Những hành động công dân cao cả

Một phần của tài liệu luận văn đại học sư phạm chuyên ngành văn học Tình yêu trong truyện ngắn của K. Pauxtôpxki (Trang 39 - 41)

NHÂN VẬT TÌNH YÊU

2.2.3.Những hành động công dân cao cả

Bên cạnh những hành động của nhân vật để biểu cảm xúc tinh tế, khó nắm bắt trong tình yêu, nhân vật tình yêu trong truyện ngắn của Pauxtôpxki còn gây ấn tượng với người đọc bởi những hành động thể hiện trách nhiệm công dân cao cả.

Tinh thần trách nhiêm công dân của các nhân vật tình yêu được bộc lộ rất rõ trong công việc lao động xây dựng đất nước. Cô sinh viên Masa trong truyện ngắn “Cây tường vi” vưa tốt nghiệp đại học đã rời thành phố yên bình, mộng mở để về trồng rưng cho một nông trường. Công việc vất vả dồn dập khiến cho “Masa đen cháy đi”, “những bím tóc của cô bạc nắng mặt trời” [17; 290] như một cô gái thực thụ của đồng cỏ. Nhưng Masa đã “làm tất cả những công việc đó với một sự chu đáo đặc biệt, có thể nói với cả niềm tin trìu mến đối với những mầm cây non nớt” [17; 290]. Bởi cô đã hiểu được ý nghĩa lớn lao và sức mạnh của công việc mà cô đang làm, đó là góp một phần công sức lao động bé nhỏ của mình để làm giàu đẹp thêm cho đất nước, cho những miền quê nước Nga đầy vẻ đẹp phóng khoáng và nên thơ. Đến với các truyện ngắn “Một đêm tháng mười” và “Sương giá ban mai”, chúng ta sẽ tiếp tục được gặp gỡ với những con người có tình yêu sâu sắc đối với những cánh

rưng và luôn hết mình vì công việc. Đại úy công binh Du-ep trong “Một đêm tháng mười” vốn là một người trồng rưng, sau khi phục viên anh lại trở về gắn bó với khu rưng mình tưng phụ trách. Đối với Du-ep, những cánh rưng “thật kì diệu”, anh đã tự hào khoe với người bạn đồng hành: “Tôi chuyên môn về trồng rưng. Anh đến chơi tôi, tôi sẽ đưa anh đi xem những cảnh đẹp làm anh phải ngạc nhiên” [19; 55]. Cảnh vật nơi những khu rưng thường xuyên xuất hiện trong những giấc mơ của Du-ep khi ở mặt trận và anh thực sự say mê với công việc trồng rưng của mình đến mức “có thể hoàn toàn chuyên tâm vào việc trồng một gốc thông nào đó” [19; 55]. Khá gần gũi với tính Duép, Aliôsa – giám đốc kiểm lâm trong truyện ngắn “Sương giá ban mai” cũng là một con người nặng lòng với những khu rưng nước Nga. Anh không ngại những đêm đông giá rét để cứu khu vườm ươm khỏi chết vì sương muối đến nỗi chính bản thân mình bị viêm phổi. Hành động của Aliôsa chính là một tấm gương sáng cho sự hy sinh quên mình vì đất nước, vì nhân dân. Anh làm việc khẩn trương, tích cực vì anh hiểu được rằng để khôi phục và phát triển đất nước sau chiến tranh cần rất nhiều rưng, đồng thời anh cũng nhận thức rất rõ về mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể, giữa tài sản cá nhân với tài sản chung của cộng đồng. “Của tôi tức là của nhà nước, và ngược lại. Vấn đề là chúng tôi không chỉ sống cho bản thân. Làm việc cho tương lai mà” [16; 49] – đó chính là phương châm sống, phương châm làm việc của Aliosa.

Các nhân vật nữ trong “Mùa xuân muộn màng” và “Nátchia, cô gái làm ren” lại đi tìm tình yêu, hạnh phúc của mình bằng cách thực hiện nhiệm vụ của một công dân trong chiến tranh. Nữ danh ca Xamôilôva trong “Mùa xuân muộn màng” đi biểu diễn khắp nơi để tìm người yêu của mình là trung úy Lugôvôi nhưng đồng thời với công việc đó, tiếng hát của cô cũng đã trở thành nguồn động viên tinh thần cho các chiến sĩ ở bao mặt trận, là dòng suối trong lành làm dịu mát bao tâm hồn rất dễ bị khô cằn, chai sạn bởi sự ác liệt của chiến tranh Nátchia, cô gái làm ren trong truyện ngắn cũng tên đi tìm Balasốp với tư cách là y tá mặt trận. Con đường đến với tình yêu và hạnh phúc của cô

đã trải qua bao chiến trường ác liệt, đôi bàn tay bé nhỏ đã tưng làm ren, tưng chăm sóc Balaốp nay lại băng bó, chữa trị cho biết bao thương binh. Yêu thương hết mình, sẵn sàng hy sinh tất cả vì tình yêu nhưng Natchia không tuyệt vọng khi Balasốp ra đi mãi mãi, nàng đem tất cả tình cảm đặt vào những đồng chí bị thương, dồn tất cả sự nồng nàn, cháy bỏng của tình yêu lứa đôi cho tổ quốc để rồi nàng trở thành một huyền thoại về tình yêu chân thành, cao đẹp giữa chiến trường ác liệt (Natchia, cô gái làm ren).

Đó là những con người hành động vì lợi ích chung của cộng đồng, của dân tộc. Trong trái tim của các nhân vật đó, bên cạnh tình yêu lứa đôi tha thiết, chân thành còn có tình cảm nồng nàn, sâu đậm với quê hương đất nước, với đồng bào. Những hành động gắn liền với trách nhiệm công dân của các nhân vật cho thấy tình yêu lứa đôi trong truyện ngắn của Pauxtôpxki dần dần hòa quyện cùng tình yêu con người, yêu quê hương đất nước. Họ là những con người “hào hiệp cống hiến cho nhân dân tất cả và không kỳ kèo đòi được đền bù” [20; 333] như chính Pauxtôpxki tưng tâm sự với đồng nghiệp. Chính vẻ đẹp này khiến các nhân vật tình yêu càng trở nên đáng quý, đáng trân trọng và những câu chuyện tình yêu vốn mang tính chất lãng mạn ngày càng gần gũi hơn với hiện thực đời sống rộng lớn của quần chúng nhân dân.

Một phần của tài liệu luận văn đại học sư phạm chuyên ngành văn học Tình yêu trong truyện ngắn của K. Pauxtôpxki (Trang 39 - 41)