Điểm nhìn không gian và điểm nhìn thời gian

Một phần của tài liệu luận văn đại học sư phạm chuyên ngành văn học Tình yêu trong truyện ngắn của K. Pauxtôpxki (Trang 54 - 57)

NGƯỜI KỂ CHUYỆN TÌNH YÊU

3.1.2. Điểm nhìn không gian và điểm nhìn thời gian

Điểm nhìn trong tác phẩm tự sự còn có thể chia thành điểm nhìn không gian và điểm nhìn thời gian. Nếu nói điểm nhìn là “vị trí người kể chuyện dựa vào để quan sát, cảm nhận, trần thuật, đánh giá các nhân vật, sự kiện” [32;

104] thì không gian và thời gian là hai trục tọa độ cơ bản nhất để xác định vị trí đó. Bởi vậy, việc nghiên cứu cái nhìn của người kể chuyện trong quan hệ với không gian, thời gian là một vấn đề quan trọng.

3.1.2.1. Điểm nhìn không gian

Thường xuyên xuất hiện trong các câu chuyện tình yêu của Pauxtôpxki là những bức tranh phong cảnh được miêu tả tư xa đến gần, tư cao đến thấp. Khung cảnh thành phố Trung Á nơi Pêtrốp được gọi nhập ngũ (Cầu vồng trắng) hiện ra với “Dãy núi Atalao đứng sững ở phía nam thành phố như một bức tường thành màu xám. Tuyết đã rắc lên các đỉnh núi. Buổi tối trong những căn nhà đều giá lạnh và im lìm. Họa hoằn trong vài cửa sổ mới có ánh đèn dầu leo lét” [17; 361]. Bức tranh thiên nhiên khi Nikôlai (Tuyết) đi về nhà tiếp tục được miêu tả theo cái nhìn tư xa đến gần, bắt đầu tư trên cao với “một bầu trời xanh xám” và “tuyết lơ thơ”, sau đó điểm nhìn dần dần dịch chuyển hạ thấp xuống về “phía sườn đồi bên kia thành phố”, rồi đến “khu vườn nằm trong băng bụi và ngôi nhà ánh lên một màu đen, khói bay ra tư ống khói của ngôi nhà” [17; 312]. Điểm nhìn này giúp tái hiện những bức tranh thiên nhiên rộng lớn, làm nền cho sự xuất hiện của con người.

Bên cạnh điểm nhìn tư xa, bao quát khung cảnh rộng lớn, người kể chuyện tình yêu trong truyện ngắn của Pauxtôpxki còn quan sát sự vật bằng cái nhìn cận cảnh để khám phá những vẻ đẹp tinh tế của thiên nhiên với với tất cả “màu sắc và hương vị tươi nguyên” [20; 337]. Bức tranh cánh đồng hoa tươi đẹp trong truyện ngắn “Cây tường vi” rõ ràng được đặt dưới một cái nhìn cận cảnh với sự quan sát thật tỉ mỉ, chi tiết: “Hai bên đường, những cây tường vi mọc cao lút thành một bức tường dựng đứng. Hoa tường vi nở còn ướt át, đỏ rực như những ngọn lửa…Trong rặng tường vi những con ông vằn đen cần mẫn bay vo vo… Tưng quãng một , những bụi cây tường vi lại cắt quãng bằng những bụi cựa gà nở rộ chĩa lên những bông hoa hình nến màu xanh sẫm gần như màu đen” [17; 284]. Đặc biệt, điểm nhìn cận cảnh tỏ ra có ưu thế khi quan sát, miêu tả diện mạo, cử chỉ của nhân vật. Một lọn tóc

rơi trên vai, gương mặt thanh thanh quen thuộc, những bìm tóc búi dầy và đường cong thanh tao nơi cổ của của Onga hiện lên rất gần qua cái nhìn của Kuzmin (Bình minh mưa). Cả ánh mát xám xao xuyến của Đasa cùng gương mặt nghiêm nghị, những cử chỉ vụng về, bối rối (Một đêm tháng mười) và đôi bàn tay đen sạm trong bóng đêm, “chỉ có những móng tay lấp lánh trắng ở đầu ngón” [17; 277] của Masa (Cây tường vi) cũng được quan sát bởi một cái nhìn cận cảnh, gần gũi.

Như vậy, điểm nhìn không gian có sự thay đổi linh hoạt trong truyện ngắn của Pauxtôpxki. Xen giữa cái nhìn bao quát, rộng lớn về thiên nhiên tạo nên phông nền cho câu chuyện là cái nhìn cận cảnh tạo nên những điểm nhấn của thiên nhiên và cuộc sống con người.

3.1.2.2. Điểm nhìn thời gian

Trong truyện ngắn của mình, không ít lần Pauxtôpxki đảo ngược kết cấu thời gian, để cho nhân vật nhìn về quá khứ qua làn sương mờ của kí ức bằng những đoạn hồi tưởng. Tuy nhiên, các câu chuyện tình yêu của Pauxtôpxki hầu hết đều được kể lại tư điểm nhìn thời gian hiện tại như sự việc đang diễn ra. Các truyện ngắn đều diễn ra theo trình tự tuyến tính, rất ít những đoạn hồi tưởng, nếu có thì cũng là hồi tưởng về thời gian quá khứ gần và không phải là trọng tâm của truyện (Bình minh mưa). Trong truyện ngắn “Sương giá ban mai”, khi kể câu chuyện tình yêu trong hiện tại của Elêna, người kể chuyện có xen vào đó câu chuyện tình yêu trong quá khứ của nhân vật: “Mùa hè ấy, Elêna Pêtơrốpna – lúc đó vẫn còn gọi là Lêna làm quan với anh sinh viên Học viện Lâm nghiệp Aliôsa Bêliápxki…” [16; 39]. Nhưng ngay sau câu mở đầu giúp nhận biết thời gian quá khứ đó, người kể chuyện cũng không còn đứng ở thời điểm hiện tại mà dường như đã hoàn toàn quay lại quá khứ để kể lại câu chuyện tình yêu của các nhân vật với điểm nhìn hiện tại của quá khứ.

Việc lựa chọn kể chuyện tư điểm nhìn thời gian nào có ảnh hưởng mạnh mẽ đến tính chất của câu chuyện được kể và còn góp phần thể hiện

quan niệm của nhà văn. Trong văn học Nga, I. Bunin cũng là một nhà văn dành nhiều tâm huyết của mình với đề tài tình yêu. Tình yêu trong truyện ngắn của Bunin thường là những câu chuyện đã qua cho nên người kể chuyện thường xuyên đắm chìm trong quá khứ với những hoài niệm, nhớ nhung. Khác với Bunin, Pauxtôpxki luôn kể chuyện tình yêu tư điểm nhìn hiện tại, đó có thể là điểm nhìn hiện tại trong hiện tại hoặc điểm nhìn hiện tại trong quá khứ. Bởi vậy, người đọc không tìm thấy trong các truyện tình yêu sự nhớ nhung, tiếc nuối, ân hận, xót xa… vốn là những cảm xúc thường tình khi nghĩ về một mối tình đã qua. Hơn nữa, điểm nhìn trần thuật trong các truyện ngắn tình yêu của Pauxtôpxki không chỉ dưng lại ở hiện tại mà còn là điểm nhìn hướng đến tương lai mang đến cho người đọc cảm nhận rằng câu chuyện tình yêu đang diễn ra và vẫn còn tiếp tục. Qua điểm nhìn đó, dường như Pauxtôpxki muốn gửi đến người đọc một lời nhắn nhủ: hãy trân trong tình yêu trong hiện tại và hãy hướng đến hạnh phúc trong tương lai.

Một phần của tài liệu luận văn đại học sư phạm chuyên ngành văn học Tình yêu trong truyện ngắn của K. Pauxtôpxki (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w