Đặc điểm tình hình kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp tại văn phòng cục thuế tỉnh Hà Giang. Lưu Bách Tùng. (Trang 51)

5. Kết cấu luận văn

3.1.1. Đặc điểm tình hình kinh tế xã hội

Hà Giang là một tỉnh nằm ở vùng đông bắc của Việt Nam, phía đông giáp tỉnh Cao Bằng, phía tây và tây nam giáp tỉnh Yên Bái và Lào Cai, phía nam giáp tỉnh Tuyên Quang, phía bắc và tây bắc giáp tỉnh Vân Nam và Quảng Tây Trung Quốc. Với diện tích 7.945 km2, dân số gần 1 triệu ngƣời, gồm 22 dân tộc anh em cùng chung sống, đơn vị hành chính đƣợc chia làm 11 huyện, thành phố gồm: 01 thành phố và 10 huyện; Hà Giang có 180 xã, 05 phƣờng và 10 thị trấn trong đó có 06 huyện với 142 xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn thuộc diện chính sách hỗ trợ theo chƣơng trình 135 và 30a của Chính phủ.

Địa hình của tỉnh Hà Giang chia cắt mạnh có nhiều núi cao vực sâu, nhiều sông suối và đƣợc chia làm 3 vùng miền rõ rệt là: 03 huyện, thành phố thuộc vùng thấp; 04 huyện vùng cao núi đá phía bắc; 03 huyện vùng cao núi đất phía tây; 01 huyện vùng cao núi đất phía nam. Tuy là một tỉnh còn nghèo đời sống của nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang còn nhiều khó khăn, song Hà Giang cũng có những tiềm năng thế mạnh để tập trung phát triển kinh tế nhƣ: Khai thác chế biến khoáng sản, xây dựng thuỷ điện vừa và nhỏ, sản xuất và chế biến nông lâm thổ sản, phát triển thƣơng mại và du lịch...

Tỉnh Hà Giang đã xác định chiến lƣợc phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng tăng dần tỷ trọng công nghiệp - xây dựng, thƣơng mại dịch vụ và phát triển du lịch; nông lâm ngƣ nghiệp phát triển theo hƣớng sản xuất hàng hoá; tài chính tín dụng phải đảm bảo đáp ứng đƣợc nhu cầu đầu

tƣ phát triển; quản lý đầu tƣ khai thác tài nguyên tiết kiệm đúng mục đích hợp lý hiệu quả; khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển rộng rãi trên các lĩnh vực và quy mô khác nhau thu hút đầu tƣ dƣới các hình thức hợp đồng, hợp tác kinh doanh; áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào các lĩnh vực; từng bƣớc xoá đói giảm nghèo, các vấn đề an sinh xã hội đều đƣợc đảm bảo, đời sống của nhân dân từng bƣớc đƣợc nâng cao.

Trong giai đoạn phát triển 2011 - 2013 nhân dân các dân tộc của tỉnh Hà Giang đã nỗ lực phấn đấu khắc phục mọi khó khăn, quyết tâm xoá đói giảm nghèo từng bƣớc nâng cao đời sống của ngƣời dân, mặc dù với điều kiện là một tỉnh miền núi, vùng cao, biên giới, đặc biệt khó khăn song với truyền thống đoàn kết, nỗ lực phấn đấy quyết tâm vƣợt qua mọi khó khăn thách thức, đột phá trên một số lĩnh vực, nên đã đạt đƣợc những thành tự to lớn, quan trọng, tạo bƣớc phát triển mới, tích cực, rõ nét trên các lĩnh vực.

Trong tiến trình phát triển đặc biệt là trong những năm trở lại đây với sự cố gắng vƣơn lên; năng động sáng tạo; khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn lực đầu tƣ; phát huy nội lực và lồng ghép sử dụng có hiệu quả các nguồn lực; khai thác quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn của Trung ƣơng để xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nhƣ: Điện, đƣờng, trƣờng, trạm, nƣớc sinh hoạt, xây dựng đô thị, nông thôn mới. Đồng thời, tổ chức thực hiện tốt các cơ chế chính sách bƣớc đầu đã thu hút đƣợc các thành phần kinh tế trong và ngoài nƣớc đầu tƣ phát triển một số lĩnh vực có thế mạnh của tỉnh nhƣ: Thuỷ điện, khai thác và chế biến khoáng sản, dịch vụ, du lịch...

Đạt đƣợc kết quả đáng khích lệ nêu trên ngoài sự quan tâm đầu tƣ của Trung ƣơng, sự chỉ đạo quyết liệt có hiệu quả của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh, sự phấn đấu nỗ lực của các cấp, các ngành và nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh, cùng với sự đóng góp tích cực của các doanh nghiệp tham gia sản xuất kinh doanh, đầu tƣ và tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng, giải quyết

công ăn việc làm cho ngƣời lao động, đóng góp một phần đáng kể cho ngân sách tỉnh Hà Giang.

3.1.2. Đặc điểm và tính đặc thù người nộp thuế trên địa bàn tỉnh Hà Giang

Hà Giang là một tỉnh vùng cao biên giới địa đầu của tổ quốc là tỉnh xuất phát điểm về kinh tế thấp, trình độ dân trí chƣa cao, các tiềm năng thế mạnh mới bắt đầu đƣợc khơi dậy và phát triển. Vì vậy, các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh cũng có đặc thù riêng, đó là:

Thứ nhất, số lƣợng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Giang không lớn.

Theo tài liệu quản lý tại Cục Thuế Hà Giang, năm 2011 ngành Thuế Hà Giang quản lý thuế gần 900 doanh nghiệp. Tính đến 31/12/2013, Cục Thuế Hà Giang quản lý trên 1.200 doanh nghiệp. Với số lƣợng doanh nghiệp không nhiều cùng với thực hiện việc phân cấp cho các huyện, thành phố trực tiếp quản lý theo Nghị quyết của Tỉnh uỷ và Quyết định của UBND tỉnh, đến nay Cục Thuế tỉnh Hà Giang đã phân cấp trên 800 doanh nghiệp, chiếm 67% số doanh nghiệp về các Chi cục Thuế cấp huyện, thành phố quản lý trực tiếp. Chính vì vậy, với nguồn nhân lực hiện đƣợc biên chế tại các phòng nghiệp vụ chức năng của Cục Thuế có đủ khả năng quản lý thuế đối với các doanh nghiệp khá chặt chẽ theo quy định của các Luật thuế.

Thứ hai, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên địa bàn Hà Giang

chủ yếu là các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, siêu nhỏ. Ngành nghề kinh doanh không đa dạng, sản phẩm sản xuất ra ít có khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng (trừ lĩnh vực thuỷ điện, khai thác khoáng sản, xây dựng cơ bản), năng lực tài chính hạn chế …

Thứ ba, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh tại Hà Giang chủ yếu hoạt

động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản chiếm tới trên 60%. Do vậy, kết quả sản xuất kinh doanh của phần lớn các doanh nghiệp trong tỉnh phụ thuộc vào vốn đầu tƣ của ngân sách Nhà nƣớc, số thu nộp ngân sách hàng năm chịu tác động ảnh hƣởng rất lớn vào mức đầu tƣ công của ngân sách Nhà nƣớc và các

chƣơng trình, mục tiêu xóa đói giảm nghèo. Bên cạnh đó, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt; tỷ lệ xã, thôn đặc biệt khó khăn cao nhất cả nƣớc, cũng là tỉnh có tỷ lệ huyện thụ hƣởng Chính sách theo Nghị quyết 30a của Chính phủ cao nhất cả nƣớc.

, trình độ dân trí chƣa cao, , nhƣng với thành tựu đạt đƣợc trong những năm đổi mới vừa qua đang tạo đà cho Hà Giang thế và lực mới để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội trong những năm tới.

Từ các điều kiện kinh tế, xã hội và đặc điểm của ngƣời nộp thuế nêu trên đã có tác động không nhỏ đến công tác thu thuế doanh nghiệp nói chung và công tác thanh tra, kiểm tra thuế nói riêng, nhƣ: Doanh nghiệp nhỏ và vừa là chủ yếu; nguồn vốn, năng lực kinh doanh còn thấp, việc tiếp cận thông tin về khoa học kỹ thuật để mở rộng SXKD chƣa đƣợc kịp thời cũng nhƣ sự cạnh tranh các sản phẩm hàng hóa trên thị trƣờng chƣa cao; cách làm ăn ở một số DN vẫn còn mang đậm nét phong tục tập quán ở địa phƣơng nhƣ: Ngại tiếp cận những cái mới, không mạnh dạn đầu tƣ SXKD... Do đó việc nắm bắt kịp thời chính sách pháp luật thuế còn hạn chế dẫn đến việc tuân thủ pháp luật về thuế của một số DN thông qua công tác thanh tra, kiểm tra thuế còn đạt thấp.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp tại văn phòng cục thuế tỉnh Hà Giang. Lưu Bách Tùng. (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)