Một số biện pháp phát triển đội ngũ nữ CBQL trƣờng THCS thành phố Bắc Ninh

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ nữ cán bộ quản lý ở các trường Trung học Cơ sở thành phố Bắc Ninh tỉnh Bắc Ninh (Trang 90 - 127)

8. Cấu trúc luận văn

3.2. Một số biện pháp phát triển đội ngũ nữ CBQL trƣờng THCS thành phố Bắc Ninh

Ninh - tỉnh Bắc Ninh

Biện pháp 1: Lập quy hoạch phát triển đội ngũ nữ CBQL trường THCS và thực hiện có hiệu quả quy hoạch.

Biện pháp 2: Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nữ CBQL trường THCS. Biện pháp 3: Đổi mới cơ chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển. Biện pháp 4: Tạo môi trường và động lực để đội ngũ nữ CBQL trường THCS phát triển.

Biện pháp 5: Phát triển đồng bộ vè cơ cấu và trình độ đội ngũ nữ CBQL giáo dục. Biện pháp 6: Hoàn thiện quy trình đánh giá cán bộ.

3.2.1. Lập quy hoạch phát triển đội ngũ nữ CBQL trường THCS và thực hiện có hiệu quả quy hoạch

3.2.1.1. Ý nghĩa, mục tiêu

Một trong những nội dung quan trọng của chiến lƣợc cán bộ là phải tạo đƣợc nguồn cán bộ, tức là phải xây dựng quy hoạch cán bộ. Quy hoạch cán bộ là quá trình thực hiện đồng bộ các chủ trƣơng, biện pháp để tạo nguồn và xây dựng đội ngũ cán bộ, đặc biệt là cán bộ đứng đầu trên cơ sở dự báo nhu cầu cán bộ nhằm đảm bảo hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chính trị.

Văn kiện hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng khoá VIII khẳng định: "Quy hoạch cán bộ là nội dung trọng yếu của công tác cán bộ, đảm bảo cho công tác cán bộ có tầm nhìn xa, đáp ứng cả nhiệm vụ trƣớc mắt và lâu dài" [12, Tr.82]. Trong bài phát biểu khai mạc Hội nghị lần thứ ba BCH TW Đảng khoá VIII, Nguyên Tổng Bí thƣ Đỗ Mƣời đã nêu rõ: "Một trong những nội dung quan trọng nhất của chiến lƣợc cán bộ là phải tạo đƣợc nguồn cán bộ, xây dựng đƣợc quy hoạch cán bộ và chăm lo đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ" [12, Tr.28]. Qua đó ta thấy rõ ý nghĩa lớn lao của biện pháp này (biện pháp về công tác quy hoạch đội ngũ CBQL các trƣờng THCS thành phố Bắc Ninh). Cụ thể hơn: Quy hoạch cán bộ là một nội dung quan trọng của công tác cán bộ, đảm bảo cho công tác cán bộ đi vào nề nếp thực hiện theo một trình tự hợp lý trong từng thời gian, làm cơ sở cho việc lập kế hoạch dài hạn công tác cán bộ. Vấn đề quy hoạch cán bộ là sự chuẩn bị định hƣớng về đào tạo và sử dụng cán bộ kế cận, đồng thời lực lƣợng kế cận

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

đƣợc chuẩn bị tốt về mặt tinh thần và nghiệp vụ quản lý, tạo điều kiện cho việc quản lý sau này đƣợc thuận lợi và không thiếu hụt về kiến thức quản lý.

Quy hoạch đội ngũ CBQL trƣờng THCS là nội dung trọng yếu và là quá trình thực hiện các chủ trƣơng, biện pháp giúp cấp uỷ và cơ quan quản lý cấp trên có thẩm quyền xây dựng đội ngũ CBQL trƣờng THCS thuộc phạm vi phân cấp quản lý. Mặt khác, quy hoạch đội ngũ CBQL trƣờng THCS nói chung và đội ngũ nữ CBQL nói riêng giúp cho các trƣờng THCS có đủ về số lƣợng, đồng bộ về cơ cấu, tiêu chuẩn hoá về trình độ; đồng thời tạo đƣợc thế chủ động nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển sự nghiệp của ngành GD&ĐT nói chung và của thành phố nói riêng.

3.2.1.2. Nội dung

Xây dựng và hoàn thiện đội ngũ CBQL trƣờng THCS, có phẩm chất và năng lực, có bản lĩnh chính trị vững vàng, đủ về số lƣợng, đồng bộ về cơ cấu, tiêu chuẩn hoá về trình độ, bảo đảm sự chuyển tiếp liên tục và vững vàng giữa các thế hệ CBQL của trƣờng THCS nhằm kiện toàn tổ chức bộ máy, thực hiện tốt yêu cầu, nhiệm vụ của trƣờng THCS nói riêng, mục tiêu chiến lƣợc của ngành GD&ĐT nói chung.

3.2.1.3. Cách thức thực hiện

a) Thiết lập kế hoạch quản lý về việc xây dựng quy hoạch mới

- Trên cơ sở các chủ trƣơng chính sách cán bộ của Đảng, của Nhà nƣớc và của tỉnh; trên cơ sở về quy mô phát triển GD&ĐT của thành phố, trên cơ sở các quy hoạch cán bộ của toàn thành phố, trên cơ sở nhu cầu CBQL trƣờng THCS của thành phố trƣớc mắt và trong cả giai đoạn; đƣa ra đƣợc mục tiêu mới về xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL trƣờng THCS của thành phố.

- Dự kiến nguồn nhân lực để thực hiện việc các khâu từ đánh giá thực trạng đội ngũ CBQL đến việc xác định nhu cầu và yêu cầu về đội ngũ CBQL, việc bổ sung quy hoạch, duyệt quy hoạch mới (quy hoạch bổ sung) và thực hiện quy hoạch mới; có nghĩa là xác định đƣợc nhân lực cho việc xây dựng quy hoạch mới và chuẩn bị các điều kiện khác về nhân lực để thực hiện có hiệu quả quy hoạch mới.

- Dự kiến các nguồn lực vật chất để thực hiện việc xây dựng quy hoạch mới và thực hiện quy hoạch mới.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Dự kiến thời gian thực hiện việc xây dựng và thực hiện nội dung của bản quy hoạch mới.

- Dự kiến các con đƣờng và biện pháp thực hiện việc xây dựng và thực hiện quy hoạch mới.

b) Tổ chức việc thực hiện kế hoạch

- Phân bổ nguồn lực (nhân lực, tài lực và vật lực) cho việc xây dựng quy hoạch mới: Thiết lập một nhóm nhân lực thực hiện việc xây dựng quy hoạch, giao cho nhóm đó các điều kiện về vật chất kỹ thuật cần thiết để họ làm quy hoạch mới và thực hiện quy hoạch mới.

- Xây dựng các chức năng, nhiệm vụ và cơ chế làm việc của nhóm xây dựng và thực hiện quy hoạch mới; đồng thời giao cho nhóm đó các nhiệm vụ xây dựng một bản quy hoạch mới về thực hiện quy hoạch đó; trong đó có các nội dung chủ yếu sau:

+ Căn cứ xây dựng quy hoạch.

+ Dự báo về đội ngũ CBQL trƣờng THCS của thành phố: Nhu cầu về số lƣợng, cơ cấu trình độ, phẩm chất và năng lực đáp ứng với yêu cầu phát triển KT - XH và phát triển GD&ĐT của thành phố trong từng giai đoạn cụ thể.

+ Đánh giá thực trạng đội ngũ CBQL trƣờng THCS về số lƣợng, cơ cấu, trình độ, phẩm chất và năng lực, sự phân bổ và bố trí.

+ Thiết lập kế hoạch mang tính chiến lƣợc về đào tạo, bồi dƣỡng, sử dụng (nguồn, bố trí, điều động, đề bạt, nghỉ chế độ, …) đội ngũ CBQL trƣờng THCS.

+ Dự kiến các điều kiện thực hiện kế hoạch về nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực và thời gian) để thực hiện kế hoạch.

+ Chỉ ra các phƣơng án và các biện pháp thực hiện quy hoạch xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL trƣờng THCS.

+ Bảo vệ quy hoạch trƣớc hội đồng duyệt quy hoạch của phòng GD&ĐT và của thành phố.

c) Chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch

- Hƣớng dẫn cho nhóm và cá nhân trong nhóm xây dựng quy hoạch mới về các công việc cụ thể.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Động viên, khuyến khích các cá nhân có liên quan đến việc bổ sung và thực hiện quy hoạch làm việc có hiệu quả.

- Giám sát các hoạt động nói chung và các công việc của nhóm xây dựng quy hoạch mới.

- Uốn nắn trực tiếp các công việc của nhóm và của mỗi cá nhân trong nhóm để giảm bớt những sai lệch xuất hiện trong khi thực hiện công việc của họ.

- Triển khai việc thực hiện quy hoạch mới theo đúng kế hoạch và tiến độ, đúng các phƣơng án, biện pháp dự kiến nhằm thực hiện cho đƣợc mục tiêu đặt ra trong quy hoạch mới về xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL trƣờng THCS.

d) Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch

- Định ra các chuẩn mực đánh giá công việc của nhóm ngƣời đƣợc giao nhiệm vụ xây dựng quy hoạch mới, cũng nhƣ đội ngũ nhân lực tổ chức thực hiện quy hoạch mới.

- So sánh kết quả công việc của nhóm với chuẩn mực đã có.

- Có các quyết định quản lý nhằm phát huy các thành tích, điều chỉnh các lệch lạc và xử lý những sai phạm nếu thấy cần thiết.

3.2.1.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Cần một đội ngũ cán bộ của Phòng GD&ĐT đủ năng lực về xây dựng quy hoạch cán bộ giáo dục trong thành phố.

- Các Phòng chức năng của thành phố cần tạo các điều kiện để giúp đỡ xây dựng quy hoạch và phối hợp thực hiện quy hoạch.

- Cần có những khoản kinh phí nhất định để chi cho việc tổ chức thực hiện.

3.2.2. Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nữ CBQL trường THCS.

3.2.2.1. Ý nghĩa, mục tiêu

1) Ý nghĩa: Nâng cao đƣợc phẩm chất và năng lực đội ngũ nữ CBQL đƣơng chức và nữ CBQL kế cận của các trƣờng THCS thông qua các hoạt động quản lý công tác đào tạo và bồi dƣỡng đội ngũ đó để thực hiện quy hoạch đã có.

Khi đã có đƣợc quy hoạch thì vấn đề đào tạo, bồi dƣỡng mang tính quyết định về chất lƣợng nữ CBQL đƣơng chức cũng nhƣ kế cận. Nói cách khác công tác quy hoạch phải gắn chặt với công tác đào tạo bồi dƣỡng. Điều đó đã đƣợc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Hội nghị lần 6 BCH TW khoá IX kết luận: "Trên cơ sở quy hoạch, đẩy mạnh việc đào tạo và đào tạo lại cán bộ theo chức danh và cán bộ dự nguồn. Nâng cao chất lƣợng và hiệu quả công tác đào tạo, chú ý bồi dƣỡng phẩm chất chính trị, trình độ nghề nghiệp, năng lực thực tiễn, xử lý tình huống, khắc phục những biểu hiện tiêu cực trong quá trình đào tạo".

Nghị quyết TW3 (Khoá VIII) nhấn mạnh: “Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng đối với từng loại cán bộ, đặc biệt chú trọng phát hiện, đào tạo, bồi dƣỡng nhân tài, tạo nguồn cán bộ lãnh đạo và quản lý. Đào tạo, bồi dƣỡng trƣớc khi bổ nhiệm, đề bạt, khắc phục tình trạng bầu cử, bổ nhiệm rồi mới đƣa đi đào tạo”. [12,Tr.7]

Điều 25, 26, 27 Pháp lệnh Cán bộ Công chức ghi rõ việc đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ là cấn thiết để tạo nguồn và nâng cao trình độ, năng lực của cán bộ, công chức nói chung. “Chất lƣợng cán bộ đƣợc hình thành do nhiều nhân tố tác động, trong đó phần lớn là thông qua con đƣờng giáo dục, đào tạo, bồi dƣỡng. Chính vì vậy, xây dựng và nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ phải chăm lo công tác đào tạo bồi dƣỡng cán bộ. Việc đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ còn là một khâu quan trọng không thể thiếu đƣợc trong toàn bộ quy trình xây dựng và thực hiện quy hoạch cán bộ” [40,Tr.11].

Đội ngũ nữ CBQL trƣờng THCS là lực lƣợng nòng cốt biến các mục tiêu giáo dục thành hiện thực. Xu thế đổi mới giáo dục để chuẩn bị cán bộ cho thế kỷ ở các nƣớc trên thế giới, trong khu vực cũng nhƣ ở nƣớc ta, đang đặt ra những yêu cầu mới về phẩm chất và năng lực, làm thay đổi vai trò và chức năng của đội ngũ nữ CBQL trƣờng THCS. Thực sự chăm lo cho nữ CBQL trƣờng THCS là biện pháp tạo nên sự chuyển biến chất lƣợng giáo dục, đáp ứng những yêu cầu mới của đất nƣớc trong thời kỳ CNH - HĐH.

Nhƣ vậy biện pháp này là một trong những biện pháp pháp có ý nghĩa lớn lao và có tính quyết định trong việc phát triển về mặt chất lƣợng đội ngũ nữ CBQL các trƣờng THCS trong thành phố.

2) Mục tiêu: Đào tạo, bồi dƣỡng là trang bị kiến thức, truyền thụ kinh nghiệm hình thành kỹ năng, kỹ xảo trong hoạt động, hình thành nên phẩm chất chính trị, tƣ tƣởng, đạo đức và tâm lý, tạo nên những mẫu hình con ngƣời đặc trƣng và tƣơng ứng với một xã hội nhất định, tạo ra năng lực hoạt động cho mỗi con ngƣời: Nội dung của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

đào tạo, bồi dƣỡng đƣợc quy định bởi nội dung của các phẩm chất và năng lực định hƣớng phát triển của ngƣời nữ CBQL giáo dục; đào tạo, bồi dƣỡng còn là hoạt động nhằm khắc phục mặt tiêu cực, phát huy mặt tích cực trong mỗi con ngƣời, bù đắp những thiếu hụt, khiếm khuyết của mỗi cá nhân trong quá trình hoạt động. Quá trình giáo dục, đào tạo, bồi dƣỡng là quá trình tạo ra chất mới và sự phát triển toàn diện trong mỗi con ngƣời.

Vì vậy, việc đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ CBQL nói chung và nữ CBQL trƣờng THCS nói riêng có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác phát triển đội ngũ CBQL. Một trong những nội dung quan trọng nhất trong chiến lƣợc phát triển cán bộ nữ là phải đào tạo đƣợc nguồn cán bộ nữ, xây dựng đƣợc quy hoạch và chăm lo đào tạo, bồi dƣỡng họ.

3.2.2.2. Yêu cầu của công tác đào tạo, bồi dưỡng

Công cuộc đổi mới của toàn Đảng, toàn dân và sự nghiệp CNH - HĐH đất nƣớc đòi hỏi phải đổi mới cách tổ chức quản lý, tƣ duy, trí tuệ của đội ngũ cán bộ. Yêu cầu này đƣợc đặt ra nhƣ một vấn đề then chốt. Đó cũng chính là đòi hỏi đối với công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ. Trong điều kiện hội nhập, giao lƣu mở cửa, chuyển đổi cơ cấu quản lý, vừa phải đảm bảo sự hợp tác quốc tế rộng rãi, có hiệu quả, vừa phải đảm bảo phát huy đƣợc nội lực, giữ gìn đƣợc môi trƣờng văn hoá dân tộc và những giá trị truyền thống cao đẹp. Vì vậy, đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ nói chung và nữ CBQL giáo dục nói riêng không thể chỉ chú trọng đến kiến thức nghiệp vụ, kiến thức quản lý mà cả kiến thức chính trị, kiến thức kinh tế, ngoại ngữ, tin học. Phải đào tạo toàn diện, coi trọng tính hiệu quả. Các cơ quan quản lý giáo dục cần làm cho đội ngũ CBQL giáo dục nói chung, nữ CBQL trƣờng THCS nói riêng ý thức đầy đủ rằng không đào tạo, bồi dƣỡng để nâng cao trình độ, năng lực thì không thể hoàn thành đƣợc nhiệm vụ của ngƣời CBQL trƣờng THCS trƣớc những yêu cầu phát triển của sự nghiệp GD&ĐT.

3.2.2.3. Cách thức thực hiện

1) Xác định đối tƣợng

Đối tƣợng đào tạo, bồi dƣỡng gồm hai nhóm đối tƣợng: nữ CBQL đƣơng chức và CBQL trong quy hoạch

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

a) Với nữ CBQL đƣơng chức:

- Có kế hoạch bồi dƣỡng thƣờng xuyên, định kỳ theo hình thức tập trung, tại chức, tự bồi dƣỡng, trao đổi kinh nghiệm.

+ Bồi dƣỡng đầu năm học về nhiệm vụ, kế hoạch năm học.

+ Bồi dƣỡng giữa kỳ hay đột xuất do các nhiệm vụ quản lý đặt ra. + Bồi dƣỡng bổ túc các kỹ năng quản lý.

+ Bồi dƣỡng theo các chuyên đề.

- Có những quy định bắt buộc nữ CBQL phải tham gia các khoá bồi dƣỡng cập nhật kiến thức, tăng cƣờng kỹ năng đối với nữ CBQL. Có những chính sách khích lệ, động viên nữ CBQL tự học, tự nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu công việc.

- Có kế hoạch đào tạo đối với nữ CBQL với các nội dung nhằm đáp ứng tiêu chuẩn cán bộ gồm:

+ Đào tạo chuyên môn trên đại học, hoặc về chuyên ngành “Quản lý giáo dục” ở các trƣờng Đại học Sƣ phạm, Đại học Quốc gia, Trƣờng CBQL giáo dục...

+ Đào tạo lý luận chính trị (Trung cấp, Cao cấp) tại các Phân viện, Học viên chính trị quốc gia, trƣờng Chính trị tỉnh.

+ Đào tạo về khoa học quản lý tại các Trƣờng quản lý của ngành

+ Đào tạo (Trung cấp, Cao cấp quản lý nhà nƣớc) tại các Phân viện, Học viện Hành chính Quốc gia, Trƣờng Chính trị tỉnh.

+ Đào tạo ngoại ngữ, tin học. b) Với nữ CBQL trong quy hoạch

Tầm quan trọng trong công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ đối với công tác quy hoạch cán bộ thể hiện ở 2 giai đoạn: Trƣớc quy hoạch và sau quy hoạch.

- Giai đoạn trƣớc quy hoạch: Diện cán bộ đã qua đào tạo càng rộng, trình độ cán bộ đƣợc đào tạo càng cao thì nguồn cán bộ đƣa vào quy hoạch càng phong phú và có chất lƣợng. Không có nguồn cán bộ đã đƣợc đào tạo sẽ gây khó khăn cho công tác quy hoạch: thiếu điều kiện, tiêu chuẩn để quy hoạch dẫn đến

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ nữ cán bộ quản lý ở các trường Trung học Cơ sở thành phố Bắc Ninh tỉnh Bắc Ninh (Trang 90 - 127)