Giọng điệu – sự đan xen

Một phần của tài liệu luận văn đại học sư phạm chuyên ngành văn học Tình yêu trong truyện ngắn của K. Pauxtôpxki (Trang 57 - 58)

NGƯỜI KỂ CHUYỆN TÌNH YÊU

3.2. Giọng điệu – sự đan xen

Pauxtôpxki đã tưng khẳng định: “văn xuôi chân chính bao giờ cũng có tiết tấu của nó”. Tiết tấu ấy hay chính là giọng điệu riêng của tưng tác phẩm, của mỗi nhà văn. Giáo trình “Lí luận văn học” (tập 2, Trần Đình Sử chủ biên) cho rằng “giọng điệu trong văn bản thể hiện cái giọng điệu riêng mang thái độ, tình cảm và đánh giá của tác giả” nhưng “không đồng nhất với giọng điệu bẩm sinh của tác giả vốn có ngoài đời” [32; 109]. Giọng điệu giúp liên kết văn bản nghệ thuật thành một thể thống nhất, đồng thời liên kết văn bản với ngữ cảnh ngoài văn bản, với không khí xã hội, thời đại, thể hiện sự đánh giá, ý chí, cảm xúc của nhà văn. Như vậy, giọng điệu trần thuật có vai trò quan trọng trong việc “phản ánh lập trường xã hội, thái độ tình cảm và thị hiếu của tác giả, có vai trò rất lớn trong việc tạo nên phong cách nhà văn và truyền cảm cho người đọc” [26; 134]. Đó là một phương diện quan trọng để đi vào thế giới nghệ thuật của tác phẩm, khám phá những điều sâu kín mà nhà văn muốn gửi đến người đọc.

Một tác phẩm hay phải có được một giọng điệu riêng, nếu không thì người kể chuyện sẽ trở thành một nhân vật vô duyên. Hơn nữa, giọng điệu những tác phẩm có trị thường đa dạng, có nhiều sắc thái trên cơ sở một giọng điệu chủ đạo chứ không bao giờ đơn điệu. Đối với văn xuôi Pauxtôpxki, giọng điệu là một yếu tố đặc biệt hấp dẫn người đọc, dịch giả Phan Hồng Giang là người đã nắm bắt được điều đó và khẳng định “cái vô hình làm nên thần thái của văn Pauxtôpxki – ấy chính là giọng điệu của ông” [20; 344].

Một phần của tài liệu luận văn đại học sư phạm chuyên ngành văn học Tình yêu trong truyện ngắn của K. Pauxtôpxki (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w