Mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh của các DN SX-KD xi măng thuộc VICEM.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: Nâng cao năng lực cạnh tranh của các DN SX KD xi măng thuộc VICEM trong nền kinh tế thị trường (Trang 84 - 86)

- Bắt đầu Kết thúc

3.1.2.3-Mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh của các DN SX-KD xi măng thuộc VICEM.

măng thuộc VICEM.

Mục tiêu phát triển của ngành cơng nghiệp xi măng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 là đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng xi măng trong nước (cả về số lượng và chủng loại), cĩ thể xuất khẩu khi cĩ điều kiện; đưa ngành xi măng Việt Nam thành một ngành cơng nghiệp mạnh, cĩ cơng nghệ hiện đại, đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế trong tiến trình hội nhập.

Trên cơ sở dự báo chiến lược phát triển ngành, các DN SX-KD xi măng thuộc VICEM đã xác định rõ mục tiêu phát triển nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh như sau:

 Về sản phẩm xi măng:

+) Tiếp tục cải tạo mở rộng, nâng cơng suất các cơ sở hiện cĩ; tiếp tục đầu tư xây dựng một số dự án cĩ cơng suất lớn, đảm bảo tất cả các nhà máy xi măng trong VICEM đều cĩ cơng nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại, cơng suất cao, đáp ứng cao về bảo vệ mơi trường.

+) Đầu tư thêm một số trạm nghiền clinker, tiếp nhận và phân phối xi măng dọc theo bờ biển khu vực miền Trung và miền Nam.

+) Đa dạng hố chủng loại xi măng. Đảm bảo thị phần xi măng của VICEM trên thị trường cả nước giữ ở mức tối thiểu 45%.

 Về cơ khí:

Tận dụng tối đa năng lực thiết bị cơ khí hiện cĩ của các DN SX-KD xi măng thuộc VICEM, của các cơng ty cơ khí gia nhập VICEM;

kết hợp đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị để đảm bảo cung cấp phụ tùng thay thế sửa chữa cho ngành cơng nghiệp xi măng và vật liệu xây dựng, máy xây dựng,... từng bước thay thế nhập khẩu; phối hợp liên kết với các đơn vị ngồi VICEM để tiến tới cĩ thể tự chế tạo thiết bị dây chuyển sản xuất xi măng vật liệu xây dựng để thay thế nhập khẩu.

 Về vật liệu xây dựng:

Tập trung vào việc phát huy năng lực các cơ sở hiện cĩ, đặc biệt là sản phẩm vật liệu chịu lửa và một số chủng loại sản phẩm vật liệu xây dựng mới theo chiến lược phát triển ngành vật liệu xây dựng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

 Về lĩnh vực dịch vụ, phục vụ:

Tập trung đầu tư phát triển các hoạt động khoa học kỷ thuật cơng nghệ, hoạt động tư vấn thiết kế,... từng bước tiến tới tự thiết kế các dây chuyển sản xuất xi măng.

 Về cơng tác đào tạo:

Trên cơ sở các đơn vị đào tạo hiện cĩ của VICEM, tăng cường đầu tư và hợp tác với các trường đạo tào trong nước để đẩy mạnh cơng tác đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển của VICEM và đào tạo cho nhu cầu của các đơn vị bên ngồi.

 Về đầu tư tài chính:

Triển khai cổ phần tài chính xi măng, qua đĩ từng bước tham gia thị trường vốn và thị trường tiền tệ nhằm huy động vốn đáp ứng cho yêu cầu đầu tư phát triển của tồn VICEM.

3.2- Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các DN SX-KD xi măng thuộc VICEM.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: Nâng cao năng lực cạnh tranh của các DN SX KD xi măng thuộc VICEM trong nền kinh tế thị trường (Trang 84 - 86)