Tình yêu là sức mạnh nâng đỡ tâm hồn

Một phần của tài liệu luận văn đại học sư phạm chuyên ngành văn học Tình yêu trong truyện ngắn của K. Pauxtôpxki (Trang 64 - 67)

NGƯỜI KỂ CHUYỆN TÌNH YÊU

3.3.3.Tình yêu là sức mạnh nâng đỡ tâm hồn

“Cái không thể đã thành có thể Con đường dài hóa dễ với ta Nhọc nhằn chi mấy cũng qua

Cuối đườn tìm kiếm khi ta thấy nàng”

Có thể mượn những vần thơ của Blôck trong cuốn sách để ngỏ nơi ngôi nhà của Onga Anđrêepna để nói về tình yêu trong truyện ngắn của Pauxtôpxki. Tư những câu chuyện tình yêu ngọt ngào, lãng mạn trong trang văn Pauxtôpxki, ta thấy tình yêu có một sức mạnh diệu kì có thể nâng đỡ tâm hồn con người, “làm cho cuộc đời hưng sáng giữa những gì tẻ nhạt tầm thường, tù đọng và thực dụng”. Nikôlai Pôtapốp trong truyện ngắn “Tuyết” trở về nhà trong nỗi buồn đau và cô đơn vô hạn, cha anh đã mất, ngôi nhà thân thuộc của anh đã có những người xa lạ và vô tình đến ở. Nhưng khi gặp Tachiana, khi nhìn thấy và được sống lại cảm giác thân thuộc trong ngôi nhà ấm áp, Nikôlai có “cảm giác kỳ lạ là mình đang sống trong một giấc mộng nhẹ nhàng” [17; 315] nhưng rất vững chắc và truyện kết thúc khi anh lên đường trong niềm hạnh phúc hân hoan, đầy hy vọng vào tình yêu và cuộc sống. Cuộc sống cô đơn, trôi dạt, bơ vơ của Pêtrốp trong “Cầu vồng trắng” khiến anh tuy còn trẻ mà cảm thấy mình như một ông già, anh sống một cuộc đời trầm lặng và dường như lãng quên cả sự tươi đẹp của cuộc sống. Nhưng tư khi Elêna đến bên anh, sưởi ấm anh giữa cuộc đời lạnh giá thì Pêtrôp đã cảm nhận được tất cả vẻ đẹp cùng sức sống của thành phố Trung Á với “tuyết trắng và vưng mặt trời lồ lộ

trên trời xuân trong vắt” [17; 367]. Thành phố ấy “một năm trước đây tưởng chưng như ảm đạm và dữ dội” [17; 367] giờ đây lại hé ra những “ngày tươi sáng, bầu trời trong trẻo, mùi lá mục và vẻ yên tĩnh của những khu vườn cổ xưa” [17; 368]. Tại sao trước đây Pêtrốp không nhận ra những điều đó? Anh tự lí giải sự thay đổi trong tâm hồn và cái nhìn cuộc sống của mình là do trước đây “anh chỉ có một mình và nhìn tất cả chỉ có một mình” [17; 368], còn giờ đây bên anh đã có bàn tay ấm áp, có đôi mắt tươi cười và giọng nói trầm ấm của Elêna. Bấy nhiêu thôi cũng đủ cho chúng ta thấy rằng tình yêu là một chỗ dựa bình yên, là sức mạnh kì diệu có thể làm hồi sinh nhưng tâm hồn đang dần chai sạn trước cuộc sống, có thể thắp lên ngọn lửa tin yêu cho bao nhiêu trái tim trên đường đời còn nhiều cơ cực, đắng cay.

Pauxtôpxki không bao giờ trực tiếp phát biểu quan niệm của mình về tình yêu nhưng may mắn thay, ông lại nằm trong trường hợp “những xúc động và suy nghĩ của nhà văn” “nằm gọn trong các tác phẩm của họ” và “sách của ông chính là cuộc đời ông” [20; 329]. Như vậy, quan niệm về tình yêu của người kể chuyện được qua những câu chuyện, qua nhân vật, qua giọng điệu… cũng chính là quan niệm của bản thân tác giả. Tình yêu mà Pauxtôpxki ca ngợi trong truyện ngắn của mình là tình cảm trong sáng, chân thành, cao đẹp xuất phát tư chính trái tim, tư tâm hồn của con người. Đó là thứ tình yêu vị tha gắn liền với sự hi sinh, hiến dâng hết mình, đồng thời cũng chính là nguồn sức mạnh tinh thần lớn lao tiếp sức cho con người trong cuộc sống. Nếu có thể dùng màu sắc để miêu tả các câu chuyện tình yêu của Pauxtôpxki thì đó chính là màu trắng tinh khôi, thanh sạch như những bông tuyết trắng. Nếu Sêkhốp luôn mang một cái nhìn bi quan về tình yêu, rằng “có tất cả mọi thứ, duy chỉ tình yêu là chưa đến” thì đến với Pauxtôpxki, người đọc sẽ được tiếp thêm niềm tin yêu, lạc quan về cuộc sống hạnh phúc, rằng tình yêu, “thứ tình yêu trong sáng, chân chính nhất định sẽ đến” [17; 465] cho dù ta có muốn

hay không. Đó là một quan niệm tiến bộ, thể hiện rõ tình yêu cuộc sống và niềm tin tưởng, lạc quan vào tương lai.

* Tiểu kết

Người kể chuyện là một yếu tố nghệ thuật quan trọng trong truyện ngắn của Pauxtôpxki. Người kể chuyện tình yêu với cái nhìn chủ yếu tư bên trong, có sự chuyển dịch linh hoạt giữa điểm nhìn bên trong và bên ngoài, kết hợp đa dạng các kiểu điểm nhìn không gian và điểm nhìn thời gian, sự kết hợp hài hòa giọng điệu trầm buồn sâu lắng với giọng thiết tha, giàu cảm xúc đã mang lại sức hấp dẫn kì diệu cho các truyện ngắn viết về tình yêu. Đồng thời, điểm nhìn, giọng điệu trần thuật cùng với các câu chuyện và nhân vật tình yêu đã cho thấy một quan niệm về tình yêu trong sáng, khỏe khoắn, lạc quan. Những yếu tố này tiếp tục biểu hiện tính chất lãng mạn trữ tình “đầy sinh khí” trong truyện ngắn viết về tình yêu nói riêng sáng tác của Pauxtôpxki nói chung.

Một phần của tài liệu luận văn đại học sư phạm chuyên ngành văn học Tình yêu trong truyện ngắn của K. Pauxtôpxki (Trang 64 - 67)