Thẩm quyền điều tra theo phân cấp

Một phần của tài liệu Thẩm quyền điều tra của cơ quan Điều tra hình sự trong Quân đội (Trang 47)

Điều 15 Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự năm 2004 quy định:

1) Cơ quan điều tra hình sự khu vực điều tra các vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại các chương từ Chương XII đến Chương XXIII của Bộ luật hình sự khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự khu vực, trừ các tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự Trung ương.

2) Cơ quan điều tra hình sự quân khu và tương đương điều tra các vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại các chương từ Chương XII đến Chương XIII của Bộ luật hình sự khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự quân khu và tương đương, trừ các tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương hoặc các tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra hình sự khu vực nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra.

3) Cơ quan điều tra hình sự Bộ Quốc phòng điều tra các vụ án hình sự về những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra hình sự quân khu và tương đương nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra [37].

Căn cứ Thông tư liên tịch số 01/2005/TTLT-TANDTC-VKSNDTC- BQP-BCA ngày 18/4/2005, Hướng dẫn về thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự, thẩm quyền điều tra cụ thể của từng cấp được thực hiện như sau:

* Thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra hình sự Bộ Quốc phòng

Điều tra các vụ án hình sự về những tội đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra hình sự quân khu và tương đương nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra. Cơ quan điều tra hình sự Bộ Quốc phòng chỉ xem xét lấy lên những vụ án thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra hình sự quân khu và tương đương để tiến hành điều tra khi có những tình tiết:

- Một là: Những vụ án hình sự về những tội đặc biệt nghiêm trọng có

mức cao nhất của khung hình phạt từ 15 năm trở lên, tù chung thân hoặc tử hình nhưng có nhiều tình tiết phức tạp trong việc điều tra, thu thập, đánh giá chứng cứ, có liên quan đến nhiều người, nhiều ngành, nhiều cơ quan trong và ngoài quân đội, trong nước và nước ngoài.

- Hai là: Những vụ án phức tạp, khó khăn trong việc điều tra thu thập

tài liệu, đánh giá chứng cứ, có liên quan đến nhiều người, nhiều ngành, nhiều cơ quan trong và ngoài quân đội, trong nước và nước ngoài, gây ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện nhiệm vụ chung của quân đội; gây thiệt hại nghiêm trọng đến đường lối chính sách của Nhà nước về chính trị, kinh tế, ngoại giao, tôn giáo, dân tộc và cần có sự chỉ đạo trực tiếp của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng. Những vụ án phức tạp có thể là những vụ án hình sự về những tội phạm có khung hình phạt khác nhau. Có tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra hình sự khu vực. Có tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra hình sự quân khu và tương đương. Cơ quan điều tra hình sự Bộ Quốc phòng chỉ xem xét lấy vụ án hình sự lên để điều tra nếu vụ án đó được Cơ quan điều tra hình sự quân khu và tương đương đang thụ lý và tiến hành các hoạt động điều tra.

- Ba là: Những vụ án hình sự mà quân nhân phạm tội khi bị khởi tố có quân hàm cấp tướng hoặc giữ chức vụ từ Sư đoàn trưởng, Cục trưởng và tương đương trở lên, khi có căn cứ cho rằng nếu để Cơ quan điều tra hình sự quân khu và tương đương điều tra sẽ không đảm bảo tính khách quan, toàn diện và triệt để.

- Bốn là: Những vụ án thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra

hình sự quân khu và tương đương, do Thủ trưởng Cơ quan điều tra hình sự quân khu và tương đương tiến hành điều tra mà phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi, khi có căn cứ cho rằng họ có thể không vô tư, khách quan trong khi làm nhiệm vụ, tiến hành hoạt động điều tra.

* Thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra hình sự quân khu và tương đương

- Điều tra các vụ án hình sự về những tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra hình sự có mức cao nhất của khung hình phạt từ 15 năm trở lên, tù chung thân hoặc tử hình. Đối với các tội phạm quy định tại Điều 93, 95, 96, 172, 216, 217, 218, 219, 221, 222, 223, 224, 225, 226, 263, 322, 323 của Bộ luật hình sự thì không phụ thuộc vào hình phạt.

- Điều tra các vụ án hình sự do những người thuộc quân đội quản lý thực hiện mà khi phạm tội hoặc khi bị khởi tố có quân hàm từ thượng tá trở lên hoặc là người giữ chức vụ từ Phó sư đoàn trưởng, Phó Cục trưởng hoặc tương đương trở lên.

- Những vụ án thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra hình sự khu vực nhưng Cơ quan điều tra hình sự quân khu và tương đương xét thấy cần trực tiếp điều tra, không phụ thuộc vào chức vụ, quân hàm của người thực hiện hành vi phạm tội cũng như mức độ nghiêm trọng của tội phạm được thực hiện. Cơ quan điều tra hình sự quân khu và tương đương có thể lấy bất kỳ vụ án nào thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra hình sự khu vực, ở bất kỳ thời

điểm nào của quá trình điều tra vụ án hình sự lên để điều tra nhằm đảm bảo việc điều tra vụ án được kịp thời, khách quan, toàn diện và triệt để.

- Điều tra các vụ án hình sự do những người thuộc quân đội quản lý phạm tội ở nước ngoài và những vụ án có yếu tố nước ngoài khác, thì không phụ thuộc vào chức vụ, quân hàm của người đã thực hành vi phạm tội, cũng như mức độ nghiêm trọng của tội phạm thực hiện.

- Điều tra các vụ án hình sự thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra hình sự khu vực do Thủ trưởng Cơ quan điều tra hình sự khu vực tiến hành điều tra mà phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi, khi có căn cứ cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.

* Thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra hình sự khu vực

- Điều tra các vụ án hình sự về những tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra hình sự có mức cao nhất của khung hình phạt từ 15 năm tù trở xuống, trừ các tội phạm quy định tại các điều 93, 95, 96, 172, 216, 217, 218, 219, 221, 222, 223, 224, 225, 226, 263, 322, 323 của Bộ luật hình sự.

- Điều tra các vụ án hình sự về những tội phạm do những người thuộc quân đội quản lý thực hiện mà khi phạm tội hoặc khi bị khởi tố có quân hàm từ trung tá trở xuống hoặc là người giữ chức vụ trung đoàn trưởng và tương đương trở xuống, trừ trường hợp phạm tội ở nước ngoài hoặc vụ án có yếu tố nước ngoài khác.

- Vụ án chỉ thuộc thẩm quyền điều tra của CQĐTHS khu vực khi đáp ứng được đầy đủ các điều kiện trên. Nếu vụ án vừa có căn cứ thuộc thẩm quyền điều tra của CQĐTHS khu vực vừa có căn cứ thuộc thẩm quyền điều tra của CQĐTHS Quân khu và tương đương thì vụ án đó thuộc thuộc thẩm quyền điều tra của CQĐTHS Quân khu và tương đương.

2.2.3. Thẩm quyền điều tra cụ thể

chính quân đội, phân thành 3 cấp điều tra gồm: CQĐTHS Bộ Quốc phòng, CQĐTHS cấp quân khu và tương đương, CQĐTHS khu vực. Nên thẩm quyền điều tra của một Cơ quan điều tra cụ thể trong bộ máy Cơ quan điều tra hình sự quân đội được thực hiện theo nguyên tắc địa bàn lãnh thổ hoặc theo nguyên tắc quản lý hành chính của đơn vị quân đội. Chẳng hạn, Thẩm quyền điều tra của CQĐTHS Tổng cục Hậu cần được thực hiện theo nguyên tắc quản lý hành chính của đơn vị trực thuộc Tổng cục Hậu cần; Thẩm quyền điều tra của CQĐTHS Quân khu 4 được thực hiện vừa theo nguyên tắc địa bàn lãnh thổ, vừa theo nguyên tắc quản lý hành chính của đơn vị trực thuộc Quân khu 4.

* Thẩm quyền điều tra theo nguyên tắc địa bàn lãnh thổ

Được áp dụng đối với các Cơ quan điều tra hình sự của quân khu 1, 2, 3, 4, 5, 7, 9. Trong trường hợp người phạm tội hoặc khách thể bị xâm hại thuộc quyền quản lý của các đơn vị trực thuộc quân khu và vụ án hình sự xảy ra thuộc địa bàn quân khu đó quản lý. Thẩm quyền điều tra thuộc Cơ quan điều tra hình sự của quân khu đó tiến hành điều tra giải quyết theo quy định.

Trường hợp thứ nhất: quân nhân phạm tội là người thuộc quyền quản lý của các đơn vị trực thuộc quân khu và thực hiện hành vi phạm tội trên địa bàn quân khu đó quản lý. Ví dụ như: Hoàng Ngọc Thắng là quân nhân thuộc Bộ Chỉ huy quân sự thành phố Thanh Hóa, lấy trộm máy bơm của đơn vị mang ra ngoài để tiêu thụ; sau đó bị phát hiện và bắt giữ, thu hồi được tang vật; Cơ quan điều tra tiến hành định giá tài sản, đồng thời ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Hoàng Ngọc Thắng về hành vi Trộm cắp tài sản. Vụ án trên do Cơ quan điều tra hình sự khu vực 1, Quân khu 4 tiến hành điều tra, xử lý theo thẩm quyền (có thẩm quyền điều tra các vụ án hình sự liên quan đến các đơn vị thuộc Quân khu 4 đóng quân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa) [18].

Trường hợp thứ hai: đối tượng phạm tội là dân sự thực hiện hành vi xâm hại đến các khách thể thuộc phạm vi quản lý của một đơn vị trực thuộc quân khu và nơi thực hiện tội phạm đó thuộc địa bàn Quân khu đó quản lý. Ví dụ như: Đối tượng Trần Văn Khái (người dân) điều khiển xe môtô trên đường Nguyễn Đức Cảnh, thành phố Thái Bình, đã lao sang phần đường ngược chiều và đâm vào xe mô tô do Nguyễn Văn Bình (quân nhân thuộc Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Thái Bình) điều khiển. Hậu quả Nguyễn Văn Bình tử vong. Vụ án này do Cơ quan điều tra hình sự khu vực 1, Quân khu 3 tiến hành điều tra, giải quyết theo thẩm quyền [19].

* Thẩm quyền theo quản lý hành chính của các đơn vị

- Những vụ án hình sự do người phạm tội hoặc khách thể bị xâm hại thuộc quyền quản lý của các đơn vị trực thuộc quân khu, nhưng nơi xảy vụ án không thuộc địa bàn quân khu đó quản lý sẽ vẫn thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra hình sự quân khu đó. Cụ thể: Trường hợp Nguyễn Văn Tâm cán bộ của Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Thái Bình điều khiển xe ôtô trên Quốc lộ 1A thuộc địa phận huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn đã lao sang phần đường ngược chiều và đâm vào xe môtô do Lê Hồng Quang (là người dân) điều khiển đi ngược chiều. Hậu quả: Lê Hồng Quang do chấn thương sọ não và tử vong. Vụ án trên thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra hình sự khu vực 1- Quân khu 3, mặc dù nơi xảy ra tai nạn giao thông là huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn thuộc địa bàn quản lý của Quân khu 1 [18].

- Những vụ án hình sự do người phạm tội hoặc khách thể bị xâm hại thuộc quyền quản lý của các đơn vị trực thuộc Bộ Tổng Tham mưu, các Tổng cục, Quân chủng, Quân đoàn, Bộ đội Biên

phòng, Binh chủng, Binh đoàn và các Tổ chức sự nghiệp Bộ Quốc phòng sẽ thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra hình sự của những đơn vị trên, không phụ thuộc vào địa điểm xảy ra tội phạm. Điển hình như vụ: Quân nhân Đào Hoàng Hiệu thuộc Cục Xăng dầu - Tổng cục Hậu cần - Bộ Quốc phòng quản lý, trong thời gian nghỉ phép tại quê ở Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang có hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy (hai tép heroin) và bị Công an Bắc Giang phát hiện và bắt giữ [18].

Vụ án trên thuộc thẩm quyền điều tra của CQĐTHS khu vực Tổng cục Hậu cần; do đó xác định thẩm quyền điều tra không phụ thuộc vào nơi xảy ra vụ án mà do người phạm tội hoặc khách thể bị xâm hại thuộc quyền quản lý của đơn vị đó.

2.3. Thực tiễn thực thi thẩm quyền điều tra của Cơ quan Điều tra hình sự Quân đội hình sự Quân đội

2.3.1. Khái quát tình hình tội phạm xảy ra thuộc thẩm quyền điều tra của CQĐT quân đội của CQĐT quân đội

Trong những năm qua, tình hình tội phạm liên quan đến Quân đội có những diễn biến phức tạp, các tội phạm xảy ra rất phong phú, bao hàm cả tội phạm xảy ra ngoài xã hội. Tội phạm gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng, ảnh hưởng đến việc duy trì kỷ luật trong Quân đội. Tình hình tội phạm liên quan đến Quân đội do những nguyên nhân, điều kiện xã hội như: do tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường; các tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm, tham nhũng, suy thoái về đạo đức lối sống chưa được đẩy lùi; công tác giáo dục ý thức pháp luật cho công dân còn hạn chế; quản lý xã hội còn những yếu kém. Mặt khác, cũng do những nguyên nhân, khác gây ra như: Công tác quản lý bộ đội, quản lý vũ khí trang bị và tài sản của đơn vị còn nhiều sơ hở; một bộ phận sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên quốc phòng, hạ sĩ

quan, chiến sĩ ý thức chấp hành kỷ luật và pháp luật kém; việc phát hiện, xử lý vi phạm, tội phạm trong Quân đội còn nhiều hạn chế. Tình trạng bao che hành vi vi phạm, tội phạm vẫn còn phổ biến mà nguyên nhân chính là do bệnh thành tích của cán bộ, chỉ huy một số đơn vị. Các cơ quan tư pháp trong Quân đội nhiều trường hợp vẫn chưa có thái độ kiên quyết trong đấu tranh phòng chống tội phạm.

Theo số liệu thống kê của Cục điều tra hình sự Bộ Quốc phòng, có thể đánh giá về tình hình tội phạm xảy ra thuộc thẩm quyền giải quyết của CQĐTHS Quan đội như sau: Số vụ vi phạm và số người vi phạm có xu hướng giảm dần. Các loại tội phạm giết người, cướp tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, đánh bạc, chiếm đoạt và sử dụng trái phép vũ khí quân dụng, đào ngũ có tỉ lệ không cao, nhưng diễn biến phức tạp, năm tăng, năm giảm; một số loại tội phạm có xu hướng tăng; tội phạm về ma túy có dấu hiệu xảy ra nhiều hơn; các tội phạm xảy ra phổ biến là: Tội vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, Tội cố ý gây thương tích, Tội trộm cắp tài sản… [xem bảng 2.4].

Trong số người vi phạm, phạm tội: có vụ do đối tượng thuộc Quân đội quản lý gây ra; có vụ do người ngoài Quân đội xâm hại đến Quân đội hoặc có vụ do quân nhân và người ngoài Quân đội cùng thực hiện. Đối tượng trong Quân đội vi phạm, phạm tội chủ yếu là quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên chức quốc phòng, hạ sĩ quan, chiến sĩ. Sĩ quan chiếm tỉ lệ thấp, tuy nhiên vẫn có sĩ quan cao cấp hoặc là chỉ huy phạm tội [xem bảng 2.5].

2.3.2. Kết quả hoạt động của Cơ quan điều tra hình sự Quân đội

Để đánh giá kết quả hoạt động của CQĐTHS Quân đội, cần căn cứ vào kết quả hoạt động điều tra, xử lý tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của

Một phần của tài liệu Thẩm quyền điều tra của cơ quan Điều tra hình sự trong Quân đội (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)