Công tác tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp tại văn phòng cục thuế tỉnh Hà Giang. Lưu Bách Tùng. (Trang 65)

5. Kết cấu luận văn

3.2.2. Công tác tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế

3.2.2.1. Công tác kiểm tra tại cơ quan thuế

Kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế nhằm đánh giá tính đầy đủ, chính xác của thông tin trong hồ sơ thuế của ngƣời nộp thuế; đánh giá sự tuân thủ pháp luật của ngƣời nộp thuế. Thông qua việc so sánh thông tin về ngƣời nộp thuế qua các thời kỳ với nhau để phân tích sự biến động trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế.

Thông tin phục vụ cho công tác thanh tra, kiểm tra thuế đƣợc thu thập từ dữ liệu ngành Thuế và từ nhiều nguồn khác nhau, gồm: Loại hình kinh tế, ngành nghề kinh doanh chính, hình thức sở hữu vốn, số lao động; thông tin về tất cả các tờ khai của tất cả các sắc thuế, phí, lệ phí, tình hình chấp hành nghĩa vụ với ngân sách Nhà nƣớc… theo tháng, quý hay quyết toán năm, kể cả những trƣờng hợp điều chỉnh, bổ sung. Những thông tin thu thập đƣợc từ hệ thống quản lý thuế nội bộ Ngành.

Sau khi tiến hành thu thập các thông tin và dữ liệu cần thiết về ngƣời nộp thuế, công chức kiểm tra tiến hành so sánh, phân tích các chỉ tiêu trong hồ sơ khai thuế; kiểm tra các căn cứ tính thuế để xác định số thuế phải nộp; số tiền miễn, giảm… theo phƣơng pháp đối chiếu so sánh.

- Đối chiếu các quy định của văn bản pháp luật về thuế;

- Đối chiếu các chỉ tiêu trong tờ khai thuế với các tài liệu kèm theo; - Đối chiếu các chỉ tiêu phản ánh trong tờ khai thuế; các tài liệu kèm theo tờ khai thuế tháng trƣớc, quý trƣớc, năm trƣớc...;

- Đối chiếu dữ liệu của ngƣời nộp thuế có quy mô cùng ngành nghề, mặt hàng kinh doanh...;

Thông qua công tác kiểm tra hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế, Cục Thuế đã yêu cầu các doanh nghiệp kê khai chƣa đúng, chƣa đủ khai điều chỉnh, bổ sung theo đúng với quy định của các Luật thuế, góp phần tăng thu, chống thất thu cho NSNN. Tình hình này thể hiện qua các bảng số liệu 3.3 và 3.4 dƣới đây.

Bảng 3.3: Kết quả kiểm tra hồ sơ khai thuế giai đoạn 2011 - 2013 của Cục Thuế tỉnh Hà Giang tổng hợp theo số hồ sơ khai thuế

STT Phòng kiểm tra thuế Tổng số hồ sơ phải kiểm tra Kết quả xử lý

Khai bổ sung Ấn định thuế Đề nghị kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp Số hồ sơ Số thuế khai bổ sung (triệu đồng) Số hồ Số thuế ấn định (triệu đồng) Số hồ sơ Số doanh nghiệp 1 Năm 2011 7.397 23 951 - - 722 28 2 Năm 2012 8.005 26 1.424 - - 1.028 38 3 Năm 2013 8.527 27 856 - - 1.300 50 Tổng cộng 23.929 76 3.231 - - 3.050 116

(Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác thanh tra - Cục Thuế tỉnh Hà Giang các năm từ 2011 - 2013)

Bảng 3.4: Kết quả kiểm tra hồ sơ khai thuế tại Cục Thuế tỉnh Hà Giang giai đoạn 2011 - 2013 tổng hợp theo số doanh nghiệp kiểm tra

STT Chỉ tiêu Năm Tổng số Trong đó Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

1 Số doanh nghiệp phải kiểm tra hồ sơ khai thuế 300 92 95 113

2 Kết quả kiểm tra: - - - -

2.1 Số doanh nghiệp chấp nhận 99 31 30 38

2.2 Số DN điều chỉnh, khai bổ sung 76 23 26 27

2.3 Số doanh nghiệp ấn định thuế - - - - 2.4 Số doanh nghiệp đề xuất kiểm tra tại trụ sở 116 28 38 50 2.5 Số doanh nghiệp chƣa kiểm tra 12 - 12 -

3 Tỷ lệ %/Tổng số doanh nghiệp phải kiểm tra - - - -

3.1 Số doanh nghiệp chấp nhận 33 33 32 34

3.2 Số doanh nghiệp điều chỉnh, khai bổ sung 25 25 27 24

3.3 Số doanh nghiệp ấn định thuế - - - -

3.4 Số DN đề xuất kiểm tra tại trụ sở 39 30 40 44

3.5 Số doanh nghiệp chƣa kiểm tra 4 0 13 0

4 Số đơn vị đã kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp 103 23 36 45

5 Số đơn vị chưa kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp 13 06 02 05

(Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác kiểm tra - Cục Thuế tỉnh Hà Giang các năm từ 2011 - 2013)

Các bảng số liệu trên cho thấy, công tác kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế đã đƣợc Cục Thuế triển khai thực hiện theo quy định của Luật Quản lý thuế và Quy trình kiểm tra thuế. Qua kiểm tra, đối với các hồ sơ có sai sót trong 3 năm 2011 - 2013 , Cục Thuế đã yêu cầu 76 doanh nghiệp điều chỉnh, khai bổ sung với tổng số thuế tăng thêm 3.231 triệu đồng. Đồng thời, qua kiểm tra tại cơ quan thuế đã lựa chọn tiến hành kiểm tra tại trụ sở ngƣời nộp thuế 3.050 bộ hồ sơ khai thuế đối với 116 doanh nghiệp.

Các bảng số liệu trên cũng cho thấy, bên cạnh những kết quả đạt đƣợc,

công tác kiểm tra tại cơ quan thuế ở Văn phòng Cục Thuế tỉnh Hà Giang còn những hạn chế nhất định. Đó là:

- Số lƣợng doanh nghiệp lập kế hoạch tiến hành kiểm tra còn ít, chỉ đạt từ 28% đến 30% số doanh nghiệp quả .

- Tỷ lệ doanh nghiệp qua kiểm tra không phát hiện sai sót, cơ quan thuế chấp nhận hồ sơ khai thuế chiếm trung bình 33% so với tổng số doanh nghiệp phải kiểm tra. Số lƣợng hồ sơ khai thuế phát hiện sai sót qua kiểm tra tại cơ quan thuế trong 3 năm là 3.126 bộ hồ sơ (khai bổ sung 76, đề nghị kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp 3.050), chiếm tỷ lệ 13% trong tổng số hồ sơ khai thuế phải kiểm tra là thấp, chƣa đạt yêu cầu của Ngành. Trong đó, số hồ sơ yêu cầu ngƣời nộp thuế điều chỉnh khai bổ sung trong 3 năm chỉ có 76 bộ hồ sơ, chiếm tỷ lệ dƣới 0,3 % so với tổng số hồ sơ phải kiểm tra. Điều này chứng tỏ công tác phân tích số liệu, lập danh sách doanh nghiệp phải kiểm tra chất lƣợng chƣa cao; trình độ, năng lực chuyên môn của công chức kiểm tra còn nhiều hạn chế, chƣa phát hiện ra các sai sót trên hồ sơ khai thuế của doanh nghiệp.

- Tính chung cả 3 năm thì tỷ lệ

ếm 4%. Nguyên nhân chủ yế ệu quả công tác kiểm tra chƣa cao.

- Trong 3 năm, số lƣợng đề xuất kiểm tra tại trụ sở ngƣời nộp thuế là 116 doanh nghiệp, tuy nhiên Cục Thuế mới chỉ kiểm tra đƣợc 103 doanh nghiệp, đạt tỷ lệ 89%; còn 13 doanh nghiệp, chiếm tỷ lệ 11% chƣa tiến hành

kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệ ồn

lực công chức phục vụ công tác kiểm tra còn thiếu và phòng kiểm tra thuế chƣa tập trung cao cho công tác này.

- Trong 3 năm, 2011 - 2013 qua công tác kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế, Cục Thuế không thực hiện ấn định đƣợc hồ sơ khai thuế nào. Nguyên

nhân do: (i) Các quy định về thủ tục, trình tự… để ấn định thuế theo quy định tại Luật Quản lý thuế còn phức tạp, nhiều quy định không có tính khả thi trong thực tế; (ii) Cục Thuế chƣa mạnh dạn, kiên quyết xử lý ấn định thuế; còn va chạm, ngại khó, …

3.2.2.2. Công tác thanh tra, kiểm tra thuế tại doanh nghiệp

Công tác thanh tra, kiểm tra thuế thực hiện phù hợp theo cơ chế tự khai tự nộp của Luật Quản lý thuế có nhiều thay đổi so với trƣớc đây. Hoạt động kiểm tra, thanh tra thuế tại trụ sở ngƣời nộp thuế trên cơ sở thu thập và phân tích thông tin, lựa chọn các đơn vị có dấu hiệu gian lận thuế để tiến hành thanh tra, kiểm tra, vừa không gây phiền hà cho các doanh nghiệp không có vi phạm, vừa tránh lãng phí nguồn lực của cơ quan thuế.

Thời gian tiến hành một cuộc thanh tra tại đơn vị cũng đã đƣợc rút ngắn bởi công tác thanh tra đã tiến hành bƣớc phân tích sâu hồ sơ doanh nghiệp tại cơ quan thuế. Khi tiến hành thanh tra, kiểm tra tập trung vào các dấu hiệu nghi vấn, tránh tình trạng kiểm tra, thanh tra dàn trải, gây mất thời gian cho đối tƣợng thanh tra. Đồng thời, việc áp dụng các công cụ hỗ trợ nhƣ công cụ tra cứu hoá đơn của các doanh nghiệp bỏ trốn, các phần mềm phân tích tài chính doanh nghiệp, các chƣơng trình Excel tính toán số liệu đã rút ngắn thời gian đồng thời nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra thuế tại trụ sở ngƣời nộp thuế.

Quy trình thanh tra, kiểm tra thuế đã chuẩn hoá, quy định đầy đủ, chi tiết và cụ thể trình tự các bƣớc công việc đã giúp cho công tác kiểm tra, thanh tra tại tại trụ sở ngƣời nộp thuế đƣợc tiến hành theo một trình tự khoa học và hiệu quả.

* Kết quả công tác kiểm tra thuế:

Bảng 3.5: Kết quả kiểm tra thuế tại trụ sở ngƣời nộp thuế giai đoạn 2011 - 2013 của Cục Thuế tỉnh Hà Giang

Đơn vị tính: Triệu đồng STT Phòng kiểm tra thuế Tổng số doanh nghiệp đã kiểm tra Kết quả xử lý Truy thu thuế và phạt vi

phạm hành chính Giảm khấu trừ Giảm lỗ Tổng số Trong đó Truy thu thuế Xử phạt vi phạm hành chính 1 Năm 2011 23 2.089 1.666 423 1.251 2.703 2 Năm 2012 36 2.432 1.809 623 1.755 1.311 3 Năm 2013 45 8.016 6.093 1.923 480 1.502 Tổng cộng 103 12.537 9.568 2.969 3.486 5.516

(Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác thanh tra - Cục Thuế tỉnh Hà Giang các năm từ 2011 - 2013)

Bảng số liệu trên cho thấy, công tác kiểm tra tại trụ sở ngƣời nộp thuế đã đƣợc Cục Thuế quan tâm triển khai thực hiện. Trong 3 năm, 2011 - 2013, Cục Thuế đã kiểm tra đƣợc 103 doanh nghiệp. 100% số đơn vị qua kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp, cơ quan thuế đều phát hiện sai phạm và đã xử lý theo quy định của pháp luật về thuế. Qua kiểm tra đã xử lý truy thu và phạt với tổng số tiền là 12.537 triệu đồng, góp phần tăng thu, chống thất thu cho ngân sách Nhà nƣớc.

Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, công tác kiểm tra tại trụ sở ngƣời nộp thuế còn những hạn chế nhất định, đó là:

- Số lƣợng các cuộc kiểm tra tuy đã tăng dần qua các năm, nhƣng tổng số cuộc kiểm tra trong 3 năm là 103 doanh nghiệp chỉ chiếm tỷ lệ bình quân là 10% so với tổng số doanh nghiệp đang hoạt động mà Văn phòng Cục Thuế trực tiếp quản lý. Tỷ lệ nhƣ vậy là thấp so với yêu cầu nhiệm vụ và chỉ đạo của Tổng cục Thuế (Chẳng hạn nhƣ, so với chỉ tiêu kiểm tra tại trụ sở ngƣời nộp thuế theo chỉ đạo của Tổng cục Thuế là 25% số doanh nghiệp quản lý).

- Tổng số tiền xử lý bình quân một cuộc kiểm tra (truy thu, phạt, giảm khấu trừ và giảm lỗ) trong 3 năm là 209 triệu đồng/doanh nghiệp

- Số thuế truy thu và phạt qua kiểm tra tính bình quân trong 3 năm là 121,7 triệu đồng/doanh nghiệp đƣợc kiểm tra. Kết quả xử lý chƣa cao so với quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh và tình trạng kê khai, gian lận thuế của các doanh nghiệp hiện nay.

- Trong 3 năm, qua công tác kiểm tra tại trụ sở ngƣời nộp thuế, Cục Thuế xử phạt vi phạm hành chính về thuế đối với doanh nghiệp chủ yếu là hành vi khai sai, hành vi vi phạm thủ tục về thuế, phạt nộp chậm tiền thuế mà chƣa xử lý về hành vi trốn thuế. Điều này có thể phần nào xuất phát từ bản chất vi phạm của các doanh nghiệp, nhƣng mặt khác nó cho thấy công tác kiểm tra còn chƣa đi sâu kiểm tra phát hiện các hành vi trốn thuế, gian lận thuế. Số tiền phạt bình quân chỉ là 29 triệu đồng/doanh nghiệp còn thấp, chƣa có tính răn đe đối với các hành vi vi phạm của doanh nghiệp.

* Kết quả công tác thanh tra thuế:

Để thấy rõ kết quả thanh tra thuế, ta xem xét bảng số liệu 3.6 dƣới đây.

Bảng 3.6: Kết quả thanh tra thuế giai đoạn 2011 - 2013 của Cục Thuế tỉnh Hà Giang Đơn vị tính: Triệu đồng STT Phòng thanh tra thuế Tổng số doanh nghiệp đã thanh tra Kết quả xử lý Truy thu thuế và phạt vi phạm

hành chính Giảm khấu trừ Giảm lỗ Tổng số Trong đó Truy thu thuế Xử phạt vi phạm hành chính 1 Năm 2011 51 4.484 3.756 728 338 4.415 2 Năm 2012 47 9.258 8.022 1.236 2.190 13.556 3 Năm 2013 69 15.859 14.207 1.652 6.966 29.435 Tổng cộng 167 29.600 25.984 3.616 9.494 47.405

(Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác thanh tra, kiểm tra thuế - Cục Thuế tỉnh Hà Giang từ 2011 - 2013)

Bảng số liệu trên cho thấy, trong 3 năm 2011 - 2013, công tác thanh tra thuế đã đạt đƣợc những kết quả nhất định, đó là:

- Số lƣợng các cuộc thanh tra tính trung bình trong 3 năm là 16% so với số doanh nghiệp đang hoạt động mà Văn phòng Cục Thuế trực tiếp quản lý. Tỷ lệ nhƣ vậy là hợp lý so với nguồn lực hiện có của Cục Thuế và đáp ứng đƣợc yêu cầu theo chỉ đạo của Tổng cục Thuế.

- Qua thanh tra thuế, 100% số doanh nghiệp đều phát hiện sai phạm và đã đƣợc xử lý theo quy định của pháp luật. Tổng số tiền xử lý bình quân một cuộc thanh tra (truy thu, phạt, giảm khấu trừ và giảm lỗ) trong 3 năm là 518 triệu đồng/doanh nghiệp, cao gấp gần 2,5 lần so với một cuộc kiểm tra tại trụ sở ngƣời nộp thuế của Cục Thuế trong cùng thời kỳ. Số thuế truy thu và phạt bình quân 177 triệu đồng/doanh nghiệp, bằng 1,5 lần so với kết quả một cuộc kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp trong cùng thời kỳ.

ục

Thuế Hà Giang đã phát hiện qua công tác thanh tra thuế ƣ sau:

- Bán hàng không xuất hoá đơn, kê khai nộp thuế: Các hành vi này chủ yếu là đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản. Doanh nghiệp khi nghiệm thu công trình với chủ đầu tƣ (nhất là nguồn vốn ngân sách Nhà nƣớc do cấp huyện làm chủ đầu tƣ) lập hồ sơ thanh toán khối lƣợng hoàn thành gửi Kho bạc Nhà nƣớc để giải ngân vốn, sau khi nhận đƣợc tiền thì không lập hoá đơn, kê khai nộp thuế.

Để phát hiện các hành vi trên khi tiến hành thanh tra, công chức thanh tra tiến hành đối chiếu sổ theo dõi tiền gửi ngân hàng, sao kê tài khoản tiền gửi, các hợp đồng kinh tế, nhật ký công trình, hồ sơ nghiệm thu thanh toán để phát hiện số tiền doanh nghiệp đã đƣợc nhận; công trình, hạng mục công trình đã nghiệm thu bàn giao nhƣng không lập hoá đơn, kê khai nộp thuế.

Qua thanh tra, kiểm tra trong các năm từ 2011 đến 2013 đã phát hiện đƣợc 18 doanh nghiệp vi phạm.

- Kê khai khống, vượt định mức tiêu hao nguyên, nhiên vật liệu phục vụ cho sản xuất kinh doanh, tình trạng này xảy ra phổ biến đối với các doanh nghiệp xây dựng cơ bản, san lấp và kinh doanh vận tải.

Đối với doanh nghiệp kinh doanh xây dựng cơ bản, san lấp: Do đặc thù, để tiến hành xây dựng một công trình phải có rất nhiều chủng loại vật tƣ, thiết bị... trong đó có nhiều loại vật tƣ, công cụ lao động mua của cá nhân hoặc hộ kinh doanh cá thể không có hoá đơn. Khi quyết toán thuế, doanh nghiệp thƣờng kê khai khống hoặc vƣợt định mức đối với các loại vật tƣ đầu vào khác để bù đắp cho phần thiếu hụt trên để tăng chi phí, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp. Đối với các hành vi này, công chức thanh tra thuế đối chiếu giữa số lƣợng, giá trị vật tƣ, nguyên liệu doanh nghiệp hạch toán trên sổ kế toán với hồ sơ nghiệm thu khối lƣợng hoàn thành nghiệm thu để phát hiện chênh lệch đối với từng chủng loại vật tƣ, nguyên liệu, chi phí.

Đối với doanh nghiệp kinh doanh vận tải: Do chƣa có cơ chế kiểm soát định mức tiêu hao nguyên liệu chặt chẽ, doanh nghiệp thƣờng kê khai tăng số

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp tại văn phòng cục thuế tỉnh Hà Giang. Lưu Bách Tùng. (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)