NGƯỜI KỂ CHUYỆN TÌNH YÊU
3.2.1. Giọng điệu trầm buồn, sâu lắng
Giọng điệu nổi bật trong truyện ngắn của Pauxtôpxki là giọng điệu trầm buồn, sâu lắng. Các câu chuyện tình yêu của ông cũng được kể với một giọng điệu như vậy. Nhịp điệu kể chuyện chậm rãi, những khung cảnh thiên nhiên buồn lặng lẽ, những nhân vật trầm tĩnh ẩn mình vào những cảm xúc, suy tư, đó là những yếu tố khiến cho giọng điệu trần thuật trở nên trầm xuống, chậm rãi, sâu lắng. Giọng điệu này bao trùm lên những truyện ngắn như “Tuyết”, “Bình minh mưa”, “Suối cá hương”…
Trong truyện ngắn “Cây tường vi”, khung cảnh thiên nhiên lãng mạn hiện lên qua làn sương mờ đục ở đầu tác phẩm được người kể chuyện với giọng điệu nhẹ nhàng đượm buồn đã góp phần khơi gợi “cái buồn khó hiểu ở lứa tuổi thiếu nữ” [17; 277]. Giọng điệu này thể hiện rất rõ trong suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật, đặc biệt là khi nói về nỗi nhớ của nhân vật Masa: “Và đâu đó, tận đáy con tim vẫn lưu lại cái kỉ niệm về anh phi công nọ. Cô vẫn nhớ nụ cười ngượng ngập của anh khi anh oán trách lũ chim họa mi, và cặp mắt anh nhìn cô ở Camưsin, tư trên boong tàu và má anh bỗng giật giật như khi ở bến Bêlôderxcơ. Một con người đã đi ngang qua cuộc đời và thật là đáng tiếc” [17; 290]. Có khi, giọng điệu của người kể chuyện lại lắng xuống nghẹn ngào như lời khóc than đầy luyến tiếc cho mối tình bi kịch của nàng ca sĩ Maria Tsernưi trong truyện ngắn “Suối cá hương”: “Có những câu chuyện vụt thoáng qua rồi vụt biến đi như những ai đã vô tình chứng kiến nó. Cảnh
cũ vẫn còn lại như xưa. Rưng vẫn rì rào trong gió nổi và suối vẫn cuốn trôi trong thác nước những đám lá sẫm màu…” [17; 454].
Đặc trưng nhất cho giọng điệu trầm buồn, sâu lắng phải kể đến truyện ngắn “Bình minh mưa”. Giọng điệu trần thuật tư đầu đến cuối tác phẩm, tư khi “tàu thủy đến Navôlôki vào nửa đêm” [17; 342] cho đến khi Kuzmin chia tay với một thiếu phụ không quen biết, tất cả đều chìm trong những âm điệu đều đều của buổi đêm và của “cơn mưa bụi thì thào trong bóng tối” [17; 352]: “Con tàu dưới sông đã gầm lên, than thở vì buổi bình minh ẩm ướt, vì cuộc sống lang thang của nó trong những ngày mưa và trong những buổi sương mù” [17; 359] rồi “Con tàu mỗi lúc một đi xa, dồn vào đôi bờ cát những đợt sóng dài, làm những phù tiêu trên sóng lúc lắc và tiếng dội của những bụi liễu bên bờ đáp lại tiếng chân vịt vội vã của con tàu” [17; 360]. Giọng điệu ấy chất chứa một nỗi buồn nhẹ nhàng mà day dứt, hòa quyện giữa nồi buồn của thiên nhiên và cả sự cô đơn của lòng người trong một buổi chia li.
Khi đọc truyện ngắn của Pauxtôpxki, giọng điệu trần thuật trầm buồn, sâu lắng sẽ khiến người đọc sẽ có cảm nhận rằng hầu hất các truyện của ông đều nhẹ nhàng, chậm rãi, thấm đượm nỗi buồn tịch mịch. Anh Trúc thật tinh tế khi nhận xét: “Văn ông dù viết về cái gì, ở thể loại nào cũng phảng phất một cái gì buồn buồn – cái nỗi buồn muôn thuở của khúc dân ca Nga âm vang trong đêm giông bão tuyết hay man mác trong cảnh chiều vàng của buổi thu sang” [13; 41]. Kể về tình yêu với giọng điệu như vậy không phải Pauxtôpxki muốn mang đến cho người đọc một cái nhìn bi quan về cuộc đời, về hạnh phúc. Giọng điệu chậm rãi, trầm buồn, sâu lắng là một nét đặc trưng bắt nguồn tư phong cách lãng mạn trữ tình của Pauxtôpxki, là giọng điệu làm nổi bật lên những câu chuyện tình yêu trong sáng, lãng mạn, làm sáng lên những hơi ấm tình người. “Cái buồn ở đây làm cho con người xích lại gần nhau hơn, làm cho người ta thêm yêu cuộc sống và sáng tạo. Đó chính là tình yêu, tình yêu vô bờ bến của ông đối với quê hương xứ sở” [13; 41].
Bên cạnh những “nốt trầm xao xuyến”, người kể chuyện tình yêu của Pauxtôpxki đôi khi lại mang đến cho người đọc cảm xúc rạo rực với giọng điệu thiết tha, tràn đầy cảm xúc. Đó là khi người kể chuyện trong “Suối cá hương” cất lời ca ngợi tình yêu cao đẹp: “Ta sẽ không nói đến tình yêu vì đến nay ta vẫn chưa biết thế nào là tình yêu. Có thể đó là tuyết đầy trút xuống thâu đêm, hay những suối mùa đông nơi những con cá hương vùng vẫy. Có thể đó là tiếng cười, giọng hát và mùi hương phấn thông già trước buổi bình minh… Đó là những giọt lệ đàn ông về điều mà trái tim không bao giờ ngờ trước, về sự dịu hiền, sự âu yến, về tiếng thì thầm không dây mối giữa đêm rưng tĩnh mịch” [17; 453], hay khi Nikôlai trong truyện ngắn “Tuyết” bộc lộ tình cảm chân thành, mãnh liệt của mình qua bức thư đầy cảm xúc: “Tôi nhìn theo em và cảm thấy rằng có một người con gái vưa đi ngay qua bên cạnh tôi, người đó có thể làm tan vỡ cả đời tôi mà cũng có thể làm tan vỡ cả đời toi mà cũng có thể đem lại hạnh phúc cho tôi. Tôi hiểu rằng mình có thể yêu người con gái ấy đến hy sinh cả bản thân mình. Lúc đó tôi đã biết rằng tôi phải tìm được em cho bằng được, dù có phải trả bất cứ giá nào” [17; 316]. Trong “Cầu vồng trắng”, giọng điệu trần thuật trở nên tha thiết, nghẹn ngào như hòa vào niềm hạnh phúc quá lớn tưởng chưng không thể chịu đựng nổi của nhân vật: “Sân ga ban đêm, đôi môi giá rét run rẩy, giọng nói của nàng, con đường về nhà nghỉ chạy len giữa rưng táo dại, tiếng thác đổ xuống những đám tuyế đầy bọt cùng cây rưng đổ nát.Và vưng sáng xanh biếc của nhưng vì sa mọc trên đỉnh núi nối đuôi nhau thành chuỗi dài vĩnh cửu lấp lánh. Cả không khí của sa mạc, của núi và mùa đông phả vào mặt họ, khi họ dưng lại trong phút chốc để nhìn lên những dãy núi về đêm lấp lánh ánh sáng của những hạt tuyết rắn mờ mờ” [17; 368]. Dường như người kể chuyện cũng đang say sưa đắm mình trong những phút giây hạnh phúc của tình yêu.
Khi trầm buồn sâu lắng, khi thiết tha dạt dào cảm xúc nhưng giọng điệu trần thuật trong các truyện ngắn của Pauxtôpxki luôn tràn đấy chất thơ và chất nhạc, tạo nên một không khí lãng mạn bao trùm các câu chuyện tình yêu. Giọng điệu ấy cũng là biểu hiện của tâm hồn Pauxtôpxki, một tâm hồn “đậm đà chất thơ, mượt mà, êm đềm, sâu lắng” [20; 341].
3.3. Người kể chuyện và quan niệm về tình yêu
3.3.1. Tình yêu là sự giao cảm, hòa hợp của tâm hồn
Thông thường, tình yêu được hiểu là tình cảm ở trên mức độ thích thú bình thường, làm nảy sinh ý muốn gắn bó thân thiết và sự gắn kết ấy thường là hôn nhân. Tình yêu và hôn nhân là hai khái niệm đi liến với nhau và hôn nhân được coi là kết quả cao nhất, là cái đích viên mãn, hạnh phúc nhất của tình yêu. Mối quan hệ giữa tình yêu và hôn nhân đã được nhiều nhà văn đề cập đến trong tác phẩm của mình. Trong “Chiến tranh và hòa bình” của L.Tônxtôi, cuộc đời của Natasha Rostova tư câu chuyện tình yêu say đắm, nồng nàn với Andrey Bolkonsky đến khi trở thành một người vợ “yêu chồng con quá mức” của Pier đã cho thấy gia đình chính là sợi dây gắn kết tình cảm, là tổ ấm lưu giữ và bảo vệ tình yêu của các nhân vật. Tình yêu cũng luôn gắn liền với tình dục. Trong “Sông Đông êm đềm” của Sôlôkhốp, người đọc sẽ thấy chuyện tình cảm của nhân vật Grigori với Aksinia và Natalia luôn gắn liền với những mối quan hệ thể xác. Trong truyện ngắn của Pauxtôpxki, tình yêu không gắn với tình dục, cũng không có sự liên hệ mật thiết với hôn nhân. Vậy tại sao tình yêu trong truyện ngắn của Pauxtôpxki lại có sức lay động mạnh mẽ đối với tâm hồn độc giả?
Có thể nói, truyện ngắn của Pauxtôpxki kể về câu chuyện tình yêu tuyệt đẹp bởi tác phẩm đã ca ngợi thứ tình yêu trong sáng, là sự giao cảm, hòa hợp của tâm hồn. Cô thiếu nữ Masa trong “Cây tường vi” vưa bước vào đời đã gặp gỡ với anh phi công Pasa, họ cùng chung một tâm hồn nhạy cảm, giàu tình yêu trước thiên nhiên và cuộc sống, cùng lắng nghe tiếng họa mi trong
đêm, cùng chung niềm lưu luyến bịn rịn khi phải xa cái bờ sông với cánh đồng hoa cỏ đẫm sương trong buổi ban mai. Kuzmin khi bước vào ngôi nhà của Onga Anđrêepna đã lập tức bị lôi cuốn bởi những đồ vặt cũ kĩ, thân quen, nhưng đóa hoa, những ngọn đèn, cuốn sách để ngỏ, và cả mùi nước hoa phảng phất trong đêm khuya… (Bình minh mưa). Tất cả sự giản dị, ấm cúng đó đều là sự biểu hiện của tâm hồn người phụ nữ – chủ nhân của ngôi nhà. Kuzmin biết “người chủ ngôi nhà cũ kĩ này đã sống một cuộc sống không vội vã, làm rồi nghỉ ngơi, xuân rồi lại đông và những ngày nắng xen kẽ” [17; 351], chàng ước ao được ở lại đây để cũng sống “một cuộc sống dài và bình thản” [17; 351] như vậy.
Chính sự hòa hợp của tâm hồn đã gắn kết những mảnh đời xa lạ lại với nhau, làm cho những con người không quen biết trong phút chốc bỗng trở nên thân quen, gần gũi. Và dường như cũng chính sự giao cảm của tâm hồn khiến cho các nhân vật trong tình yêu có thể thấu hiểu lòng nhau một cách lạ kì. Trong truyện ngắn “Chuyến xe đêm”, Anđécxen đến gặp lại Elêna và cũng là để tư biệt nàng, bởi chàng không dám tin vào tình yêu trong hiện thực. Anđécxen không dám nói thẳng điều đó ra bởi “họ chỉ mới gặp nhau ngày hôm qua trên một chuyến xe và chưa hề nói với nhau điều gì” [17; 192]. Thế nhưng Elêna “đã đoán được tất cả những gì đang xốn xang trong lòng chàng” [17; 192]. Các nhân vật của Pauxtôpxki thường rất ít đối thoại, đối thoại không phải là phương thức được nhà văn sử dụng để bộc lộ nội tâm nhân vật. Người đọc thường bắt gặp những nhân vật lặng lẽ ngồi bên nhau, “im lặng đi bên nhau trên đường phố tối” [17; 358] và thỉnh thoảng mới có nhưng câu “trả lời ngắn ngủi” [17; 358]. Đôi khi lời đối thoại giữa các nhân vật được rút giảm đến mức tối đa khiến người ngoài cuộc cảm thấy khó hiểu:
“ - Anh có hiểu gì không?
Không, - Pêtrốp trả lời. – Và có gì phải hiểu?
Có lẽ đúng thế, không cần – Elêna Pêtrốpna đồng ý và thở dài.” (Cầu vồng trắng)
Những con người xa lạ lần đầu gặp gỡ đã có thể thấu hiểu nhau, hiểu được tất cả những gì không nói thành lời. “Pêtrốp yên lặng, nhưng anh tưởng rằng mình đã nói hết tất cả với Elêna” [17; 367]. Có lẽ với những người đang yêu, họ không cần giao tiếp bằng lời nói, bằng âm thanh mà chỉ cần thứ ngôn ngữ vô hình là tiếng nói của trái tim, tiếng nói của tâm hồn. Đó cũng chính là hạnh phúc của những con người trong tình yêu như trong “Bình nguyên tuyết phủ” Pauxtôpxki đã mượn lời nhân vật Alan để khẳng định “hạnh phúc lớn nhất lư sự hiểu nhau” [17; 396]. Không hề có một chút vụ lợi, không có những âm mưu, những toan tính thiệt hơn, tình yêu trong truyện ngắn của Pauxtôpxki là tình cảm trong sáng, chân thành, nguyên sơ của con người, nó được ví như những “bông hoa dại”, những “bông hoa mận hoang trắng” [17; 465] giản dị mà tinh khôi.