Thẩm quyền theo đối tượng

Một phần của tài liệu Thẩm quyền điều tra của cơ quan Điều tra hình sự trong Quân đội (Trang 26)

Điều 3, Pháp lệnh tổ chức Tòa án Quân sự qui định: Các Tòa án Quân sự có thẩm quyền xét xử những vụ án hình sự mà bị cáo là quân nhân tại ngũ, công chức, công nhân viên quốc phòng, và một số đối tượng khác đang thực hiện nhiệm vụ quân sự do các đơn vị Quân đội trực tiếp quản lý hoặc những người không thuộc diện kể trên nhưng phạm tội có liên quan đến bí mật quân sự hoặc gây thiệt hại cho Quân đội [36].

Điều này có nghĩa là những người do Quân đội đang quản lý mà phạm tội hoặc những người khác phạm tội có liên quan đến bí mật quân sự hoặc gây thiệt hại cho Quân đội sẽ do Tòa án quân sự xét xử. Do đó, CQĐTHS Quân đội có thẩm quyền điều tra các vụ án hình sự khi vụ án đó do các đối tượng là: - Quân nhân tại ngũ thuộc các đơn vị của Quân đội bao gồm: sĩ quan, hạ sĩ quan, binh sĩ và quân nhân chuyên nghiệp được quy định trong Luật nghĩa vụ quân sự, Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam;

- Công chức quốc phòng bao gồm những công dân được Quân đội tuyển dụng hoặc từ sĩ quan chuyển sang và do các đơn vị, doanh nghiệp của Quân đội trực tiếp quản lý theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam;

- Công nhân quốc phòng bao gồm: Công dân được tuyển dụng thuộc biên chế của các đơn vị, doanh nghiệp Quân đội; công dân có hợp đồng lao động không xác định thời hạn trong các đơn vị, doanh nghiệp Quân đội, nếu họ phạm tội khi đang thực hiện nhiệm vụ quốc phòng theo hợp đồng;

- Quân nhân dự bị trong thời gian Quân đội tập trung huấn luyện, diễn tập hoặc kiểm tra tình trạng sẵn sàng động viên, tình trạng sẵn sàng chiến đấu theo quy định của pháp luật về lực lượng dự bị động viên;

- Dân quân tự vệ trong thời gian phối thuộc với Quân đội trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu theo quy định của pháp luật về dân quân tự vệ;

- Những người được trưng tập làm nhiệm vụ quân sự do các đơn vị thuộc Quân đội trực tiếp quản lý gồm những công dân do nhu cầu chiến đấu, phục vụ chiến đấu hoặc do nhiệm vụ quân sự

khác được các đơn vị Quân đội trưng tập và trực tiếp quản lý họ để đáp ứng các nhu cầu đó.

- Những người khác ngoài Quân đội phạm tội với những người nêu trên hoặc phạm tội với vai trò đồng phạm với những người nêu trên.

- Vụ án hình sự mà người bị hại là những người nêu trên [34]. Căn cứ này nhằm xác định thẩm quyền điều tra của CQĐTHS Quân đội với các CQĐT thuộc lực lượng Cảnh sát nhân dân, CQĐT thuộc lực lượng An ninh nhân dân và CQĐT thuộc Viện kiểm sát nhân dân Tối cao.

1.3.2. Thẩm quyền theo vụ việc

- Theo quy định tại Khoản 1 Điều 170 BLTTHS, thì Toà án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự về những tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng, trừ các tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia; các tội phá hoại hoà bình, chống loài người và các tội phạm chiến tranh; các tội quy định tại các Điều 93, 95, 96, 172, 216, 217, 218, 219, 221, 222, 223, 224, 225, 226, 263, 293, 294, 295, 296, 322 và 323 của BLHS [30].

So với BLTTHS năm 1988, thì Tòa án cấp huyện được tăng thẩm quyền hơn. Nếu BLTTHS năm 1988 chỉ giao cho Tòa án cấp huyện xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự những tội phạm mà BLHS quy định hình phạt từ bảy năm tù trở xuống, trừ một số tội, nhưng BLHS năm 2003 giao cho Tòa án cấp huyện xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự về những tội phạm mà BLHS quy định hình phạt từ mười lăm năm tù trở xuống. Tuy nhiên, việc tăng thẩm quyền xét xử sơ thẩm cho Tòa án cấp huyện không thể tiến hành đồng loạt ngay sau khi BLTTHS năm 2003 có hiệu lực (ngày 01/7/2004) mà phải căn cứ vào tình hình cụ thể, khả năng và điều kiện của mỗi Tòa án cấp huyện; Tòa

án nào có đủ điều kiện thì được Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao trước, nhưng chậm nhất đến ngày 01/7/2009 tất cả Tòa án cấp huyện sẽ xét xử sơ thẩm theo quyền mới.

- Theo quy định tại Khoản 2 Điều 170 BLTTHS thì:

Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án quân sự cấp quân khu xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự về những tội phạm không thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực hoặc những vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp dưới mà mình lấy lên để xét xử [30].

Thực tiễn xét xử cho thấy nhiều vụ án thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án cấp huyện nhưng lại do Cơ quan điều tra cấp tỉnh khởi tố, điều tra, kết luận và Viện kiểm sát cấp tỉnh cũng truy tố ra Toà án cấp tỉnh, Toà án cấp tỉnh cũng thụ lý và đưa ra xét xử. Tình trạng này tương đối phổ biến, nhưng lại được giải thích rằng, Cơ quan điều tra cấp huyện khởi tố điều tra, kết thúc điều tra, Viện kiểm sát cấp huyện đã truy tố, Toà án cấp tỉnh còn lấy lên để xét xử được huống chi vụ án đã do Cơ quan điều tra cấp tỉnh khởi tố điều tra, Viện kiểm sát cấp tỉnh đã truy tố thì không có lý do gì Toà án cấp tỉnh lại không xét xử sơ thẩm. Chúng tôi cho rằng giải thích như vậy chỉ có tính chất ngụy biện, không có cơ sở và trái với quy định của Bộ luật tố tụng hình sự. Việc Toà án cấp tỉnh quyết định lấy một vụ án thuộc thẩm quyền của Toà án cấp huyện lên để xét xử hoàn toàn khác với việc vụ án thuộc thẩm quyền của cấp huyện nhưng Cơ quan điều tra, truy tố và xét xử ở cấp tỉnh tiến hành tố tụng. Việc nhà làm luật phân định thẩm quyền theo việc cũng đồng thời phân định thẩm quyền điều tra, truy tố, xét xử. Toà án cấp tỉnh chỉ lấy lên để xét xử khi mọi việc điều tra, truy tố đã hoàn tất và việc lấy lên để xét xử cũng chỉ đối với những trường hợp cá biệt.

viên hoặc vụ án khi phát hiện Cơ quan điều tra cấp tỉnh thụ lý điều tra, nhưng khi kết thúc điều tra thì xác định thẩm quyền điều tra lẽ ra thuộc Cơ quan điều tra cấp huyện nhưng Cơ quan điều tra cấp tỉnh đã điều tra và kết thúc điều tra, nên đề nghị Viện kiểm sát cấp tỉnh truy tố bị can ra Toà án cấp tỉnh. Về vấn đề này, có thể chấp nhận lúc đầu Cơ quan điều tra cấp tỉnh điều tra nhưng khi kết thúc điều tra mà phát hiện thấy thẩm quyền xét xử của Toà án cấp huyện thì đề nghị chuyển về Viện kiểm sát cấp huyện để Viện kiểm sát cấp huyện lập cáo trạng truy tố bị can ra Toà án cấp huyện xét xử hoặc Viện kiểm sát cấp tỉnh lập cáo trạng nhưng truy tố bị can ra Toà án cấp huyện có thẩm quyền xét xử vụ án đó, đồng thời uỷ quyền cho Viện kiểm sát cấp huyện thực hành quyền công tố trước Toà án cấp huyện, mà không nên truy tố ra Toà án cấp tỉnh để xét xử vụ án đó.

Điều 173 Bộ luật tố tụng hình sự quy định trong trường hợp bị cáo phạm nhiều tội, trong đó có tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án cấp tỉnh thì Toà án cấp tỉnh xét xử toàn bộ vụ án. Ví dụ: Nguyễn Văn A phạm tội cố ý gây thương tích thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 104 Bộ luật hình sự có mức cao nhất của khung hình phạt là bảy năm tù, thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án cấp huyện và tội đưa hối lộ thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 289 Bộ luật hình sự có mức cao nhất của khung hình phạt là hai mươi năm tù thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án cấp tỉnh, thì do Toà án cấp tỉnh xét xử đối với cả hai hành vi phạm tội của Nguyễn Văn A.

- Theo quy định tại Điều 3 Pháp lệnh tổ chức Toà án quân sự thì:

Toà án quân sự có thẩm quyền xét xử những vụ án hình sự mà bị cáo là quân nhân tại ngũ, công nhân, nhân viên quốc phòng, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu, dân quân tự vệ phối thuộc chiến đấu với quân đội và những người được trưng tập làm nhiệm vụ quân sự

do các đơn vị quân đội trực tiếp quản lý và những người tuy không thuộc các đối tượng trên nhưng hành vi phạm tội của họ có liên quan đến bí mật quân sự hoặc gây thiệt hại cho quân đội. Điều 4 Pháp lệnh tổ chức Tòa án quân sự quy định đối với những người không còn phục vụ trong quân đội mà phát hiện tội phạm của họ được thực hiện trong thời gian phục vụ trong quân đội hoặc những người đang phục vụ trong quân đội mà phát hiện tội phạm của họ được thực hiện trước khi vào quân đội thì Toà án quân sự xét xử những tội phạm có liên quan đến bí mật quân sự hoặc gây thiệt hại cho quân đội; những tội phạm khác do Toà án nhân dân xét xử [36]. Trong trường hợp bị cáo phạm nhiều tội, có tội thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án cấp khu vực, có tội thuộc thẩm quyền của Toà án cấp quân khu, thì Toà án cấp quân khu xét xử toàn bộ vụ án [30, Điều 173].

Như vậy, căn cứ vào thẩm quyền xét xử theo việc, nếu vụ án không thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án mình thì phải chuyển cho Toà án có thẩm quyền xét xử để xét xử vụ án đó. Việc chuyển vụ án trong trường hợp này là chuyển từ Toà án cấp dưới lên Toà án cấp trên và ngược lại. Việc chuyển vụ án do không thuộc thẩm quyền xét xử theo việc, nói chung không vướng mắc, vì vấn đề giải quyết mối quan hệ giữa Toà án cấp dưới với Toà án cấp trên bao giờ cũng dễ hơn giữa các Toà án cùng cấp. Tuy nhiên, cũng có trường hợp giữa Toà án cấp trên với Toà án cấp dưới thống nhất được về thẩm quyền xét xử nhưng Viện kiểm sát lại không đồng ý thì vấn đề phức tạp hơn. Ví dụ: Viện kiểm sát quân sự khu vực truy tố bị can về tội cố ý gây thương tích quy định tại khoản 3 Điều 104 Bộ luật hình sự nhưng Tòa án quân sự khu vực cho rằng bị can phạm tội giết người quy định tại Điều 93 Bộ luật hình sự, nên đã chuyển vụ án lên Tòa án quân sự cấp quân khu để Viện kiểm

sát quân sự cấp quân khu truy tố bị can ra Toà án quân sự cấp quân khu xét xử, nhưng Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu lại cho rằng bị can chỉ phạm tội cố ý gây thương tích như Viện kiểm sát quân sự khu vực truy tố là đúng, nên Toà án quân sự cấp quân khu không thể xét xử vụ án được. Thực tiễn xét xử cho thấy, chỉ có Toà án cấp dưới chuyển vụ án cho Toà án cấp trên (Toà án quân sự khu vực chuyển vụ án cho Toà án quân sự cấp quân khu), vì nếu Toà án cấp dưới xét xử thì chắc chắn bản án sẽ bị huỷ, còn Toà án cấp trên rất ít chuyển vụ án khi xét thấy không thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án mình cho Toà án cấp dưới xét xử, nhưng bản án do Toà án cấp trên xét xử sai thẩm quyền lại không bị huỷ vì cho rằng “coi như” trường hợp “lấy lên để xét xử” mà chúng tôi đã nêu ở trên.

Từ những qui định trên về thẩm quyền của Tòa án thì thẩm quyền điều tra của CQĐTHS Quân đội cũng được quy định cụ thể như sau:

- CQĐTHS cấp khu vực có thẩm quyền điều tra các tội phạm ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng trừ các tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia; các tội phá hoại hoà bình, chống loài người và các tội phạm chiến tranh; các tội quy định tại các Điều 93, 95, 96, 172, 216, 217, 218, 219, 221, 222, 223, 224, 225, 226, 263, 293, 294, 295, 296, 322 và 323 của BLHS.

- CQĐTHS cấp Quân khu có thẩm quyền điều các tội phạm đặc biệt nghiêm trọng và các tội phạm ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng và tội rất nghiêm trọng qui định tại chương các tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia (Chương 12 BLHS); các tội phá hoại hoà bình, chống loài người và các tội phạm chiến tranh (Chương 24 BLHS) và các tội quy định tại các Điều 93, 95, 96, 172, 216, 217, 218, 219, 221, 222, 223, 224, 225, 226, 263, 293, 294, 295, 296, 322 và 323 của BLHS.

- Thẩm quyền điều tra của Cục điều tra hình sự ở Bộ Quốc phòng tiến hành điều tra những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp thuộc thẩm quyền điều tra của CQĐTHS quân khu và tương đương nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra. Đối tượng tiến hành điều tra thuộc thẩm quyền điều tra của Cục Điều tra hình sự Bộ Quốc phòng cũng được quy định cụ thể:

+ Quân nhân khi phạm tội có quân hàm cấp tướng.

+ Quân nhân khi phạm tội giữ chức vụ Sư đoàn trưởng, Cục trưởng và tương đương trở lên.

+ Những vụ án đặc biệt nghiêm trọng và phức tạp là những vụ án gây ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện nhiệm vụ chung của Quân đội, gây thiệt hại nghiêm trọng đến đường lối, chính sách lớn của Nhà nước về chính trị, kinh tế, ngoại giao, tôn giáo, dân tộc hoặc những vụ án có liên quan đến nhiều ngành, nhiều cơ quan trong và ngoài quân đội, trong nước và ngoài nước.

+ Những vụ án thuộc thẩm quyền điều tra của CQĐTHS cấp quân khu nhưng do tính chất phức tạp của vụ án trong việc thu thập chứng cứ, có nhiều mối quan hệ đến nhiều cơ quan trong và ngoài quân đội, đối tượng phạm tội giữ chức vụ quan trọng trong tổ chức của cấp Quân khu và tương đương như tài chính... [14].

Ngoài ra, căn cứ Khoản 1 Điều 15 Pháp lệnh tổ chức Điều tra hình sự; Khoản 2 Điều 110 Bộ luật Tố tụng hình sự; Khoản 3 mục II Thông tư liên tịch số 01/2005/TTLT-TANDTC-VKSNDTC- BQP-BCA ngày 18/4/2005 của Tòa án nhân dân tối cao-Viện kiểm sát nhân dân tối cao-Bộ Quốc phòng-Bộ Công an thì CQĐTHS khu vực có thẩm quyền điều tra những vụ án mà đối tượng phạm tội có quân hàm từ Trung tá trở xuống hoặc có chức vụ từ Chỉ huy trưởng

Trung đoàn và tương đương trở xuống và có khung hình phạt cao nhất từ 15 năm tù trở xuống, trừ các tội phạm quy định tại các điều 93, 95, 96, 172, 216, 217, 218, 219, 221, 222, 223, 224, 225, 226, 263, 322, 323 của Bộ luật hình sự [35].

1.3.3. Thẩm quyền theo lãnh thổ

Khoản 1 Điều 171 Bộ luật tố tụng hình sự quy định Tòa án có thẩm quyền xét xử vụ án hình sự là Tòa án nơi tội phạm được thực hiện. Trong trường hợp tội phạm được thực hiện tại nhiều địa điểm khác nhau hoặc không xác định được nơi thực hiện tội phạm thì Toà án có thẩm quyền xét xử là Toà án nơi kết thúc việc điều tra. Trong trường hợp bị cáo phạm tội ở nước ngoài mà đưa về xét xử tại Việt Nam thì Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi cư trú cuối cùng của bị cáo ở trong nước xét xử. Nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng ở trong nước thì tùy từng trường hợp Chánh án Tòa án nhân dân tối

Một phần của tài liệu Thẩm quyền điều tra của cơ quan Điều tra hình sự trong Quân đội (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)