NGƯỜI KỂ CHUYỆN TÌNH YÊU
3.3.2. Tình yêu là sự hiến dâng
Trong các câu chuyện tình yêu của Pauxtôpxki, người đọc còn cảm động bởi sự hy sinh, hiến dâng hết mình của những người đang yêu. Có những tình yêu vị kỉ, nhưng cũng có những tình yêu cao quý sẵn sàng hiến dâng tất cả cho người mình yêu. Trong truyện ngắn “Bụi quý”, Samet - người quét rác thành Pari đã mất hàng bao nhiêu năm âm thầm gom góp, chắt lọc bụi vàng tư những thứ rác rưởi của hiệu kim hoàn. Con người bất hạnh, nghèo khổ, bệnh tật ở dưới đáy cùng của xã hội ấy không đánh bông hồng vàng để mang lại hạnh phúc bản thân mình mà để dành cho Xuyzan. Tấm lòng ấy ngời sáng và đáng trân quý biết bao khi đặt bên cạnh những mối tình vụ lợi, yêu vì tiền bạc, vì lợi ích. Bông hồng vàng không chỉ tượng trưng cho lao động nghệ thuật của nhà văn mà trước hết nó là biếu tượng của tình yêu cao đẹp, sáng trong, mãnh liệt. Tình yêu của Nikôlai trong truyện ngắn “Tuyết” cũng vậy, anh “yêu người con gái ấy đến hy sinh cả bản thân mình” [17; 316] và luôn tâm niệm tất cả cuộc đời mình là để dành cho người con gái yêu thương. Viên thống chế trong truyện ngắn “Suối cá hương” sẵn sàng tư bỏ cả đội quân trước ngày viễn chinh và mệnh lệnh của hoàng đế để ở lại bên Maria Tsernưi
trong ngôi nhà của người coi rưng. Còn Nátchia - cô gái làm ren ở một vùng quê xa xôi hẻo lánh cũng dành hết tất cả trái tim mình cho người yêu, dứt lòng rời bỏ cả quê hương thân yêu và người cha già yếu để, lặn lội, bôn ba khắp các chiến trường trong lửa đạn chiến tranh để đi tìm tình yêu của mình. Có thể nói, hạnh phúc đối với các nhân vật của Pauxtôpxki chính là “cho người mãi mãi” [17; 396].