Quy hoạch, phát triển đội ngũ nữ CBQLGD bậc THCS

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ nữ cán bộ quản lý ở các trường Trung học Cơ sở thành phố Bắc Ninh tỉnh Bắc Ninh (Trang 42 - 127)

8. Cấu trúc luận văn

1.4.3. Quy hoạch, phát triển đội ngũ nữ CBQLGD bậc THCS

Việc quy hoạch, phát triển đội ngũ nữ CBQL trƣờng THCS đối với sự nghiệp GD - ĐT là hết sức quan trọng, để phát triển đƣợc cần có sự quan tâm của các cấp, các ngành trong phát triển nguồn nhân lực.

Thời đại ngày nay là thời đại của khoa học kỹ thuật và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin với nền kinh tế tri thức, đã dẫn đến xu hƣớng toàn cầu hoá.Xu hƣớng này đòi hỏi phải thay đổi trong nhiều lĩnh vực.Đối với giáo dục xây dựng, đổi mới đội ngũ nhà giáo và cán bộ QLGD là một trong những yếu tố cần thiết cho việc đảm bảo chất lƣợng giáo dục trong thời gian tới.

Xây dựng đội ngũ CBQL trƣờng THCS tức là phải tạo đƣợc đội ngũ Hiệu trƣởng và Phó Hiệu trƣởng các trƣờng THCS đủ về số lƣợng, đảm bảo về chất lƣợng và cơ cấu.

Về số lƣợng CBQL phải đủ so với định biên, phải có cơ cấu hợp lý. Độ tuổi và tỷ lệ cán bộ nữ phải phù hợp với điều kiện của từng trƣờng, của địa phƣơng và của toàn ngành giáo dục để có thể đảm bảo tính kế thừa và phát triển.

Đảm bảo về chất lƣợng đội ngũ CBQL tức là CBQL phải là những ngƣời có phẩm chất chính trị tốt, có trình độ chuyên môn vững vàng (đạt chuẩn và trên chuẩn), có năng lực và trình độ quản lý tốt đồng thời CBQL phải đáp ứng yêu cầu luôn đổi mới của thực tế khách quan.

Xây dựng đội ngũ CBQL trƣờng THCS tức là phải làm tốt công tác quy hoạch cán bộ, bổ nhiệm CBQL và phải thƣờng xuyên đào tạo bồi dƣỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ CBQL đồng thời có kiểm tra đánh giá khách quan.

Công tác quy hoạch cán bộ phải tạo đƣợc đội ngũ cán bộ kế cận đáp ứng yêu cầu chung.Về số lƣợng mỗi vị trí phải có ít nhất 2 cán bộ kế cận, đồng thời đội ngũ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

cán bộ kế cận cũng phải có cơ cấu hợp lý về tỷ lệ nam nữ. Về chất lƣợng cán bộ kế cận phải có đầy đủ các yêu cầu của ngƣời CBQL.

Hiện nay, yêu cầu đòi hỏi của xã hội ngày càng cao, vì vậy công tác đào tạo bồi dƣỡng đội ngũ CBQL phải đƣợc đặt ra liên tục, thƣờng xuyên mới có thể xây dựng đƣợc đội ngũ CBQL đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Chiến lƣợc phát triển giáo dục năm 2011 - 2020 chỉ rõ: “Phát triển đội ngũ nhà giáo đảm bảo đủ về số lƣợng, hợp lý về cơ cấu và chuẩn về chất lƣợng đáp ứng nhu cầu vừa tăng quy mô vừa nâng cao chất lƣợng và hiệu quả giáo dục” [8, Tr.30].

Đề án “Xây dựng và nâng cao chất lƣợng đội ngũ nhà giáo và cán bộ QLGD giai đoạn 2005 - 2010” của Chính phủ khẳng định: Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ QLGD theo hƣớng chuẩn hoá, nâng cao chất lƣợng, đảm bảo đủ về số lƣợng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, lƣơng tâm nghề nghiệp và trình độ chuyên môn của nhà giáo, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục trong công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc [18, Tr.1]. Nhƣ vậy, nội dung công tác xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý liên quan đến quy mô, cơ cấu, chất lƣợng của đội ngũ CBQL đặc biệt là việc nâng cao năng lực và phẩm chất của ngƣời nữ CBQL tức là nâng cao chất lƣợng của nữ CBQL.

1.4.4. Công tác bổ nhiệm, đánh giá, khen thưởng đội ngũ nữ CBQLGD

Bổ nhiệm công chức là công tác rất quan trọng, đƣợc tiến hành thƣờng xuyên trong công tác nhân sự của cơ quan, đơn vị. Nó phải gắn liền với việc xây dựng đội ngũ, quản lý đào tạo, bồi dƣỡng công chức và phải đƣợc chuẩn bị kỹ trong các hoạt động chung của cơ quan đơn vị.

Công tác bổ nhiệm CBQL phải đƣợc thực hiện đúng theo quy trình. Qua việc bổ nhiệm phải lựa chọn đƣợc đội ngũ CBQL có năng lực và phẩm chất đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Công tác bổ nhiệm phải căn cứ vào công việc và yêu cầu nhiệm vụ để sắp xếp con ngƣời. Phải thƣờng xuyên đào tạo và bồi dƣỡng CBQL để nâng cao năng lực và kỹ năng làm việc đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Xây dựng đội ngũ và bổ nhiệm cán bộ công chức nói chung và cán bộ quản lý giáo dục nói riêng nhất thiết phải làm những công việc sau đây:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Điều tra năng lực đội ngũ và tạo nguồn công chức lãnh đạo. - Công tác quy hoạch công chức lãnh đạo.

- Xác định vị trí, nhu cầu bổ nhiệm công chức.

Đánh giá cán bộ, công chức để làm rõ năng lực trình độ, kết quả công tác, phẩm chất đạo đức làm căn cứ để bố trí, sử dụng bổ nhiệm, đề bạt, đào tạo, bồi dƣỡng và thực hiện chế độ chính sách.

Khi tiến hành đánh giá cán bộ công chức cần phải:

+ Đảm bảo tính khách quan, khoa học, phản ánh đúng đắn năng lực và phẩm chất của cán bộ công chức.

+ Trên cơ sở nắm vững các quan điểm về lịch sử, toàn diện và phát triển của Triết học Mác - Lê nin.

+ Thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ, đảm bảo cho các kết luận về ngƣời cán bộ là đúng và chính xác.

+ Bản thân cán bộ, công chức đƣợc trình bày ý kiến của mình và kết luận đánh giá. Khen thƣởng cán bộ, công chức: công tác này đƣợc thực hiện theo Nghị định số 42/2010/NĐ - CP ngày 15 tháng 4 năm 2010, Thông tƣ số 02/2011/TT - BNV ngày 24 tháng 1 năm 2011 của Chính phủ, Thông tƣ số 12/2012/TT - BGD - ĐT ngày 03/4/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo có nội dung hƣớng dẫn cụ thể vận dụng với cán bộ quản lý, giáo viên, công nhân viên trong ngành Giáo dục và Đào tạo về các danh hiệu thi đua cá nhân, danh hiệu thi đua tập thể theo các tiêu chuẩn cụ thể với quy trình xét và công nhận danh hiệu thi đua do Hội đồng thi đua, khen thƣởng các cấp quyết định.

Công tác xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức: việc xử lý kỷ luật công chức nhằm mục đích giáo dục công chức, đồng thời góp phần phòng ngừa, đấu tranh và xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm pháp luật của công chức. Công tác này đƣợc tiến hành theo những nguyên tắc nhất định với những hình thức kỷ luật tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm do Hội đồng kỷ luật xem xét và kiến nghị hình thức kỷ luật.

Các chế độ chính sách khác có liên quan đến cán bộ, công chức: chế độ trả lƣơng dạy thêm giờ, phụ cấp ƣu đãi, chế độ tuần làm việc 40 giờ, chế độ bảo hiểm xã hội, kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, biện pháp cấp bách xây dựng đội ngũ nhà giáo…của Chính phủ, cơ quan Bộ và ngang Bộ…đƣợc thực hiện để đảm bảo quyền lợi cho cán bộ công chức.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng tới phát triển đội ngũ nữ cán bộ quản lý

Phát triển đội ngũ nữ CBQL chịu sự ảnh hƣởng của nhiều yếu tố, trong đó, các yếu tố ảnh hƣởng trực tiếp đến gồm:

- Cơ chế chính sách của từng địa phƣơng về công tác phát triển cán bộ. - Vấn đề về bình đẳng giới ở các quốc gia, ở các địa phƣơng.

- Yếu tố gia đình, sự nỗ lực của bản thân nữ cán bộ quản lý.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1

Trƣờng THCS có vị thế quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân. Quản lý trƣờng THCS là một bộ phận hợp thành của quá trình quản lý giáo dục tổng thể, là yếu tố quan trọng quyết định đến chất lƣợng và hiệu quả của hoạt động giáo dục nhà trƣờng. Do đó:

- Việc phát triển, nâng cao chất lƣợng của đội ngũ CBQL trƣờng THCS có ý nghĩa rất lớn đối với việc nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện. Việc xác định đƣợc đúng vai trò, vị trí, nhiệm vụ của trƣờng THCS; nhiệm vụ, quyền hạn của đội ngũ CBQL nhà trƣờng, những yêu cầu cơ bản đối với ngƣời CBQL sẽ giúp cho việc phát triển đội ngũ CBQL các trƣờng THCS đạt hiệu quả cao.

- Bên cạnh đó cần xác định đúng vị trí, vai trò của cán bộ nữ và nữ CBQLGD, đặc biệt là nữ CBQL trƣờng THCS , lực lƣợng hiện nay đang chiếm khoảng 70 - 80% CBQL THCS cần phải đảm bảo thực hiện đúng quan điểm , chủ trƣơng đƣờng lối của Đảng và Nhà nƣớc về công tác cán bộ nữ nói chung và nữ CBQLGD nói riêng.

- Phát triển đội ngũ CBQL nói chung, cán bộ QLGD nữ nói riêng đều phải hƣớng tới sự đồng bộ 3 mặt: số lƣợng, chất lƣợng và cơ cấu. Tuy nhiên trƣớc yêu cầu đổi mới GDĐT, trong đó có cấp THCS, công tác phát triển đội ngũ nữ CBQL càng cần chú trọng mặt chất lƣợng và cơ cấu nữ phù hợp chính sách bình đẳng giới, điều kiện và đặc điểm cụ thể của cấp học này.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ NỮ CBQL TRƢỜNG THCS THÀNH PHỐ BẮC NINH, TỈNH BẮC NINH

2.1. Vài nét nớn về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh Bắc Ninh

2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

Theo nghị quyết kỳ họp thứ 10 Quốc hội khoá IX, tỉnh Bắc Ninh đƣợc tái lập và hoạt động chính thức từ ngày 01/ 01/ 1997.

Thành phố Bắc Ninh là trung tâm chính trị , kinh tế văn hoá và khoa học kỹ thuật của tỉnh Bắc Ninh, có diện tích tự nhiên là 82,61 km2, chia thành 19 xã, phƣờng. Thành phố Bắc Ninh nằm ở phía đông bắc của tỉnh Bắc Ninh, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 30 km. Phía Bắc giáp huyện Yên phong và Sông Cầu, phía nam giáp huyện Tiên du, phía đông giáp huyện Quế võ, phía tây giáp huyện Yên phong. Về địa hình, thành phố Bắc Ninh nằm ở trung tâm đồng bằng của hạ lƣu sông Cầu và đồng bằng trung du Bắc Bộ, là nơi chuyển tiếp từ đồng bằng lên trung du có xen kẽ đồi núi với độ cao từ 20 - 60 m.

- Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của thành phố Bắc Ninh đã ảnh hƣởng rất lớn tới sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố, đối với giáo dục lại ảnh hƣởng đến việc đi lại của học sinh và sự phân công giáo viên, CBQL.

2.1.2. Dân số và nguồn lực

Năm 2010 dân số Thành phố Bắc Ninh là 165.265 ngƣời. Trong đó nữ 83.203

ngƣời, nam là 82.062 ngƣời. Về mật độ dân số là 2.001 ngƣời/km2. (năm 2008 dân số

là 161.307 ngƣời). Nhƣ vậy, tốc độ dân số tự nhiên tăng, có mật độ dân số đứng đầu toàn tỉnh. Nguồn nhân lực trẻ chiếm tỉ lệ cao một mặt là lợi thế cho phát triển KT - XH của thành phố, mặt khác cải tạo trực tiếp lên hệ thống giáo dục, giải quyết việc làm cho ngƣời lao động còn rất lớn.

* Chất lƣợng nguồn nhân lực đƣợc thể hiện chủ yếu qua trình độ học vấn và đặc biệt là trình độ chuyên môn kỹ thuật. Trình độ học vấn của nguồn nhân lực thành phố cao hơn so với mức trung bình toàn tỉnh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Trình độ phát triển nguồn nhân lực còn thể hiện qua trình độ phân công lao động theo nhóm ngành. Và giải quyết nhiều việc làm cho ngƣời dân lao động, cải thiện tốt đời sống của dân cƣ, giảm tỷ lệ đói nghèo, giảm tỷ lệ thất nghiệp, tăng lên số sử dụng thời gian lao động nông thôn.

Vậy trong những năm gần đây số lƣợng học sinh THCS đã tăng nhanh, trƣòng lớp cũng tăng thêm, đội ngũ CBQL THCS phải đƣợc tăng cƣờng.

2.1.3. Các đặc điểm về kinh tế xã hội

2.1.3.1. Về kinh tế

- Công nghiệp: Trên thành phố có nhịp độ tăng trƣởng bình quân hằng năm ƣớc đạt 27,5%. Đến năm 2010 trên địa bàn thành phố có 2 khu công nghiệp tập trung, 5 cụm công nghiệp, 01 làng nghề bao gồm 229 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp thu hút và giải quyết việc làm cho gần 30.000 lao động. Nhằm khắc phục những khó khăn do suy giảm kinh tế và đình trệ sản xuất công nghiệp. Thành phố đã phối hợp với các ngành các địa phƣơng và chỉ đạo các cơ quan chức năng tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp về nguồn vốn, giải phóng mặt bằng, thông tin thị trƣờng, đảm bảo an ninh trật tự và từng bƣớc đầu tƣ hoàn thiện cơ sở hạ tầng các khu, cụm công nghiệp làng nghề, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả.

- Nông nghiệp: Thực hiện xong quy hoạch nông nghiệp, quy hoạch vùng sản xuất rau màu có giá trị kinh tế cao, quy hoạch chăn nuôi, thuỷ sản gắn với chuyển dịch cơ cấu theo hƣớng phát triển nông nghiệp đô thị có giá trị kinh tế cao. Phát triển nông nghiệp theo hƣớng trồng cây cung cấp thực phẩm, rau sạch, quả và trồng hoa cao cấp phục vụ nhu cầu trong và ngoài thành phố. Năm 2010, thành phố có khoảng 35 ha trồng hoa tại phƣờng Võ Cƣờng.

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống, cơ cấu mùa vụ cho hợp lý trên cơ sơ ứng dụng khoa học công nghệ. Nâng cao hiệu quả sử dụng đất, mở rộng diện tích cây vụ đông tăng giá trị sản xuất trên 1 ha đất canh tác.

- Dịch vụ: Tổng mức lƣu chuyển hàng hoá và doanh thu dịch vụ có nhịp độ tăng trƣởng bình quân hằng năm ƣớc đạt 24,8%.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Thƣơng mại và dịch vụ đƣợc thành phố quan tâm chỉ đạo và tiếp tục có bƣớc phát triển. Khuyến khích phát triển các loại hình thƣơng mại dịch vụ, siêu thị, hệ thống chợ từng bƣớc đƣợc đầu tƣ và xây dựng. Tăng cƣờng công tác quản lý chợ trên địa bàn, góp phần vào việc duy trì, ổn định phát triển KT - XH và thu hút giải quyết việc làm cho 18.500 lao động. Tạo điều kiện cho các dịch vụ cao cấp nhƣ: viễn thông, ngân hàng, sàn giao dịch chứng khoán hoạt động, mở rộng trên địa bàn thành phố.

Cơ cấu ngành kinh tế quốc dân của thành phố chuyển dịch theo hƣớng tỷ trọng công nghiệp tăng dần đã thúc đẩy nền kinh tế phát triển, thu nhập của ngƣời dân đƣợc tăng lên, có điều kiện chăm lo việc học tập của con em. Vì vậy mà số học sinh bỏ học, lƣu ban ở bậc THCS ngày càng giảm, chất lƣợng giáo dục đƣợc nâng lên. Để đáp ứng với tình hình đó, công tác quản lý nhà trƣờng, đặc biệt là trƣờng THCS phải nâng cao chất lƣợng đội ngũ CBQL.

2.1.3.2. Về văn hoá - xã hội

Thành phố Bắc Ninh có lịch sử văn hoá lâu đời, dân cƣ Bắc Ninh là dân cƣ nông nghiệp cấy lúa. Bắc Ninh là quê hƣơng quan họ, một vùng đất lịch sử rất mực anh hùng, một vùng văn hoá là nền tảng của văn hoá, văn minh Đại Việt - Thăng Long, một địa bàn giao lƣu với nhiều nền văn hoá và luôn chứng tỏ một bản lĩnh văn hoá vững vàng, mang bản sắc riêng.

Bắc Ninh là miền đất ''địa linh nhân kiệt'' một trong những cái nôi của nền văn minh sông Hồng, có truyền thống hiếu học, khoa bảng nổi tiếng của cả nƣớc, là nơi sinh ra "Một giỏ ông đồ, một bồ ông cống, một đống ông nghè, một bè tiễn sỹ, một bị trạng nguyên, một thuyền bảng nhãn''.

Đảng bộ Bắc Ninh là một Đảng bộ sớm có truyền thống cách mạng, là quê hƣơng của các đồng chí đảng viên ƣu tú: Nguyễn Văn Cừ, Hoàng Quốc Việt ...

Nhân dân Bắc Ninh lao động cần cù, thông minh, sớm tích luỹ đƣợc kinh

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ nữ cán bộ quản lý ở các trường Trung học Cơ sở thành phố Bắc Ninh tỉnh Bắc Ninh (Trang 42 - 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)