Chân dung tiểu sư

Một phần của tài liệu luận văn đại học sư phạm chuyên ngành văn học Tình yêu trong truyện ngắn của K. Pauxtôpxki (Trang 29 - 32)

NHÂN VẬT TÌNH YÊU

2.1.1.Chân dung tiểu sư

Trong mười hai truyện ngắn viết về tình yêu đã được khảo sát, chỉ có ba truyện kể về các nhân vật thân phận đặc biệt như “Chuyến xe đêm” (kể về Anđecxen và một thiếu phụ quý tộc), “Suối cá hương” (viên thống chế thời Napôlêông và nữ danh ca Maria Tsernưi) và “Bụi quý” (kể về Samet - người

quét rác thành Pari và Xuyzan - một thiếu nữ quý tộc). Trong các truyện ngắn còn lại, nhân vật tình yêu đều là những con người bình thường trong xã hội Xô Viết với những nghề nghiệp hết sức bình thường như người trồng rưng, người lính, ý tá, ca sĩ, họa sĩ…

Cô sinh viên Masa (Cây tường vi) vưa tốt nghiệp đại học lâm nghiệp ở Lêningrat đã đi về vùng hạ lưu sông Vonga xa xôi để trồng rưng cho một nông trường. Aliôsa (Sương giá ban mai) tưng là sinh viên Học viện lâm nghiệp, sau đó trở thành giám đốc kiểm lâm. Đại tá công binh Duép (Một đêm tháng mười) vốn là người trồng rưng, sau chiến tranh anh trở về với những cánh rưng, cùng người phụ việc là Đasa. Họ đều là những con người bình thường trong công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa.

Bên cạnh những những con người đang tích cực góp sức lao động của mình để xây dựng đất nước, Pauxtôpxki đã dành khá nhiều trang viết của mình để ngợi ca tình yêu của những người lính và những y tá mặt trận. Có lẽ, chiến tranh đã khiến cho những điều bình thường trở nên bất thường, và trong

hoàn cảnh ấy những người lính, người y tá chăm sóc cho thương binh lại là những con người bình thường nhất trong xã hội. Đi đến đâu ta cũng dễ dàng bắt gặp những người lính như trung úy Nikôlai Pôtapốp, thiếu tá Kuzmin, những anh phi công, anh lính thủy hay những cô y tá như Nátchia hoặc người thiếu phụ trong truyện ngắn “Gió biển”.

Các nhân vật nghệ sĩ cũng có vai trò khá quan trọng trong các truyện ngắn viết về tình yêu của Pauxtôpxki. Đó không phải là những người nghệ sĩ nổi tiếng mà chỉ là những ca sĩ, họa sĩ, diễn viên hết sức bình thường, cuộc sống của họ cũng gắn liền với đời sống của quần chúng. Nghệ thuật thường gắn liến với tính chất lãng mạn, bay bổng và thông thường, khi nhắc đến các nghệ sĩ, những người lao động nghệ thuật, người ta thường nghĩ đến sự thoát li, xa rời đời sống hiện thực. Thế nhưng, nhân vật nghệ sĩ trong các câu chuyện tình yêu của Pauxtôpxki lại là những con người đời thường bởi họ không phải là những nghệ sĩ vị nghệ thuật. Những họa sĩ như Pêtrốp, Balasốp đã tư bỏ cây bút và màu vẽ để cầm chắc tay súng chiến đấu bảo vệ tổ quốc. Những ca sĩ như Tachiana, Natalia Xamôilôva đã đem lời ca tiếng hát của mình để cổ vũ, động viên, mang đến niềm vui và hạnh phúc cho những người lính đang hàng ngày, hành giờ phải đối mặt với bom đạn chiến tranh.

Viết về tình yêu của những con người đó, dường như Pauxtôpxki đã có dụng ý lược bỏ những chi tiết về lai lịch, xuất thân của nhân vật. Rất khó tìm thấy trong truyện ngắn Pauxtôpxki những con người với đầy đủ, chi tiết các thông tin về tên tuổi, lai lịch… Lai lịch của nhân vật được giới thiệu chỉ với vài câu ngắn gọn: “Trong làng có một thiếu nữ nổi tiếng khắp vùng là đẹp và làm ren khéo. Đó là Nát-chi-a, con gái người coi rưng” [19; 14]. Cách giới thiệu đó chỉ đủ cho chúng ta biết những thông tin cơ bản nhất về nhân vật: tên, độ tuổi, nghề nghiệp, quê hương (một vùng phía Bắc) và gia đình (con gái người gác rưng). Tuổi tác của các nhân vật cũng không phải số tuổi cụ thể, trư Kuzmin trong truyện ngắn “Bình minh mưa” được xuất hiện với một số tuổi chính xác là bốn mươi thì các nhân vật khác đều chỉ được biết đến với một độ tuổi ước

chưng qua những cách nói như “thiếu nữ”, “thiếu phụ”, “trẻ tuổi”, “đầu anh đã hai thứ tóc”… Thậm chí một số nhân vật không có tên mà chỉ được gọi tên bằng cách định danh chung chung bằng nghề nghiệp và độ tuổi: “anh phi công trẻ tuổi”, “anh lính thủy trẻ tuổi”, “cô y tá trẻ tuổi”. Cách giới thiệu nhân vật như vậy một mặt làm tăng tính khái quát của hình tượng nhân vật, đồng thời cũng cho chúng ta cảm nhận đó là những con người hết sức bình thường, giản dị mà chúng ta có thể gặp ở bất cứ nơi đâu trong cuộc sống.

Cùng với thân phận bình thường, nhân vật trong các câu chuyện tình yêu của Pauxtôpxki còn được đặt trong những hoàn cảnh đời thường, giản dị. Tình yêu có khi nảy nở trên một “chuyến xe đêm” rong ruổi, lúc lại hiện ra trong “một đêm tháng mười” khi kết thúc chiến tranh và người lính trở về miền quê cũ tiếp tục trồng rưng. Trong truyện ngắn “Cây tường vi”, Masa và anh phi công trẻ tuổi đang tham gia vào công cuộc xây dựng đất nước. Trong các truyện ngắn còn lại, các câu chuyện tình yêu đều được đặt trong bối cảnh chiến tranh nhưng hoàn cảnh xuất hiện cụ thể của các nhân vật lại không liên quan đến sự ác liệt của chiến tranh, đó là những kì nghỉ phép, những lần dưng chân hay một đêm văn nghệ… Có thể nói, các nhân vật tình yêu của Pauxtôpxki đã sống trong những khoảnh khắc đời thường, bình dị nhất của cuộc sống nhưng chính giây phút ấy lại là những lát cắt tiêu biểu trong cuộc đời làm sáng lên những vẻ đẹp thuộc về bản chất con người.

Nhân vật tình yêu của Pauxtôpxki phần lớn là những người trí thức, thuộc tầng lớp trung lưu ở thành thị. Họ chính là những con người Xô Viết, những con người của Chủ nghĩa Xã hội với những tên tuổi, nghề nghiệp, xuất thân bình thường và được đặt trong những hoàn cảnh đời thường nhất của cuộc sống. Việc lựa chọn những con người Xô Viết bình thường làm đối tượng trung tâm trong các câu chuyện tình yêu cũng hé lộ với người đọc nhiều điều về Pauxtôpxki. Trong văn học Nga đã có nhiều nhà văn viết về tình yêu nhưng mỗi nhà văn lại hướng đến những đối tượng khác nhau. Puskin tập trung khám phá câu chuyện tình yêu của những nhân vật quý tộc,

Sêkhốp tuy viết có viết về những người nông dân và một số nhân vật quý tộc ở thành thị nhưng chủ yếu là những con người ở tầng lớp trung lưu. Aimatốp lại thường viết về tình yêu của những con người lao động nông thôn. Mỗi nhà văn thường hướng ngòi bút của mình đến một số đối tượng nào đó, và thông thường sự lựa chọn đó xuất phát tư tình cảm yêu mến và sự hiểu biết của nhà văn về đối tượng miêu tả. Đối với Pauxtôpxki, việc lựa chọn viết về tình yêu của những con người đời thường, cụ thể hơn là những người trí thức trung lưu thành thị, có lẽ cũng không nằm ngoài quy luật đó. Xuất thân trong một gia đình trí thức (cha là nhân viên đường sắt, mẹ xuất thân tư một gia đình trí thức Ba Lan), bản thân Pauxtôpxki cũng tưng là sinh viên của hai trường đại học, bởi vậy tầng lớp trí thức trở nên quen thuộc đối với Pauxtôpxki một cách rất tự nhiên. Hơn nữa, cuộc đời Pauxtôpxki gắn liền với những biến cố lớn lao của lịch sử Xô Viết và nhân loại, ông là nhân chứng của hai cuộc chiến tranh thế giới khủng khiếp, là người chứng kiến sự chuyển mình của nước Nga trong thời đại Cách mạng tháng Mười vĩ đại. Ông đã làm rất nhiều nghề tư việc đánh cá, làm công nhân trong các nhà máy đến việc cầm súng chiến đầu rồi trở thành phóng viên mặt trận và đã đi khắp Liên bang Xô Viết. Cuộc sống ấy càng khiến Pauxtôpxki gần gũi hơn, am hiểu hơn và cũng yêu mến hơn những con người lao động bình thường trong xã hội Xô Viết như những người lính, những y tá mặt trận, những người làm ren, người trồng rưng, để rồi ông ca ngợi tình yêu của những con người đời thường đó bằng những truyện ngắn trong sáng, giản dị mà sâu sắc, thâm trầm. Điều này đã cung cấp cho chúng ta những cơ sở đầu tiên để phản bác lại những ý kiến phê phán Pauxtôpxki, cho rằng ông “đưa văn học thoát khỏi mảnh đất trền thế”, “bay bổng lên chốn phù phiếm cao xa” [20; 347].

Một phần của tài liệu luận văn đại học sư phạm chuyên ngành văn học Tình yêu trong truyện ngắn của K. Pauxtôpxki (Trang 29 - 32)