5. Kết cấu luận văn
3.2.1. Công tác lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế
Công tác xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế luôn đƣợc Lãnh đạo Cục Thuế tỉnh Hà Giang quan tâm chỉ đạo vì kết quả của việc lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế sát với thực tế và yêu cầu nhiệm vụ có tác động rất lớn đến hiệu quả khi triển khai thanh tra, kiểm tra đối với cơ sở kinh doanh. Hàng
năm, Cục Thuế tỉnh Hà Giang đã xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế giao cho phòng Thanh tra thuế và phòng Kiểm tra thuế triển khai thực hiện.
Việc lập kế hoạch thanh tra, lập danh sách kiểm tra, về cơ bản, đƣợc thực hiện theo quy trình Tổng cục Thuế ban hành. Công tác lập kế hoạch đƣợc thực hiện thông qua đánh giá rủi ro, phân tích thông tin về đối tƣợng nộp thuế trên tờ khai thuế hàng tháng, từ các báo cáo tài chính của doanh nghiệp và cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế (từ phòng Kiểm tra và các Chi cục Thuế). Kế hoạch thanh tra đƣợc tập trung vào nhóm doanh nghiệp lớn, kinh doanh đa ngành nghề trên địa bàn, các lĩnh vực, ngành hàng, các loại hình tổ chức có dấu hiệu thất thu thuế. Đồng thời, kế hoạch thanh tra thuế còn căn cứ vào kết quả công tác kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế để lựa chọn các doanh nghiệp có dấu hiệu rủi ro cao về thuế để đƣa vào kế hoạch thanh tra, kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp.
Thanh tra, kiểm tra thuế đƣợc xây dựng theo kế hoạch hàng năm giúp hạn chế việc thanh tra, kiểm tra tràn lan, không trọng tâm, tránh tình trạng lãng phí nguồn nhân lực và chi phí.
Tuy nhiên, việc xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế vẫn chưa hoàn toàn áp dụng được theo kỹ thuật rủi ro do cả yếu tố khách quan và chủ
quan. Yếu tố chủ quan là do việc lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế hàng năm chủ yếu vẫn dựa trên kinh nghiệm và đánh giá chủ quan của công chức thanh tra, kiểm tra. Công chức thanh tra, kiểm tra chƣa đi sâu phân tích những dữ liệu liên quan đến ngƣời nộp thuế. Yếu tố khách quan là do hệ thống cơ sở
dữ liệu liên quan đến người nộp thuế không được thu thập một cách đầy đủ, chính xác; sự phối hợp giữa các cơ quan ban ngành còn chƣa thông suốt dẫn tới
hạn chế trong việc cung cấp thông tin cho cơ quan thuế. Ngoài ra, hệ thống chỉ tiêu phân tích đánh giá mức độ rủi ro của doanh nghiệp chƣa đƣợc xây dựng hoàn chỉnh gây khó khăn cho việc xác định đối tƣợng thanh tra, kiểm tra thuế.
Có hai nội dung trọng tâm trong lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế đã đƣợc thực hiện ở Cục Thuế tỉnh Hà Giang là: (i) Lập danh sách ngƣời nộp
thuế phải kiểm tra hồ sơ khai thuế và (i) Lập kế hoạch thanh tra thuế. Cụ thể nhƣ sau:
Lập danh sách người nộp thuế phải kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế
Công tác lựa chọn, lập danh sách ngƣời nộp thuế phải kiểm tra hồ sơ khai thuế đã đƣợc Cục Thuế chỉ đạo phòng Kiểm tra thuế thực hiện nghiêm túc, đúng quy định của quy trình.
Hàng năm phòng Kiểm tra thuộc Cục Thuế đã tiến hành kiểm tra sơ bộ tất cả các loại hồ sơ khai thuế. Căn cứ vào nguồn lực công chức làm công tác kiểm tra và qua công tác phân tích, đánh giá, lựa chọn các cơ sở kinh doanh có rủi ro về thuế để lập danh sách phải kiểm tra theo hƣớng dẫn của Tổng cục Thuế, đó là:
- Cơ sở kinh doanh có ý thức tuân thủ pháp luật về thuế thấp nhƣ: (i) Nộp hồ sơ khai thuế thƣờng không đầy đủ các tài liệu kèm theo hoặc nộp không đúng hạn các loại hồ sơ khai thuế; khai thuế hay sai sót không đúng với số thuế thực tế phải nộp, phải điều chỉnh nhiều lần; cơ quan thuế đã nhiều lần nhắc nhở nhƣng chậm khắc phục; (ii) Vi phạm về hồ sơ khai thuế tháng, quý mà cơ quan thuế phải ra Quyết định kiểm tra tại trụ sở cơ sở kinh doanh ít nhất 3 lần trong 1 năm; (iii) Không nộp đầy đủ số thuế đã kê khai và nộp chậm kéo dài, thƣờng xuyên có tình trạng nợ thuế.
- Có các dấu hiệu không bình thƣờng về khai thuế so với tháng trƣớc hoặc năm trƣớc nhƣ: (i) Có số thuế giá trị gia tăng âm liên tục nhƣng không xin hoàn hoặc có xin hoàn nhƣng hồ sơ khai thuế không đầy đủ và cơ quan thuế đã có yêu cầu bổ sung hoàn thiện nhƣng không thực hiện đƣợc; (ii) Có đột biến về doanh thu hoặc số thuế phải nộp tăng, giảm trên 20%.
- Lựa chọn cơ sở kinh doanh có doanh thu năm trƣớc hoặc số thuế phải nộp lớn trên địa bàn.
- Lựa chọn một số cơ sở kinh doanh theo chỉ đạo của Thủ trƣởng cơ quan thuế hoặc theo chỉ đạo của Thủ trƣởng cơ quan thuế cấp trên.
Phòng Kiểm tra của Cục Thuế đã thực hiện nghiêm túc việc chuẩn bị để trình Cục trƣởng Cục Thuế danh sách ngƣời nộp thuế phải kiểm tra hồ sơ khai thuế, đảm bảo đúng thời hạn quy định của Tổng cục Thuế (không chậm quá ngày 20/12 hàng năm). Căn cứ danh sách số lƣợng ngƣời nộp thuế phải kiểm tra hồ sơ khai thuế đã đƣợc Thủ trƣởng cơ quan thuế duyệt, trƣởng phòng Kiểm tra thuế giao cụ thể số lƣợng ngƣời nộp thuế phải kiểm tra hồ sơ thuế cho từng công chức kiểm tra thuế.
Để thấy rõ hơn tình hình lập kế hoạch kiểm tra hồ sơ khai thuế, ta nghiên cứu bảng số liệu sau:
Bảng 3.1: Số lƣợng ngƣời nộp thuế phải kiểm tra hồ sơ khai thuế giai đoạn 2011 - 2013 của Cục Thuế tỉnh Hà Giang
Chỉ tiêu
Số doanh nghiệp quản lý đang hoạt
động
Số lƣợng doanh nghiệp lập danh sách phải kiểm tra
hồ sơ khai thuế
Tỷ lệ % doanh nghiệp phải kiểm tra hồ sơ
khai thuế so với số doanh nghiệp quản lý Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Phòng kiểm tra thuế 329 348 379 92 95 113 28 27 30
Tổng cộng 329 348 379 92 95 113 28 27 30
(Nguồn: Phòng Kiểm tra thuế - Cục Thuế tỉnh Hà Giang)
Bảng số liệu trên cho thấy, số lƣợng các doanh nghiệp phải kiểm tra hồ sơ khai thuế do Cục Thuế phê duyệt trong giai đoạn 2011 - 2013 đạt trung bình từ 28% đến 30 % so với số doanh nghiệp Cục Thuế quản lý đang hoạt động tại thời điểm lập danh sách. Tỷ lệ nhƣ vậy là thấp so với yêu cầu nhiệm vụ và còn thấp so với số doanh nghiệp mà Văn phòng Cục Thuế trực tiếp quản lý.
Lập kế hoạch thanh tra thuế
Công tác lập kế hoạch thanh tra thuế tại Cục Thuế tỉnh Hà Giang, về cơ bản, đã đƣợc thực hiện đúng quy trình do Tổng cục Thuế ban hành. Cụ thể nhƣ sau:
Bước 1. Thu thập, khai thác thông tin dữ liệu về người nộp thuế.
Phòng thanh tra thuế và công chức thanh tra thuế thu thập, khai thác thông tin về ngƣời nộp thuế từ các nguồn thông tin, dữ liệu sau:
- Cơ sở dữ liệu thông tin về ngƣời nộp thuế của ngành Thuế, gồm có: (i) Hồ sơ khai thuế, hồ sơ hoàn thuế, hồ sơ quyết toán thuế; Báo cáo tài chính doanh nghiệp; (ii) Thông tin về tình hình tài chính, sản xuất kinh doanh của ngƣời nộp thuế; (iii) Thông tin về việc chấp hành pháp luật về thuế của ngƣời nộp thuế.
- Cơ sở dữ liệu thông tin về ngƣời nộp thuế của các cơ quan thuộc ngành tài chính nhƣ: Hải quan, Kho bạc Nhà nƣớc; Thanh tra Tài chính; Cục Quản lý giá...
- Dữ liệu, thông tin của các cơ quan khác có liên quan: Kiểm toán Nhà nƣớc; Thanh tra Chính phủ; từ các cơ quan quản lý; cơ quan báo chí...
- Thông tin từ đơn tố cáo trốn thuế, gian lận thuế.
Bước 2. Đánh giá, phân tích để lựa chọn đối tượng lập kế hoạch thanh tra với các công việc cụ thể sau:
- Đánh giá, phân tích lựa chọn đối tƣợng để lập kế hoạch thanh tra thuế dựa vào các căn cứ sau: (i) Hệ thống tiêu chí xác định rủi ro về thuế và thang điểm từng tiêu chí theo hƣớng dẫn của Tổng cục Thuế; (ii) Định hƣớng xây dựng kế hoạch thanh tra hàng năm của Tổng cục Thuế.
- Căn cứ kết quả đánh giá, phân tích, Trƣởng phòng thanh tra thuế tổng hợp danh sách ngƣời nộp thuế theo mức độ rủi ro về thuế từ cao xuống thấp và cân đối với nguồn nhân lực hiện có của phòng để xác định số lƣợng ngƣời nộp thuế đƣa vào kế hoạch thanh tra.
Bước 3. Trình, duyệt kế hoạch thanh tra thuế năm.
Hàng năm, Trƣởng phòng thanh tra thuế trình Cục trƣởng Cục Thuế duyệt kế hoạch thanh tra năm sau theo đúng thời hạn quy định, không quá thời hạn quy định của Tổng cục Thuế (ngày 20/12).
Căn cứ kế hoạch đƣợc Cục trƣởng Cục Thuế duyệt, Trƣởng phòng thanh tra chỉ đạo nhập xong toàn bộ kế hoạch thanh tra đã đƣợc duyệt vào hệ thống cơ sở dữ liệu hỗ trợ thanh tra. Công việc này đều đã đƣợc tổ chức thực hiện đúng yêu cầu của quy trình là không quá 3 ngày làm việc.
Bước 4. Điều chỉnh, bổ sung kế hoạch thanh tra.
Căn cứ kết quả triển khai thực hiện kế hoạch thanh tra, từ ngày 15 tháng 9 đến ngày 20 tháng 9 hàng năm, Trƣởng phòng thanh tra đã tổ chức thực hiện nghiêm túc việc đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch thanh tra; xác định rõ những khó khăn, thuận lợi; trƣờng hợp cần thiết dự kiến điều chỉnh kế hoạch thanh tra. Bảng số liệu 2.2 dƣới đây sẽ cho thấy rõ hơn thực trạng công tác lập kế hoạch thanh tra thuế ở Văn phòng Cục Thuế tỉnh Hà Giang.
Bảng 3.2: Kế hoạch thanh tra thuế giai đoạn 2011 - 2013 của Cục Thuế tỉnh Hà Giang
Chỉ tiêu Phòng Thanh tra Thuế Tổng
cộng Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Kế hoạch phê duyệt đầu năm 60 45 66 188
Điều chỉnh tăng 3 18 5 26
Điều chỉnh giảm 12 17 2 31
Tổng số cuộc thanh tra phải thực hiện 51 46 69 166
Tỷ lệ % doanh nghiệp phải thực hiện
so với tổng số DN đang quản lý 15 13 18 16
(Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác thanh tra - Cục Thuế tỉnh Hà Giang các năm từ 2011 - 2013)
Bảng số liệu trên cho thấy, số lƣợng các cuộc thanh tra phải thực hiện trong giai đoạn 2011 - 2013 đạt tỷ lệ trung bình 16% so với số lƣợng doanh nghiệp quản lý đang hoạt động tại thời điểm lập kế hoạch. Tỷ lệ này đáp ứng và vƣợt yêu cầu theo chỉ đạo của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế (từ 6% trở lên).
Tuy nhiên, trong 3 năm, Cục Thuế đều có điều chỉnh tăng, giảm số cuộc thanh tra đã phê duyệt từ đầu năm.
Số lƣợng cuộc thanh tra điều chỉnh tăng, giảm trong 03 năm cụ thể là: Tăng 26 doanh nghiệp, chiếm tỷ lệ 14% số cuộc thanh tra theo kế hoạch; giảm 31 doanh nghiệp, chiếm tỷ lệ 16% số cuộc thanh tra theo kế hoạch, tỷ lệ này là tƣơng đối cao. Chứng tỏ việc lập kế hoạch thanh tra từ đầu năm còn chƣa sát, chƣa trúng.
Công tác lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra tuy đã đƣợc Cục Thuế thực hiện dựa trên cơ sở phân tích rủi ro nhƣng chƣa toàn diện mà còn dựa nhiều vào kinh nghiệm và nhận định chủ quan của công chức lập kế hoạch. Chính vì vậy, hiệu quả khi tiến hành thanh tra tại trụ sở doanh nghiệp còn nhiều hạn chế: Số thuế truy thu qua thanh tra thuế còn thấp so với tình trạng, mức độ gian lận về thuế của doanh nghiệp hiện nay, số tiền phạt qua thanh tra còn thấp, các hành vi vi phạm đƣợc phát hiện chƣa nhiều...