn thành mọi nhiệm vụ giao. Tổ chức của Quân đội nhân dân Việt Nam từ thấp lên cao là Tiểu đội, Trung đội, Đại đội, Tiểu đoàn, Trung đoàn, Lữ đoàn, Sư đoàn. Cấp cao nhất là Quân đoàn, hiện nay có 4 quân đoàn (gồm quân đoàn 1, quân đoàn 2, quân đoàn 3 và quân đoàn 4). Đây chính là quân chủ lực cơ động, về cơ cấu được chia ra hai loại: quân cơ động và quân đồn trú. Quân cơ động là lực lượng chủ lực tiến công cơ động, không gắn cố định với địa phương đóng quân. Quân đồn trú để bảo vệ địa phương mình đồn trú và xây dựng quân sự địa phương. Về địa bàn đóng quân, lực lượng của Quân đội nhân dân Việt Nam đóng quân trên tất cả các tỉnh thành trong cả nước và một số khu vực trên nước bạn Lào, đặc biệt là những nơi có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng, đơn vị quân sự cao nhất là Quân khu, chỉ huy quân địa phương và một số binh đoàn, binh đội trực thuộc. Chức năng cơ bản của Quân khu là tác chiến bảo vệ lãnh thổ được phân công, xây dựng nền quốc phòng toàn dân ở địa phương tại quân khu. Theo cơ cấu ngành dọc, Quân đội nhân dân Việt Nam có Quân chủng chia theo môi trường tác chiến và Binh chủng là loại đơn vị kỹ thuật. Hiện này, Việt Nam có 3 quân chủng

là: Lục Quân, Hải quân, Phòng không - Không quân, trong đó quân chủng Lục quân không tổ chức thành Bộ tư lệnh riêng mà trực thuộc trực tiếp Bộ Quốc phòng. Các Binh chủng là: Công binh, Thông tin liên lạc, Đặc công, Hóa học, Pháo binh, Tăng thiết giáp. Năm 1998, Cục Cảnh sát biển được thành lập, ban đầu trực thuộc Quân chủng Hải quân. Đến năm 2008, Lực lượng Cảnh sát biển được tổ chức độc lập tương tự như lực lượng Biên phòng, biên chế thành Cục Cảng sát biển, trực thuộc trực tiếp Bộ Quốc phòng. Ngoài ra còn có Bộ tư lệnh Bộ đội biên phòng.

Từ những đặc điểm trên, trong quá trình hoạt động thực hiện nhiệm vụ của đơn vị, không tránh khỏi tồn tại những sơ hở phát sinh tội phạm. Yêu cầu đặt ra đó là cần phải quản lý được tình hình tội phạm trong toàn quân, tham mưu cho cấp ủy Đảng, chỉ huy trong cơ quan, đơn vị hạn chế những tồn tại, phát sinh những mặt tích cực trong phòng ngừa và đấu tranh tội phạm. Tính đa dạng về cơ cấu tổ chức, địa bàn đóng quân, trình độ của cán bộ sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan binh sĩ và công nhân hợp đồng trong Quân đội là một yêu cầu đặt ra trong công tác nắm, quản lý tình hình vi phạm, tội phạm xảy ra cũng như quá trình phát hiện, điều tra, xử lý vi phạm, tội phạm.

Ngày 19 tháng 11 năm 1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số: 258/SL thành lập tổ chức Công an Quân pháp trong thời kỳ kháng chiến có nhiệm vụ: Truy tìm tất cả các việc phạm pháp, thuộc thẩm quyền Tòa án binh, thu thập các tài liệu chứng cứ và bắt giam những người phạm pháp để giao cho Tòa án binh xét xử; Thi hành các mệnh lệnh cùng bản án của Tòa án binh [15].

Ngày 16/12/1974, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Trung tướng Trần Quý Hai ký quyết định số: 205/QP đổi tên tổ chức Công an Quân pháp thành Cục Quân pháp Bộ Quốc phòng.

Ngày 21/02/1981 tại Quyết định số: 50/QĐ-QP do Thượng tướng Lê Trọng Tấn, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng ký đổi tên cơ quan Quân pháp các cấp trong Quân đội thanh CQĐTHS có nhiệm vụ: Điều tra những hành động phạm tội hình sự, kể cả tội phản cách mạng, thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự theo đúng pháp luật [15].

Căn cứ vào PLTCĐTHS năm 2004, Ngày 08/10/2004 tại quyết định số 139/2004/QĐ-BQP do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại tướng Phạm Văn Trà ký quy định về tổ chức và nhiệm vụ của CQĐTHS trong Quân đội nhân dân được tổ chức thành 03 cấp:

+ Cấp 1: Cơ quan ĐTHS Bộ Quốc phòng - Cục Điều tra hình sự; + Cấp 2: Cơ quan ĐTHS Quân khu và tương đương: 32 cơ quan; + Cấp 3: Cơ quan ĐTHS khu vực: 66 cơ quan.

- Hệ thống trại giam: Gồm 21 trại giam; trong đó: 08 trại giam, 13 trại tạm giam và các nhà tạm giữ.

- Cơ quan Giám định kỹ thuật hình sự (Phòng Giám định KTHS/BQP) Căn cứ PLTCĐTHS năm 2004 và Nghị quyết số: 727/2004/NQ- UBTVQH11 ngày 20/8/2004 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thi hành PLTCĐTHS, năm 2007 Bộ Quốc phòng đã tiến hành xem xét, bổ nhiệm lại các chức danh Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng CQĐT và Điều tra viên các cấp trong Quân đội. Hàng năm tiếp tục xét, bổ nhiệm cho đến nay về số lượng, chất lượng cụ thể như sau:

- Tổng quân số 690 đồng chí, trong đó, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra hình sự các cấp: 202 đồng chí; Điều tra viên cao cấp: 60 đồng chí; Điều tra viên trung cấp: 237 đồng chí; Điều tra viên sơ cấp: 135 đồng chí; Trợ lý điều tra (chưa đủ thời gian bổ nhiệm Điều tra viên) là: 56 đồng chí [xem bảng 2.1], [19].

- Trình độ học vấn: Thạc sỹ: 43 đồng chí chiếm 6,23%; Đại học: 640 đồng chí chiếm 92,75%; Trung cấp (đã có chứng chỉ nghiệp vụ điều tra): 07 đồng chí chiếm 1,02% [xem bảng 2.2], [19]. Căn cứ vào quy chế hoạt động của ngành Điều tra hình sự Quân đội năm 2006. Tại Điều 2 quy định về một số chức năng, nhiệm vụ của các CQĐTHS Quân đội như sau:

- Tiến hành điều tra những vụ án hình sự thuộc thẩm quyền, theo quy định của pháp luật Tố tụng hình sự. Phối hợp với các cơ quan tư pháp trong và ngoài Quân đội, các cơ quan, tổ chức khác trong đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm hình sự; chỉ đạo và kiểm tra mọi hoạt động của các cơ quan đơn vị thuộc quyền.

- Quản lý tình hình vi phạm pháp luật và tội phạm hình sự thuộc thẩm quyền xảy ra trong Quân đội; làm rõ nguyên nhân, điều kiện vi phạm, phạm tội để tham mưu cho Đảng ủy và chỉ huy các đơn vị trong công tác phòng ngừa và đấu tranh chống vi phạm pháp luật, tội phạm hình sự, duy trì kỷ luật Quân đội và pháp luật của Nhà nước.

- Giải quyết khiếu nại tố cáo theo thẩm quyền; tiến hành xác minh giải quyết những vụ việc theo chỉ thị của Đảng ủy Quân sự Trung ương, Thủ trưởng Bộ Quốc phòng, Đảng ủy và chỉ huy cấp mình.

- Khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ có quyền ra các quyết định tố tụng hình sự, các yêu cầu và áp dụng các biện pháp nghiệp vụ để tiến hành điều tra, xác minh, kết luận vụ việc theo quy định pháp luật [3].

Cơ quan ĐTHS Quân đội là cơ quan trực tiếp tiến hành đấu tranh phòng chống vi phạm, tội phạm xảy ra liên quan đến Quân đội. Bên cạnh đó, trong Quân đội còn có một số cơ quan cũng thực hiện công tác bảo vệ pháp

luật hoặc liên quan đến công tác bảo vệ pháp luật như: Cục bảo vệ an ninh với chức năng nhiệm vụ là tiến hành điều tra các vụ án xâm phạm an ninh quốc gia được quy định tại chương XI, BLHS và làm công tác nắm, quản lý tình hình an ninh chính trị trong Quân đội; Thanh tra Quốc phòng; Ủy ban kiểm tra Đảng Quân ủy Trung ương; Cục Cảng sát biển, Bộ đội biên phòng…

Một phần của tài liệu Thẩm quyền điều tra của cơ quan Điều tra hình sự trong Quân đội (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)