Hoàn thiện quy trình đánh giá cán bộ

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ nữ cán bộ quản lý ở các trường Trung học Cơ sở thành phố Bắc Ninh tỉnh Bắc Ninh (Trang 106 - 108)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.6.Hoàn thiện quy trình đánh giá cán bộ

3.2.6.1. Ý nghĩa, mục tiêu

Trong quy chế đánh giá cán bộ đã nêu: Đánh giá CB để:

+ Không ngừng nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, năng lực và hiệu quả công tác của CB.

+ Làm căn cứ tuyển chọn, xây dựng quy hoạch, đào tạo, bồi dƣỡng, bố trí sử dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển, khen thƣởng, kỷ luật và thực hiện các chế độ chính sách đối với CB.

+ Đánh giá CB là một nội dung quan trọng trong công tác CB. Một trong những thành công trong công tác CB của Đảng là đã hình thành đƣợc những quan điểm vững vàng, nhất quán và phƣơng pháp sáng tạo cụ thể trong đánh giá CB.

+ Đánh giá chính xác CB, tạo ra động lực để CB, Đảng viên cống hiến sức lực, tâm trí hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao. Đánh giá CB không đúng, không chính xác dẫn đến sử dụng CB một cách tuỳ tiện, làm mất đi động lực phấn đấu của từng cá nhân thậm chí có khi làm xáo trộn tâm lý của cả một tập thể, gây nên sự trầm lắng, trí tuệ trong công việc. Bởi vậy, đánh giá CB phải đƣợc xem xét thực hiện thống nhất trên nền tảng những quan điểm và phƣơng pháp đúng đắn khoa học.

+ Trong thực tế hiện nay của công tác đánh giá cán bộ nói chung và đánh giá nữ CBQL nói riêng ở nhiều cấp, nhiều nơi, có lúc việc đánh giá sử dụng CB còn chủ quan, cảm tính cục bộ, thiếu dân chủ làm cho một số CB có đức, có tài bị bỏ quên, trong khi đó không ít kẻ cơ hội thiếu tài mỏng đức lại đƣợc sử dụng, làm mất đoàn kết nội bộ, hạn chế hoặc gây tổn hại cho nhiệm vụ chính trị.

3.2.6.2. Nội dung

Để đánh giá cán bộ, cần lƣợng hoá tiêu chuẩn CBQL nói chung và nữ CBQL GD nói riêng dựa trên một số căn cứ vừa có tính chất lý luận, kinh nghiệm vừa thể hiện sự vận dụng quán triệt các văn bản có tính chất pháp quy nhƣ:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

* Trong quy chế đánh giá CB (Chấp hành theo quyết định số 50/QĐ/TW) đã nêu 3 nội dung để đánh giá cán bộ:

a) Kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ đƣợc giao: Khối lƣợng, chất lƣợng, hiệu quả công việc trong từng vị trí, từng thời gian;

b) Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; c) Chiều hƣớng và khả năng phát triển;

* Trong quy chế đánh giá công chức hàng năm theo quyết định số 06/BNV và 3040 của Bộ GD&ĐT đã nêu nội dung đánh giá:

a) Chấp hành chính sách pháp luật của nhà nƣớc b) Kết quả công tác

c) Tinh thần kỳ luật

d) Tinh thần phối hợp trong công tác e) Tính trung thực trong công tác g) Lối sống, đạo đức

h) Tinh thần học tập nâng cao trình độ i) Tinh thần và thái độ phục vụ nhân dân.

* Trong chƣơng I đã phân tích các yếu tố phát triển đội ngũ nữ CBQL. Đây cũng là một căn cứ để lƣợng hoá tiêu chuẩn đánh giá CBQL.

- Quan điểm về đánh giá CB trong giai đoạn hiện nay là:

+ Phải xuất phát từ đƣờng lối chính trị, bám sát yêu cầu nhiệm vụ; + Phải thông qua hoạt động thực tiễn và phong trào cách mạng của quần chúng; + Phải triệt để thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ;

+ Đảng thống nhất lãnh đạo công tác CB và QLCB, đồng thời phát huy đầy đủ trách nhiệm của các tổ chức thành viên trong hệ thống chính trị.

- Yêu cầu cụ thể về đánh giá cán bộ:

+ Để đánh giá cán bộ, phải đặt cán bộ vào trong các mối quan hệ cụ thể và đƣờng lối chủ trƣơng, tổ chức, cơ chế, chính sách, nhiệm vụ, hoàn cảnh, điều kiện sống và làm việc của cán bộ; căn cứ vào các tiêu chuẩn chức danh CB;

+ Đánh giá CB phải theo quan điểm phát triển của cá nhân. Sự phát triển đó diễn ra hàng ngày, hàng giờ do tự rèn luyện của cán bộ, cùng với sự giúp đỡ của tập thể, bạn bè;

+ Đánh giá CB phải thực sự khoa học, khách quan, công tâm, tôn trọng sự thật, tôn trọng nhân cách, cá tính riêng của mỗi ngƣời; không đƣợc phép “yêu nêu tốt, ghét nêu xấu”;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Đối tƣợng đƣợc đánh giá phải đƣợc biết ý kiến nhận xét của cấp có thẩm quyền đối với bản thân mình (nếu cần có thể đối thoại, chất vấn). Kiên quyết khắc phục tƣ tƣởng chủ quan, gia trƣởng, hẹp hòi, định kiến; khắc phục bệnh hình thức, nặng về cơ cấu, đội hình

3.2.6.3. Cách thức tiến hành

Với các quan điểm và yêu cầu trên, theo chúng tôi đánh giá nữ CBQL trƣờng THCS cần theo từng bƣớc sau:

- Sau mỗi học kỳ, năm học, khi luân chuyển, đề bạt, bổ nhiệm, miễn nhiệm, bản thân CB tự kiểm điểm tại chi bộ và tập thể lãnh đạo nhà trƣờng (kiểm điểm căn cứ vào chức trách, nhiệm vụ đƣợc phân công). Từ đó đề ra phƣơng hƣớng khắc phục. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Lãnh đạo trƣờng tổ chức cho đảng viên, CB, GV đoàn thể trong nhà trƣờng tham gia đánh giá CB bằng góp ý trực tiếp hoặc ghi phiếu nhận xét, phiếu tín nhiệm CB.

- Lấy ý kiến nhận xét đánh giá của Đảng uỷ nơi công tác và Đảng uỷ nơi cƣ trú. Tham khảo dƣ luận của hội đồng gia đình phụ huynh, ý kiến của lãnh đạo địa phƣơng.

- Tập thể chi bộ, Ban giám hiệu nhà trƣờng nhận xét, đánh giá, phân loại CB báo lên Phòng GD&ĐT, Uỷ ban nhân dân thành phố (qua phòng GD&ĐT, phòng nội vụ).

- Phân loại cán bộ theo các mức:

+ Hoàn thành xuất sắc chức trách nhiệm vụ, có khả năng đảm nhận nhiệm vụ cao hơn.

+ Hoàn thành chức trách nhiệm vụ đƣợc giao.

+ Không hoàn thành chức trách nhiệm vụ (Bao gồm yếu từng mặt cần đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng hoặc cần phải thay thế).

- Trao đổi với ngƣời đƣợc đánh giá một cách công khai, khách quan dân chủ. - Ghi chép văn bản, lƣu giữ hồ sơ CB làm căn cứ để xây dựng, quy hoạch luân chuyển, bố trí, sử dụng CB.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ nữ cán bộ quản lý ở các trường Trung học Cơ sở thành phố Bắc Ninh tỉnh Bắc Ninh (Trang 106 - 108)