8. Cấu trúc luận văn
1.3.3. Vai trò của nữ CBQL thế giới hiện đại và trong QLGD
a) Vai trò của phụ nữ trong thế giới hiện đại
Từ thời đại các vua Hùng đến thời đại Hồ Chí Minh, qua những chặng đƣờng vô cùng oanh liệt dựng nƣớc và giữ nƣớc của dân tộc Việt Nam, Phụ nữ Việt nam đã tỏ rõ truyền thống thông minh, sáng tạo, lao động cần cù, chiến đấu dũng cảm.Trải qua bốn nghìn năm, hình ảnh ngƣời phụ nữ Việt nam đã đƣợc xây dựng và lƣu truyền trong nền văn học dân gian: Bà Âu cơ đƣa các con đi mở nƣớc và dạy dân dựng làng, bà mẹ Gióng kiên trì nuôi đứa con “Chậm lớn, chậm đi” và giúp con lên đƣờng đánh giặc, nàng Quế Hoa, cô gái dùng đá làm vũ khí, tung hoành giữa đám giặc Ân… Nguồn tƣ liệu khảo cổ học cũng bảo tồn những hình tƣợng thật của ngƣời phụ nữ “Uy nghi chống nẹ trên chuôi kiếm” hoặc “Nhịp nhàng giã cối, uyển chuyển đánh trống đồng”, hai Bà Trƣng, Bà Triệu và những phụ nữ tài giỏi, dũng cảm khác của thời đại Ngô, Đinh , Lê, Trần, Lý, Tây Sơn nhƣ Thái hậu Vƣơng Vân Nga, Ỷ Lan Nguyên Phi, đô đốc Bùi Thị Xuân… đã ghi vào lịch sử thành văn của dân tộc.
Cùng với sự phản ánh về lịch sử đất nƣớc, lịch sử dân tộc, mọi nguồn tƣ liệu đã cho thấy, vào những thế ký trƣớc và sau công nguyên, ở nhiều lĩnh vực khác nhau, phụ nữ là những ngƣời đảm nhiệm nhiều vai trò quan trọng.
Khi đất nƣớc bƣớc vào kỷ nguyên hội nhập với thế giới, trong công cuộc xây dựng đất nƣớc trên con đƣờng công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay, phụ nữ Việt nam tiếp tục đóng vai trò quan trọng, là động lực thúc đẩy sự phát triển chung của xã hội.Vai trò này đang đƣợc khẳng định một cách rõ nét hơn bao giờ hết.
Trƣớc hết chúng ta phải thừa nhận vị trí hết sức quan trọng của phụ nữ trong gia đình. Họ có ảnh hƣởng to lớn tới hạnh phúc và sự ổn định của gia đình.Là ngƣời vợ hiền, họ luôn luôn hiểu chồng, sẵn sàng chia sẻ những ngọt bùi cũng nhƣ những
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
đắng cay cùng chồng khiến nhiều ngƣời chồng luôn cảm thấy yên tâm trong cuộc sống.Không chỉ chăm sóc, giúp đỡ chồng tại gia đình, ngƣời vợ còn đƣa ra những lời khuyên thiết thực giúp chồng trong công việc, đóng góp vào thành công trong sự nghiệp của chồng. Là những ngƣời mẹ hết lòng vì con cái, họ thực sự là những tấm gƣơng cho con cái noi theo. Ngƣời mẹ luôn sẵn sàng hy sinh những lợi ích của bản thân với ƣớc nguyện cho con cái trƣởng thành và thành công trong cuộc sống, trong cuộc sống thƣờng nhật đầy khó khăn, chúng ta tìm thấy ở những ngƣời phụ nữ, những ngƣời vợ, ngƣời mẹ sự yên tĩnh trong tâm hồn và sự cân bằng bình yên trong cuộc sống. Chính họ đã tiếp sức cho chúng ta vƣợt qua những khó khăn để sống một cuộc sống hữu ích.
Trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc, ngƣời phụ nữ càng phải chịu nhiều đòi hỏi khắt khe của xã hội hiện đại. Bên cạnh vai trò quan trọng trong gia đình, ngƣời phụ nữ còn tích cực tham gia các hoạt động xã hội. Phụ nữ có mặt trong hầu hết các công việc và nắm giữ nhiều vị trí quan trọng. Ngày càng nhiều ngƣời trở thành chính trị gia, các nhà khoa học nổi tiếng, những nhà quản lý năng động. Trong nhiều lĩnh vực, sự có mặt của ngƣời phụ nữ là không thể thiếu nhƣ ngành dệt, công nghiệp dịch vụ, may mặc…Đôi khi chính những ngƣời phụ nữ đã khiến cho nam giới phải “ghen tị” về những thành công mà họ đạt đƣợc.
Hiện nay, phụ nữ Việt Nam góp một phần rất lớn vào quá trình phát triển của đất nƣớc, thể hiện ở số nữ chiếm tỷ lệ cao trong lực lƣợng lao động. Với hơn 50% dân số và gần 50% lực lƣợng lao động xã hội, ngày càng có nhiều phụ nữ tham gia vào hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội và giữ chức vụ quan trọng trong bộ máy nhà nƣớc. Chỉ cần điểm qua một vài con số: Hiện có tới 33,1% đại biểu nữ trong Quốc hội (khoá XII) - cao nhất ở châu Á và là một trong những nƣớc có tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội cao nhất thế giới, số phụ nữ tham gia Hội đồng nhân dân các cấp trên 20%.
Hơn 90% phụ nữ biết đọc, biết viết.Tỷ lệ nữ tốt nghiệp đại học là 36,24%, thạc sỹ là 33,95%, tiến sỹ 25,69%. Ngay trong giới báo chí, tỷ lệ các nhà báo nữ cũng ƣớc tính tới gần 30%. Phụ nữ chiếm ƣu thế trong một số ngành nhƣ giáo dục, y tế và dịch vụ. Trong công tác chuyên môn, phụ nữ chiếm số đông trong
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
các bộ môn văn học, ngôn ngữ, y dƣợc, khoa học xã hội, khoa học tự nhiên và kinh tế. Nếu tính tổng số làm việc của nữ giới (kể cả ở nhà và bên ngoài) cao hơn rất nhiều so với nam giới.
Có tới 71% phụ nữ từ 13 tuổi trở lên là những ngƣời có thu nhập. Số hộ nghèo do phụ nữ làm chủ đã giảm từ 37% năm 1998 xuống còn 8% năm 2004… Đây là những con số sinh động, là bằng chứng chứng minh hiệu quả của những chính sách lớn của Đảng và Nhà nƣớc đã tạo điều kiện cho phụ nữ Việt Nam phát triển.
Trong bài phát biểu tại buổi toạ đàm “Vai trò của Phụ nữ Việt Nam trong thế kỷ XXI” do Quỹ phát triển Phụ nữ Liên hợp quốc UNIFEM và Hội phụ nữ Việt Nam tổ chức dƣới sự hỗ trợ của các tổ chức Liên Hợp Quốc tại Việt Nam, Chủ tịch Hội Phụ nữ Việt Nam Hà Thị Khiết đã tôn vinh ngƣời Phụ nữ Việt nam: “Trong thành tựu chung của đất nƣớc, có sự đóng góp tích cực của các tầng lớp phụ nữ Việt nam. Là một lực lƣợng lao động xã hội đông đảo, phụ nữ Việt nam đã tỏ rõ vai trò, khả năng, sức sáng tạo của mình trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, thích ứng với sự hội nhập và phát triển theo xu thế chung của nhân loại”.
Nhƣ vậy có thể nói, trong xu thế hội nhập và phát triển của đất nƣớc, phụ nữ Việt Nam tiếp tục phát huy và khẳng định vai trò, vị trí của mình đối với sự phát triển của xã hội. Khi nền kinh tế của chúng ta càng phát triển, phụ nữ càng có nhiều cơ hội hơn. Nó phá vỡ sự phân công lao động cứng nhắc theo giới, cho phép phụ nữ tham gia vào nền kinh tế thị trƣờng và khiến nam giới phải chia sẻ trách nhiệm chăm sóc gia đình. Nó có thể giảm nhẹ gánh nặng việc nhà cho phụ nữ, tạo cho họ nhiều thời gian nhàn rỗi hơn để tham gia vào các hoạt động khác, đồng thời nó còn tạo nhiều cơ hội hơn cho phụ nữ trên thị trƣờng lao động v.v…
Chính nhờ Đảng có sự lựa chọn đƣờng lối đúng đắn cho sự phát triển của đất nƣớc mà vai trò của phụ nữ trong xã hội Việt nam không ngừng đƣợc nâng cao.Tuy nhiên, đó cũng chỉ là những bƣớc khởi đầu thuận lợi, hiện thời chúng ta vẫn còn nhiều hạn chế cần phải đƣợc khắc phục trong vấn đề bình đẳng giới, nhất là về mặt tƣ tƣởng, quan điểm của con ngƣời trong xã hội, kể cả nam giới và nữ giới. Không chỉ có nam giới chƣa nhận thức hoặc có thái độ không chấp nhận vai trò, vị trí của phụ nữ mà ngay cả chính bản thân nhiều phụ nữ cũng hiểu biết mơ hồ từ đó có những thái
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
độ lệch lạc và không thể có cách giải quyết đúng đắn các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống có liên quan đến vai trò, vị trí về giới của mình.
Bà Rose Marie Greve, Giám đốc tổ chức lao động quốc tế (ILO) trong buổi toạ đàm “Vai trò của phụ nữ Việt nam trong thế kỷ XXI” nói trên, đã từng nhận định: “ Đã đạt đƣợc rất nhiều thành tựu, nhƣng phía trƣớc chúng ta vẫn còn nhiều việc phải làm.Bất bình đẳng giới vẫn còn là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến đói nghèo và là một trong những cản trở cho sự phát triển bền vững.Ngƣời phụ nữ cần phải đƣợc bộc lộ hết khả năng của mình cũng nhƣ thực thi và hƣởng các quyền của mình. Thiếu bình đẳng về giới gây cản trở và ảnh hƣởng tiêu cực đến tất cả các thành viên trong gia đình và xã hội”
Khi ở vào thời kỳ mới, để khẳng định và phát huy vai trò của mình, phụ nữ Việt nam có nhiều mặt thuận lợi do sự phát triển kinh tế mang lại, nhƣng đồng thời với nó là những thử thách họ cần phải vƣợt qua.
b) Vai trò của phụ nữ đối với quản lý giáo dục
Nhƣ trên đã nêu, ngoài vai trò rất quan trọng của ngƣời phụ nữ đối với gia đình thì phụ nữ còn đóng góp rất tích cực vào các hoạt động xã hội. Ngành giáo dục và đào tạo là một trong những ngành có nhiều sự đóng góp của phụ nữ nhất.
Hiện nay trong toàn ngành giáo dục có khoảng 800.000 nhà giáo nữ, chiếm 74,86% số giáo viên, giảng viên trực tiếp đứng lớp. Trong đó, trên 95% nữ giáo viên, giảng viên đạt trình độ đào tạo chuẩn và trên chuẩn. Tỷ lệ nữ giảng viên trong các trƣờng Đại học, cao đẳng có trình độ sau đại học là 39,05%.Theo thống kê của Bộ GD&ĐT năm 2009 thì số giáo viên phổ thông nữ là 561.108/797.778=73% nhƣ vậy so với tỷ lệ lao động nữ trong cả nƣớc là 46,6%, lĩnh vực khoa học công nghệ là 42,2%, ngành nông lâm nghiệp và thuỷ sản là 53,7% thì tỷ lệ lao động nữ của ngành giáo dục cao hơn nhiều, đóng vai trò quan trọng vào sự nghiệp phát triển giáo dục nƣớc nhà.
Trong công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, có sự đóng góp không nhỏ của phụ nữ. Chỉ tính riêng cho năm 2010, số Giáo sƣ, Phó giáo sƣ đƣợc phong tặng danh hiệu là 141 ngƣời , chiếm 20,23% trong đợt phong tặng danh hiệu năm 2010.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Ngoài làm công tác trực tiếp giảng dạy thì trong những năm qua nhiều chị em nữ đã và đang giữ những trọng trách quan trọng trong ngành giáo dục từ trung ƣơng đến địa phƣơng. Đã có nhiều chị em giữ cƣơng vị là hiệu trƣởng, phó hiệu trƣởng các trƣờng Đại học, cao đẳng, THCN, dạy nghề, trƣờng trung học phổ thông, THCS, phổ thông có nhiều cấp học, phổ thông dân tộc nội trú, tiểu học, mầm non. Đặc biệt nhiều chị em đang giữ cƣơng vị lãnh đạo trong các cơ quan quản lý giáo dục của Bộ GD&ĐT, các sở GD&ĐT thành phố và Phòng GD&ĐT các quận, huyện, thành phố trong cả nƣớc. Khi đảm trách những cƣơng vị này, đa số chị em đều hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao, nhiều chị em đƣợc phong tặng Giáo sƣ, Phó giáo sƣ, nhà giáo nhân dân, nhà giáo ƣu tú, đƣợc tặng bằng khen, giấy khen của các cấp, bộ ngành từ trung ƣơng đến địa phƣơng.
1.3.4. Nhiệm vụ và quyền hạn của cán bộ quản lý trường THCS
Hiệu quả giáo dục của nhà trƣờng phụ thuộc vào những yếu tố chủ yếu sau: - Tổ chức, quản lý của nhà trƣờng mà ngƣời đứng đầu là hiệu trƣởng. - Đội ngũ giáo viên, nhân viên.
- Trình độ đầu vào của học sinh.
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học.
Nhà trƣờng có thực hiện tốt đƣợc mục tiêu, nhiệm vụ của mình hay không, thì một phần quyết định quan trọng là tuỳ thuộc vào phẩm chất, năng lực của ngƣời cán bộ quản lý mà đứng đầu là hiệu trƣởng .Vai trò tổ chức, quản lý của ngƣời hiệu trƣởng có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với tất cả các hoạt động của nhà trƣờng. Ngƣời hiệu trƣởng trong nhà trƣờng xã hội chủ nghĩa ngoài việc chỉ biết tổ chức việc dạy và học theo nhu cầu của xã hội mà điều quan trọng hơn là còn phải biết biến nhà trƣờng thành “công cụ của chuyên chính vô sản”. Để thực hiện điều ấy thì ngƣời hiệu trƣởng phải biết lấy chủ nghĩa Mác - Lê nin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh làm nền tảng, làm kim chỉ nam cho mọi hành động, là sợi chỉ hồng xuyên suốt tƣ tƣởng, có tinh thần cách mạng cao, đoàn kết, hiểu rõ mục tiêu của giáo dục, nội dung giáo dục, phƣơng pháp giáo dục, các nguyên tắc giáo dục, phải là nhà giáo có năng lực và phẩm chất đạo đức tốt, có uy tín với tập thể.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Điều 19, Điều lệ trƣờng THCS, THPT và trƣờng phổ thông có nhiều cấp học ban hành ngày 28 tháng 3 năm 2011 quy định nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu trƣởng, phó hiệu trƣởng nhƣ sau:
1. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trƣởng a) Xây dựng, tổ chức bộ máy nhà trƣờng
b) Thực hiện các Quyết nghị của Hội đồng trƣờng đƣợc quy định tại khoản 3 điều 20 của Điều lệ này
c) Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trƣờng, xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học, báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trƣớc Hội đồng trƣờng và các cấp có thẩm quyền.
d) Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tƣ vấn trong nhà trƣờng, bổ nhiệm tổ trƣởng, tổ phó, đề xuất các thành viên của Hội đồng trƣờng trình các cấp có thẩm quyền quy định.
e) Quản lý giáo viên, nhân viên, quản lý chuyên môn, phân công công tác, kiểm tra, đánh giá xếp loại giáo viên, nhân viên, thực hiện công tác khen thƣởng, kỷ luật đối với giáo viên, nhân viên, thực hiện việc tuyển dụng giáo viên, nhân viên, ký hợp động lao động, tiếp nhận, điều động giáo viên, nhân viên theo quy định của Nhà nƣớc.
f) Quản lý học sinh và các hoạt động của học sinh do nhà trƣờng tổ chức, xét duyệt kết quả đánh giá, xếp loại học sinh, ký xác nhận học bạ, ký xác nhận hoàn thành chƣơng trình tiểu học cho học sinh tiểu học (nếu có) của trƣờng phổ thông có nhiều cấp học và quyết định khen thƣởng, kỷ luật học sinh.
g) Quản lý tài chính, tài sản của nhà trƣờng
h) Thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nƣớc đối với giáo viên, nhân viên, học sinh, tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trƣờng, thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục của nhà trƣờng.
i) Chỉ đạo thực hiện các phong trào thi đua, các cuộc vận động của ngành, thực hiện công khai đối với nhà trƣờng.
k) Đƣợc đào tạo nâng cao trình độ, bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ và hƣởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Phó hiệu trƣởng
a) Thực hiện và chịu trách nhiệm trƣớc Hiệu trƣởng về nhiệm vụ đƣợc Hiệu trƣởng phân công
b) Cùng với Hiệu trƣởng chịu trách nhiệm trƣớc cấp trên về phần việc đƣợc giao
c) Thay mặt Hiệu trƣởng điều hành các hoạt động của nhà trƣờng khi đƣợc Hiệu trƣởng uỷ quyền
d) Đƣợc đào tạo nâng cao trình độ, bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ và hƣởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.
1.4. Công tác phát triển đội ngũ nữ cán bộ quản lý trƣờng THCS
1.4.1. Nữ cán bộ quản lý giáo dục
Nền giáo dục muốn phát triển mạnh với chất lƣợng và hiệu quả cao, nhằm tạo nền tảng và động lực vững chắc cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc trƣớc hết phải có đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục (CBQLGD) hết lòng vì học sinh thân yêu, vì sự nghiệp giáo dục. Đây là yếu tố quan trọng nhất quyết định sự nghiệp giáo dục.
Mục tiêu tổng quát của GD - ĐT hiện nay là: xây dựng đội ngũ nhà giáo và CBQLGD theo tinh thần chuẩn hoá, hiện đại hoá nhằm đảm bảo và nâng cao chất lƣợng giáo dục để đạo tạo nguồn nhân lực đáp ứng đòi hỏi của sự nghiệp đẩy mạnh