8. Cấu trúc luận văn
1.3. Chủ trƣơng, chính sách Đảng và Nhà nƣớc về công tác cán bộ nữ
1.3.1.Chủ trương, chính sách của Đảng về công tác cán bộ nữ
Chỉ thị số 44/CT - TW(1984) và chỉ thị số 37/CT - TW (1994) về vấn đề cán bộ nữ, Đảng và chính phủ luôn đánh giá sự đóng góp xứng đáng của đội ngũ nữ trong quản lý Nhà nƣớc, quản lý xã hội và khẳng định: "xây dựng đội ngũ nữ cán bộ nữ là yếu tố khách quan của Cách mạng Việt nam, là yêu cầu quan trọng để phát huy quyền bình đẳng, dân chủ của phụ nữ, phát huy tiềm năng, trí tuệ và nâng cao địa vị của phụ nữ"
Nghị quyết của Bộ chính trị ngày 12/7/1993 về đổi mới và tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng trong mọi thời kỳ cách mạng. Trong giai đoạn hiện nay, đổi mới và tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phụ nữ là một yêu cầu rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội”. Nghị quyết còn đánh giá: “Nhìn chung cán bộ nữ đang bị giảm sút, nguồn cán bộ nữ đang bị hẫng hụt”. Vì vậy Đảng đề ra một số công
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
tác lớn là: “Giáo dục, bồi dƣỡng phẩm chất, năng lực, nâng cao trình độ mọi mặt của phụ nữ” và “Đặt vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ nữ thành nhiệm vụ có tính chiến lƣợc trong toàn bộ công tác cán bộ Đảng và Nhà nƣớc. Trên cơ sở quy hoạch, có kế hoạch tạo nguồn, đào tạo bồi dƣỡng cán bộ nữ, tạo điều kiện để cán bộ nữ cống hiến và trƣởng thành, phấn đấu tăng tỷ lệ nữ các cấp uỷ Đảng, cơ quan Nhà nƣớc trong các lĩnh vực quản lý kinh tế - xã hội, y tế, giáo dục, khoa học, nghệ thuật”.
Cùng với việc ghi nhận vai trò, vị trí và những đóng góp to lớn của phụ nữ, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đồng thời khẳng định: Một trong những nhiệm vụ quan trọng của Cách mạng Việt nam là giải phóng phụ nữ và giải phóng phụ nữ phải gắn liền với giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con ngƣời.Cƣơng lĩnh đầu tiên của Đảng đã ghi rõ: “Nam nữ bình quyền”. Nghị quyết hội nghị trung ƣơng tháng 10/1930 cũng ghi nhận: “Lực lƣợng cách mạng của phụ nữ là một lực lƣợng trọng yếu. Nếu quảng đại quần chúng phụ nữ không tham gia vào cuộc đấu tranh cách mạng thì cách mạng không thắng lợi đƣợc”.Đảng ta đặt ra yêu cầu vận động phụ nữ tham gia các đoàn thể cách mạng (Công hội, Nông hội) và thành lập tổ chức riêng cho phụ nữ để lôi cuốn các tầng lớp phụ nữ tham gia cách mạng.
Ngày 20/10/1930, Hội phụ nữ Giải phóng - tiền thân của Hội LHPN Việt Nam chính thức đƣợc thành lập và phát huy vai trò là nòng cốt của phong trào phụ nữ trong suốt quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nƣớc.Trong công cuộc đổi mới đất nƣớc hiện nay, Đảng ta đã xác định vai trò của tổ chức Hội LHPN Việt Nam: Hội LHPN Việt Nam là tổ chức đại diện cho lợi ích hợp pháp của phụ nữ, là trung tâm tập hợp, đoàn kết phụ nữ Việt Nam, hƣớng dẫn và động viên chị em phấn đấu vì sự nghiệp giải phóng phụ nữ, bình đẳng nam nữ, vì sự phát triển và hạnh phúc của nam, nữ, vì sự nghiệp đổi mới, thực hiện dân giàu, nƣớc mạnh.
Quan điểm của Đảng về giải phóng phụ nữ và công tác cán bộ nữ đƣợc thể hiện nhất quán và xuyên suốt trong đƣờng lối lãnh đạo của Đảng, điều này đƣợc ghi nhận trong các Nghị quyết Đại hội Đảng, nhất là chỉ thị, nghị quyết:
Nghị quyết số 152 - NQ/TW về “một số vấn đề về tổ chức lãnh đạo công tác phụ vận” (1967), Nghị quyết số 153 - NQ/TW về công tác cán bộ nữ (1967), chỉ thị số 44 - CT/TW về một số vấn đề cấp bách trong công tác cán bộ nữ (1984), Nghị
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
quyết số 04 - NQ/TW về đổi mới và tăng cƣờng công tác vận động phụ nữ trong tình hình mới (1993) Nghi quyết số 11 - NQ/TW của Bộ chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nƣớc (2007)… “Phát huy vai trò, tiềm năng to lớn của Phụ nữ trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nâng cao địa vị phụ nữ thực hiện bình đẳng giới trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội là một trong những nhiệm vụ và mục tiêu quan trọng của Cách mạng Việt nam trong thời kỳ mới. Công tác phụ nữ phải sát hợp với từng đối tƣợng, vùng, miền, phát huy đƣợc tinh thần làm chủ, tiềm năng, sức sáng tạo và khả năng đóng góp cao nhất của các tầng lớp phụ nữ, góp phần tạo nên sức mạnh đại đoàn kết dân tộc để phát triển đất nƣớc, đồng thời phải chăm lo cho phụ nữ tiến bộ về mọi mặt, quan tâm đầy đủ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng để phụ nữ có điều kiện thực hiện tốt vai trò ngƣời công dân, ngƣời lao động, ngƣời mẹ, ngƣời thầy đầu tiên của con ngƣời. Xây dựng, phát triển vững chắc đội ngũ cán bộ nữ tƣơng xứng với vai trò to lớn của phụ nữ là yêu cầu khách quan, là nội dung quan trọng trong chiến lƣợc công tác cán bộ của Đảng”.
Kế hoạch hành động quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ đến năm 2000 gồm 11 mục tiêu, trong đó mục tiêu 4 có nêu: “Nâng cao vai trò vị trí của ngƣời phụ nữ trong việc tham gia bộ máy lãnh đạo và ra quyết định” đã đƣợc Thủ tƣớng Phan Văn Khải ký Quyết định số 822/QĐ/TTG phê duyệt toàn bộ kế hoạch hành động, càng thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nƣớc ta đối với công tác cán bộ nữ.
Ngày 24 tháng 12 năm 2010, chính phủ đã phê duyệt Chiến lƣợc quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020 bằng Quyết định 2351/QĐ - TTG “Chiến lƣợc quốc gia về bình đẳng giới 2011 - 2020” Chiến lƣợc có 7 mục tiêu cụ thể, mỗi mục tiêu lại có những chỉ tiêu đo đếm đƣợc. Trong đó, mục tiêu 1 là Tăng cƣờng sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí quản lý, lãnh đạo, nhằm từng bƣớc giảm dần khoảng cách giới trong lĩnh vực chính trị. Điều đó khẳng định Đảng ta rất chú trọng đến công tác xây dựng, phát triển cán bộ nữ trong tình hình mới.
1.3.2. Quy định hiện hành của Nhà nước về công tác cán bộ nữ
Quan điểm của Đảng đƣợc cụ thể hoá trong Hiến pháp năm 1946. 1959,1980 và 1992 và ngày càng dần đƣợc hoàn thiện. Căn cứ Nghị quyết số 11 - NQ/TW của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Bộ chính trị, Chính phủ và các ngành có liên quan đã ban hành nhiều văn bản hƣớng dẫn thi hành Luật Bình Đẳng giới theo tinh thần Chỉ thị số 10/2007/CT - TTG ngày 03 tháng 5 năm 2007 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc triển khai thi hành Luật Bình đẳng giới. Chính phủ đã ban hành 03 Nghị định hƣớng dẫn thi hành Luật Bình Đẳng giới là: Nghị định số 70/2008/NĐ - CP ngày 04 tháng 6 năm 2008 về Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bình đẳng giới; Nghị định số 48/2009/NĐ - CP ngày 19 tháng 5 năm 2009 về Quy định về các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới; Nghi định số 55/2009/NĐ - CP ngày 10 tháng 6 năm 2009 về Quy định xử phạt vi phạm hành chính về bình đẳng giới. Ngày 01 tháng 12 năm 2009 về Quy định, Chính phủ đã ban hành chƣơng trình hành động của Chính phủ giai đoạn đến năm 2020 thực hiện Nghị quyết số 11 - NQ/TW (kèm theo Nghi quyết số 57/NQ - CP). Chƣơng trình hành động đã quy định những nhiệm vụ chủ yếu của các cơ quan ở Trung ƣơng và địa phƣơng trong việc thực hiện Nghị quyết trên.
Nhằm từng bƣớc kiện toàn về hoạt động, tổ chức của Ban vì sự tiến bộ phụ nữ các cấp, tạo sự đồng bộ, thống nhất trong toàn quốc về tổ chức bộ máy vì sự tiến bộ của phụ nữ và bình đẳng giới, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1855/QĐ - TTG ngày 11 tháng 11 năm 2009 về việc thành lập, kiện toàn Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ ở UBND cấp tỉnh và cấp thành phố; ngày 03 tháng 12 năm 2009, Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội đã có văn bản số 4598/LĐTBXH - BĐG về việc Triển khai thực hiện Quyết định trên của Thủ tƣớng Chính phủ.
Trong năm 2009, Chính phủ, nhiều Bộ ngành trung ƣơng và các địa phƣơng đã quan tâm xây dựng các văn bản thực hiện Kế hoạch triển khai Luật Bình Đẳng Giới và Nghị quyết số 11/NQ - /TW.Việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng chính sách, pháp luật, chƣơng trình, kế hoạch và dự án phát triển kinh tế xã hội đƣợc quan tâm đúng mức.Tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XII, Chính phủ đã trình Quốc hội thông qua Luật Cán bộ, công chức. Theo quy định tại điều 5 của Luật, một trong năm nguyên tắc quản lý cán bộ công chức đó là thực hiện bình đẳng giới. Ngoài ra, điều 18 của Luật quy định về những việc cán bộ, công chức không đƣợc làm, liên quan đến đạo đức công vụ, trong đó có việc không đƣợc phân biệt đối xử đối vì lý do dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngƣỡng, tôn giáo dƣới mọi hình thức.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội cũng đã căn cứ vào Nghị định số 48/2009/NĐ - CP của Chính phủ và Chƣơng trình hành động của Chính phủ giai đoạn đến năm 2020 thực hiện Nghị quyết số 11 - NQ/TW của Bộ Chính trị để ban hành Quyết định số 299/QĐ - LĐTBXH, trong đó giao cho các đơn vị nghiên cứu, xây dựng, trình ban hành các văn bản quy định về đào tạo, bồi dƣỡng, nâng cao năng lực cho lao động nữ, hỗ trợ dạy nghề…
1.3.3. Vai trò của nữ CBQL thế giới hiện đại và trong QLGD
a) Vai trò của phụ nữ trong thế giới hiện đại
Từ thời đại các vua Hùng đến thời đại Hồ Chí Minh, qua những chặng đƣờng vô cùng oanh liệt dựng nƣớc và giữ nƣớc của dân tộc Việt Nam, Phụ nữ Việt nam đã tỏ rõ truyền thống thông minh, sáng tạo, lao động cần cù, chiến đấu dũng cảm.Trải qua bốn nghìn năm, hình ảnh ngƣời phụ nữ Việt nam đã đƣợc xây dựng và lƣu truyền trong nền văn học dân gian: Bà Âu cơ đƣa các con đi mở nƣớc và dạy dân dựng làng, bà mẹ Gióng kiên trì nuôi đứa con “Chậm lớn, chậm đi” và giúp con lên đƣờng đánh giặc, nàng Quế Hoa, cô gái dùng đá làm vũ khí, tung hoành giữa đám giặc Ân… Nguồn tƣ liệu khảo cổ học cũng bảo tồn những hình tƣợng thật của ngƣời phụ nữ “Uy nghi chống nẹ trên chuôi kiếm” hoặc “Nhịp nhàng giã cối, uyển chuyển đánh trống đồng”, hai Bà Trƣng, Bà Triệu và những phụ nữ tài giỏi, dũng cảm khác của thời đại Ngô, Đinh , Lê, Trần, Lý, Tây Sơn nhƣ Thái hậu Vƣơng Vân Nga, Ỷ Lan Nguyên Phi, đô đốc Bùi Thị Xuân… đã ghi vào lịch sử thành văn của dân tộc.
Cùng với sự phản ánh về lịch sử đất nƣớc, lịch sử dân tộc, mọi nguồn tƣ liệu đã cho thấy, vào những thế ký trƣớc và sau công nguyên, ở nhiều lĩnh vực khác nhau, phụ nữ là những ngƣời đảm nhiệm nhiều vai trò quan trọng.
Khi đất nƣớc bƣớc vào kỷ nguyên hội nhập với thế giới, trong công cuộc xây dựng đất nƣớc trên con đƣờng công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay, phụ nữ Việt nam tiếp tục đóng vai trò quan trọng, là động lực thúc đẩy sự phát triển chung của xã hội.Vai trò này đang đƣợc khẳng định một cách rõ nét hơn bao giờ hết.
Trƣớc hết chúng ta phải thừa nhận vị trí hết sức quan trọng của phụ nữ trong gia đình. Họ có ảnh hƣởng to lớn tới hạnh phúc và sự ổn định của gia đình.Là ngƣời vợ hiền, họ luôn luôn hiểu chồng, sẵn sàng chia sẻ những ngọt bùi cũng nhƣ những
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
đắng cay cùng chồng khiến nhiều ngƣời chồng luôn cảm thấy yên tâm trong cuộc sống.Không chỉ chăm sóc, giúp đỡ chồng tại gia đình, ngƣời vợ còn đƣa ra những lời khuyên thiết thực giúp chồng trong công việc, đóng góp vào thành công trong sự nghiệp của chồng. Là những ngƣời mẹ hết lòng vì con cái, họ thực sự là những tấm gƣơng cho con cái noi theo. Ngƣời mẹ luôn sẵn sàng hy sinh những lợi ích của bản thân với ƣớc nguyện cho con cái trƣởng thành và thành công trong cuộc sống, trong cuộc sống thƣờng nhật đầy khó khăn, chúng ta tìm thấy ở những ngƣời phụ nữ, những ngƣời vợ, ngƣời mẹ sự yên tĩnh trong tâm hồn và sự cân bằng bình yên trong cuộc sống. Chính họ đã tiếp sức cho chúng ta vƣợt qua những khó khăn để sống một cuộc sống hữu ích.
Trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc, ngƣời phụ nữ càng phải chịu nhiều đòi hỏi khắt khe của xã hội hiện đại. Bên cạnh vai trò quan trọng trong gia đình, ngƣời phụ nữ còn tích cực tham gia các hoạt động xã hội. Phụ nữ có mặt trong hầu hết các công việc và nắm giữ nhiều vị trí quan trọng. Ngày càng nhiều ngƣời trở thành chính trị gia, các nhà khoa học nổi tiếng, những nhà quản lý năng động. Trong nhiều lĩnh vực, sự có mặt của ngƣời phụ nữ là không thể thiếu nhƣ ngành dệt, công nghiệp dịch vụ, may mặc…Đôi khi chính những ngƣời phụ nữ đã khiến cho nam giới phải “ghen tị” về những thành công mà họ đạt đƣợc.
Hiện nay, phụ nữ Việt Nam góp một phần rất lớn vào quá trình phát triển của đất nƣớc, thể hiện ở số nữ chiếm tỷ lệ cao trong lực lƣợng lao động. Với hơn 50% dân số và gần 50% lực lƣợng lao động xã hội, ngày càng có nhiều phụ nữ tham gia vào hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội và giữ chức vụ quan trọng trong bộ máy nhà nƣớc. Chỉ cần điểm qua một vài con số: Hiện có tới 33,1% đại biểu nữ trong Quốc hội (khoá XII) - cao nhất ở châu Á và là một trong những nƣớc có tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội cao nhất thế giới, số phụ nữ tham gia Hội đồng nhân dân các cấp trên 20%.
Hơn 90% phụ nữ biết đọc, biết viết.Tỷ lệ nữ tốt nghiệp đại học là 36,24%, thạc sỹ là 33,95%, tiến sỹ 25,69%. Ngay trong giới báo chí, tỷ lệ các nhà báo nữ cũng ƣớc tính tới gần 30%. Phụ nữ chiếm ƣu thế trong một số ngành nhƣ giáo dục, y tế và dịch vụ. Trong công tác chuyên môn, phụ nữ chiếm số đông trong
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
các bộ môn văn học, ngôn ngữ, y dƣợc, khoa học xã hội, khoa học tự nhiên và kinh tế. Nếu tính tổng số làm việc của nữ giới (kể cả ở nhà và bên ngoài) cao hơn rất nhiều so với nam giới.
Có tới 71% phụ nữ từ 13 tuổi trở lên là những ngƣời có thu nhập. Số hộ nghèo do phụ nữ làm chủ đã giảm từ 37% năm 1998 xuống còn 8% năm 2004… Đây là những con số sinh động, là bằng chứng chứng minh hiệu quả của những chính sách lớn của Đảng và Nhà nƣớc đã tạo điều kiện cho phụ nữ Việt Nam phát triển.
Trong bài phát biểu tại buổi toạ đàm “Vai trò của Phụ nữ Việt Nam trong thế kỷ XXI” do Quỹ phát triển Phụ nữ Liên hợp quốc UNIFEM và Hội phụ nữ Việt Nam tổ chức dƣới sự hỗ trợ của các tổ chức Liên Hợp Quốc tại Việt Nam, Chủ tịch Hội Phụ nữ Việt Nam Hà Thị Khiết đã tôn vinh ngƣời Phụ nữ Việt nam: “Trong thành tựu chung của đất nƣớc, có sự đóng góp tích cực của các tầng lớp phụ nữ Việt nam. Là