8. Cấu trúc luận văn
2.4.1. Công tác quy hoạch đội ngũ nữ CBQL
Ngành GD - ĐT tỉnh Bắc Ninh đã xây dựng quy hoạch CBQL trƣờng THCS trong đó có đội ngũ nữ CBQL trƣờng THCS giai đoạn 2001 - 2010. Mỗi lần cần đề bạt, bổ nhiệm CBQL cho trƣờng THCS, Trƣởng phòng triệu tập các Phó Trƣởng phòng, Chuyên viên phụ trách Tổ chức - cán bộ, chuyên viên phụ trách bậc học và một số chuyên viên liên quan quyết định cho làm quy trình bổ nhiệm nữ CBQL, xuống các trƣờng họp và lấy ý kiến bổ nhiệm của cán bộ, giáo viên. Đồng thời báo cáo thoả thuận cấp uỷ và chính quyền địa phƣơng đó. Sau đó báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm.
Nếu bổ nhiệm nữ Hiệu trƣởng, phòng GD - ĐT Thành phố Bắc Ninh và Phòng Nội vụ đệ trình UBND thành phố bổ nhiệm (theo phân cấp của UBND tỉnh).
Để thực hiện đƣợc quá trình trên Phòng GD - ĐT thành phố Bắc Ninh yêu cầu các nữ Hiệu trƣởng trƣờng THCS trên địa bàn thành phố phải xây dựng đƣợc quy hoạch nữ CBQL của trƣờng mình.
Tuy nhiên, ngành giáo dục, đào tạo thành phố Bắc Ninh khi xây dựng quy hoạch đội ngũ nữ CBQL cho các trƣờng học trong thành phố còn nhiều hạn chế, chƣa có tính khoa học, số nữ CBQL ngành học còn chƣa đƣợc đơn vị đào tạo, bồi dƣỡng nghiệp vụ quản lý trƣớc khi đề bạt và khi đƣợc đề bạt chỉ đạo còn lúng túng hiệu quả không cao. Thậm chí 1 số nữ CBQL tuy đảm bảo về mặt chất lƣợng nhƣng do áp lực công việc, gia đình đã từng xin miễn nhiệm trƣớc khi bổ nhiệm lại.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
2.4.2. Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL nói chung và nữ CBQL nói riêng
Hàng năm, hoặc từng thời kỳ (theo chu kỳ bồi dƣỡng) do Bộ GD& ĐT quy định, công tác bồi dƣỡng CBQL trƣờng THCS thành phố Bắc Ninh đƣợc tiến hành đồng thời với công tác bồi dƣỡng giáo viên của thành phố. Ngoài ra, Phòng GD&ĐT đã xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng cho CBQL trƣờng THCS, trong đó quy định tất cả các CBQL mới đƣợc đề bạt, bổ nhiệm chậm nhất trong vòng 03 năm phải tham dự lớp bồi dƣỡng CBQL tại Trƣờng Cao đẳng thuộc Sở GD&ĐT Bắc Ninh và trung cấp lý luận chính trị.
Qua khảo sát cho thấy số CBQL đã đƣợc bổ nhiệm đƣợc bồi dƣỡng sau khi bổ nhiệm là 19/19 (đối với nữ CBQL là 6/11)
Việc cử cán bộ , giáo viên đi học cũng phải có kế hoạch sau: Số lƣợng cán bộ giáo viên trong các trƣờng THCS đều đƣợc tính toán theo định mức lao động do liên Bộ GD&ĐT - Nội vụ, vì vậy không thể cùng một lúc cử nhiều ngƣời tham gia học Đại học sau Đại học, học nghiệp vụ quản lý và lý luận chính trị đƣợc.
Kinh phí đào tạo không đáp ứng nhu cầu, chỉ tiêu bồi dƣỡng phân bổ cho các đơn vị còn quá ít, dàn trải, thiếu cơ sở khoa học.
Hình thức và thời gian đào tạo, bồi dƣỡng chƣa đa dạng, chủ yếu là đào tạo, bồi dƣỡng tập trung trong thời gian nghỉ hè. Nội dung đào tạo, bồi dƣỡng chƣa theo kịp với những đổi mới của giáo dục phổ thông, chƣa gắn liền với yêu cầu xây dựng một đội ngũ chuẩn hoá, hiện đại hoá phục vụ nhu cầu của sự nghiệp đổi mới.
Việc tuyển chọn, cử cán bộ đi tham gia đào tạo, bồi dƣỡng chƣa thực sự khách quan, đúng đối tƣợng, còn mang tính cảm tính.
Chƣa có sự phối hợp và liên hệ giữa đơn vị cử ngƣời đi học với cơ sở đào tạo, dẫn đến khó nắm bắt đƣợc hiệu quả đào tạo, bồi dƣỡng của đơn vị. Việc điều tra, khảo sát nhu cầu đào tạo, bồi dƣỡng còn hình thức nên chƣa tổng hợp đƣợc thực chất vấn đề.
Vai trò của cơ sở đào tạo, bồi dƣỡng đối với việc bố trí, sử dụng, đề bạt, bổ nhiệm nữ CBQL của cơ quan quản lý còn mờ nhạt.
Nhƣ vậy, việc quản lý công tác đào tạo, bồi dƣỡng CBQL trƣờng THCS thành phố Bắc Ninh hiệu quả chƣa cao. Nhu cầu đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng chƣa trở thành
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
nhu cầu tự thân của mỗi CBQL. Một số CBQL trƣờng THCS tham gia các khoá đào tạo, bồi dƣỡng nhằm mục đích tiêu chuẩn hoá chứ chƣa xuất phát từ nhu cầu công việc hàng ngày. Chƣa thực sự gắn kết việc đào tạo, bồi dƣỡng trong trƣờng lớp với đào tạo, rèn luyện trong thực tiễn công tác.
2.4.3. Đánh giá, tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển đội ngũ nữ CBQL
Đội ngũ nữ CBQL trƣờng THCS thành phố Bắc Ninh trƣởng thành và đƣợc tuyển chọn chủ yếu từ hoạt động thực tiễn của họ trong nhà trƣờng cùng với việc theo dõi, đánh giá của cơ quan quản lý nhân sự. Tất cả đều là những giáo viên đã đạt chuẩn, giáo viên giỏi theo quy định trong Điều lệ trƣờng THCS và đạt các tiêu chuẩn khác theo quy định của Nhà nƣớc và của địa phƣơng. Do vậy, việc đánh giá, tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển nữ CBQL trƣờng THCS thành phố Bắc Ninh đã đƣợc các cấp có thẩm quyền thực hiện theo đúng quy trình, đúng thủ tục, có sự phối kết hợp giữa quản lý ngành, quản lý theo lãnh thổ và sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng.
Thông qua việc tuyển chọn, đánh giá, bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển, sử dụng, bố trí đội ngũ nữ CBQL đúng chuyên môn, sở trƣờng, khả năng, tạo điều kiện để đội ngũ này phát triển năng lực, sở trƣờng. Từ đó, thành phố và ngành GD&ĐT Bắc Ninh tiếp tục củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy theo tinh thần Nghị quyết TW 7 (Khoá VIII), nâng cao năng lực lãnh đạo và chất lƣợng công tác; đồng thời làm căn cứ xây dựng quy hoạch đào tạo, bồi dƣỡng và thực hiện các chế độ, chính sách đối với nữ CBQL. Qua đó, xây dựng đƣợc đội ngũ nữ CBQL vững vàng về chính trị, gƣơng mẫu về đạo đức, trong sạch về lối sống, có trí tuệ, kiến thức, có tinh thần trách nhiệm và năng lực hoạt động thực tiễn, sáng tạo. Từ đó, cơ quan quản lý của đội ngũ nữ CBQL trƣờng THCS hiểu rõ hơn về cán bộ, chủ động xây dựng kế hoạch, biện pháp quản lý tốt đội ngũ nữ CBQL trƣờng THCS của ngành.
Trong năm năm qua (2008 - 2013) ngành GD&ĐT thành phố Bắc Ninh đã tuyển chọn, bổ nhiệm đƣợc 10 nữ CBQL trƣờng THCS; luân chuyển 04 nữ CBQL.
Tuy nhiên, việc đánh giá, tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển đội ngũ nữ CBQL trƣờng THCS thành phố Bắc Ninh còn tồn tại một số những vấn đề sau:
Kết quả đánh giá, xếp loại cán bộ ít có tác dụng trong việc động viên, khuyến khích, giáo dục cán bộ. Các tiêu chí đánh giá chung chung, thiếu các tiêu chí đặc thù
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
nghề nghiệp, không dựa vào hiệu quả công việc, chƣa căn cứ vào từng vị trí công tác, đặc thù từng địa phƣơng. Vì vậy, không khuyến khích sáng tạo lao động.
Việc đánh giá, cho điểm, xếp loại nữ CBQL còn hình thức, mang tính chất động viên, cân bằng.
Việc bổ nhiệm, bố trí nữ CBQL có lúc còn phụ thuộc vào các mối quan hệ, áp lực của cấp trên chƣa phát huy đƣợc vai trò chủ động của cơ sở giáo dục và cơ quan quản lý giáo dục, chƣa gắn với quy hoạch.
Việc xây dựng chuẩn nữ CBQL trƣờng THCS nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục chƣa đƣợc triển khai kịp thời và chƣa thực sự chú ý đến vấn đề về bình đẳng giới (tỷ lệ nữ CBQL trƣờng THCS còn ít so với tỷ lệ nữ CBGV trƣờng THCS).
Các tiêu chuẩn bổ nhiệm nữ CBQL còn có lúc nặng về bằng cấp, về lý lịch chính trị, về cơ cấu, nên chƣa chọn đƣợc những ngƣời giỏi nhất vào vị trí lãnh đạo, quản lý; chƣa chú trọng đánh giá về hiệu quả thực tế công tác của cán bộ, chƣa kết hợp chặt chẽ giữa hai yếu tố đức và tài của ngƣời nữ CBQL. Chƣa kiên quyết thực hiện miễn nhiệm những nữ CBQL trƣờng THCS thiếu năng lực, chƣa hoàn thành nhiệm vụ.
Nhìn chung, công tác đánh giá, tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển đội ngũ nữ CBQL trƣờng THCS thành phố Bắc Ninh còn nhiều bất cập, cần có những biện pháp hợp lý nhằm giải quyết những bất cập này góp phần nâng cao chất lƣợng đội ngũ nữ CBQL trƣờng THCS thành phố Bắc Ninh.
2.4.4. Về chế độ, chính sách đối với đội ngũ nữ CBQL
UBND và Phòng GD&ĐT thành phố Bắc Ninh đã chỉ đạo và thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc đối với đội ngũ nữ CBQL trƣờng THCS của thành phố.
Việc tổ chức và thực hiện các chế độ chính sách của Đảng, Nhà nƣớc và của địa phƣơng đã có hiệu quả thiết thực đối với việc góp phần nâng cao chất lƣợng đội ngũ nữ CBQL trƣờng THCS của thành phố, biểu hiện qua hiệu quả của việc đào tạo, bồi dƣỡng nữ CBQL trƣờng THCS và việc tuyển chọn, sử dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển nữ CBQL trƣờng THCS.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Việc đảm bảo lợi ích vật chất và động viên tinh thần qua việc thực hiện tốt chế độ tiền lƣơng và các chế độ phụ cấp khác; thực hiện tốt chế độ BHXH, BHYT, hƣu trí, nghỉ việc, chế độ kiểm tra, đánh giá, khen thƣởng, kỷ luật đƣợc tiến hành thƣờng xuyên, kịp thời, quan tâm đúng mức. Nhờ đó, đời sống vật chất và tinh thần của đội ngũ nữ CBQL trƣờng THCS đƣợc nâng lên, điều kiện làm việc đƣợc cải thiện, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng vào nền giáo dục XHCN đƣợc củng cố và tăng cƣờng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc ổn định và phát triển đội ngũ, động viên, thu hút đƣợc sức lực và trí tuệ của đội ngũ nữ CBQL trƣờng THCS.
Chế độ công tác, định mức lao động của đội ngũ nữ CBQL trƣờng THCS (việc thực hiện chế độ làm việc 40 giờ/tuần) đã hợp lý. Đã chú ý đến chế độ thai sản của nữ CBQL và những nữ CBQL trong độ tuổi sinh đẻ. Đã chú ý đến việc bình xét thi đua và tăng lƣơng trƣớc thời hạn (ƣu tiên những nữ CBQL, những ngƣời có tuổi cao).
Bên cạnh đó, việc thực hiện chế độ, chính sách đối với đội ngũ nữ CBQL trƣờng THCS thành phố vẫn còn bộc lộ sự bất hợp lý, chƣa thoả đáng, chƣa tạo đƣợc động lực đủ mạnh để phát huy tiềm năng của đội ngũ và nâng cao hiệu quả sử dụng, khắc phục hạn chế, yếu kém nhƣ:
- Những nữ CBQL trƣờng THCS vốn là những giáo viên khá, giỏi, những cán bộ có năng lực của ngành nhƣng nếu không trực tiếp giảng dạy đủ số giờ quy định thì không đƣợc hƣởng chế độ phụ cấp ƣu đãi theo Quyết định số 244/2006/QĐ - TTg của Thủ tƣớng Chính phủ.
- Hệ thống các chính sách đãi ngộ theo hƣớng “dàn hàng ngang”, không chú ý đến kết quả và năng lực thực hiện chuyên môn nghiệp vụ dẫn đến nảy sinh tƣ tƣởng trung bình chủ nghĩa.
- Không có các chế độ khuyến khích nữ CBQL trƣờng THCS tự học, tự nâng cao năng lực khiến cho không ít nữ CBQL trƣờng THCS ít chịu tự bồi dƣỡng nâng cao năng lực.
- Việc chăm lo cung cấp, hỗ trợ các điều kiện, phƣơng pháp giúp nữ CBQL trƣờng THCS tự học, tự nghiên cứu và chỉ đạo các hoạt động chuyên môn của nhà trƣờng còn hạn chế.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Kinh phí chi cho công tác quản lý còn thấp.
- Công tác kiểm tra, đánh giá, khen thƣởng, kỷ luật còn mang nặng tính hình thức, chạy theo thành tích và thiếu các chính sách hậu đánh giá. Vì vậy, ít có tác dụng trong việc động viên, khuyến khích, giáo dục nữ CBQL trƣờng THCS.
- Công tác khen thƣởng, kỷ luật thực hiện chƣa tốt, ít tác dụng. Việc khen thƣởng, bình xét thi đua bị khống chế theo tỷ lệ hoặc chỉ tiêu, không căn cứ vào quá trình và thực chất nữ CBQL. Chế độ khen thƣởng ít, chƣa chú trọng đến vật chất, chƣa hợp lý nên không có tác dụng thúc đẩy, động viên nữ CBQL trƣờng THCS tận tụy với công việc.
- Việc kỷ luật cán bộ, do tính chất quan trọng của Quyết định đối với cán bộ nói riêng và đối với bộ máy nói chung, nên chƣa kịp thời. Hình thức xử lý kỷ luật chƣa có sức thuyết phục còn xuề xoà, hình thức. Ngoài ra còn bị phụ thuộc vào các yếu tố khác (nhƣ bệnh thành tích, nể nang, sự can thiệp của cấp trên, của các mối quan hệ).
Nhƣ vậy, thực trạng về việc thực hiện các chế độ, chính sách đối với đội ngũ nữ CBQL trƣờng THCS thành phố Bắc Ninh bƣớc đầu đã có tác dụng thiết thực trong việc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, động viên khuyến khích đội ngũ nữ CBQL trƣờng THCS nỗ lực lao động, sáng tạo, cống hiến cho ngành, cho địa phƣơng. Tuy nhiên, hệ thống chế độ, chính sách này còn bị động, thiếu đồng bộ chƣa tạo đƣợc động lực để tập hợp, thu hút nhân tài, những ngƣời làm việc có hiệu. Vì vậy cần đƣợc hoàn thiện, điều chỉnh, bổ sung nhằm tác động thiết thực vào đội ngũ nữ CBQL trƣờng THCS, đem lại hiệu quả quản lý cao hơn.
2.4.5. Về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc nâng cao chất lượng đội ngũ nữ CBQL
Những năm qua, Đảng bộ và nhân dân thành phố Bắc Ninh đã triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội X của Đảng, Nghị quyết Đại hội tỉnh lần thứ XVIII, Nghị quyết Đại hội thành phố lần thứ XIX.
Trong đó có việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ mà Đại hội Đảng các cấp đã đề ra về xây dựng và phát triển GD&ĐT nhằm thực sự làm cho GD&ĐT trở thành
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
“Quốc sách hàng đầu”. Đây là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp CNH - HĐH đất nƣớc, là điều kiện để phát huy nguồn lực con ngƣời.
Trong quá trình lãnh đạo thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phƣơng, Ban Thƣờng vụ Thành uỷ luôn quan tâm chỉ đạo các hoạt động trên lĩnh vực GD&ĐT triển khai quán triệt và thực hiện các quan điểm, đƣờng lối, chủ trƣơng, biện pháp chiến lƣợc của Đảng trên lĩnh vực GD&ĐT. Sau khi có các Nghị quyết của TW (Nghị quyết Đại hội VI, VII, VIII, Nghị quyết TW II - Khoá VIII) và các Chỉ thị của Bộ chính trị (Các khoá VI, VII, VIII) về lĩnh vực GD&ĐT, gần đây nhất là Chỉ thị 40/CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thƣ TW Đảng về việc xây dựng nâng cao chất lƣợng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục trong đó có nữ CBQL; Quyết định số 09/2005/QĐ - TTg ngày 11/01/2005 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Xây dựng, nâng cao chất lƣợng đội ngũ nhà giáo và nữ CBQL giáo dục giai đoạn 2005 - 2010”;
Ban Thƣờng vụ thành uỷ đã tổ chức nghiên cứu, quán triệt trong cấp uỷ và đề ra các chƣơng trình hành động để thực hiện các Nghị quyết, Chỉ thị của Trung ƣơng Đảng. Sau đó chỉ đạo cho các cấp uỷ, chính quyền các cấp, Ban cán sự Đảng, Đảng Đoàn các cấp tổ chức nghiên cứu quán triệt và triển khai thực hiện.
Trên tinh thần đó, lãnh đạo các Phòng, Ban, Ngành có liên quan trong đó có Phòng GD&ĐT thành phố Bắc Ninh đã tổ chức cho cán bộ, Đảng viên, giáo viên, CBQL giáo dục nói chung và nữ CBQL giáo dục nói riêng nghiên cứu quán triệt các Nghị quyết, Chỉ thị của cấp trên, để từ đó xây dựng chƣơng trình hành động phù hợp với đặc điểm của địa phƣơng, đơn vị mình. Trong đó chú trọng công tác xây dựng và nâng cao chất lƣợng đội ngũ nữ CBQL giáo dục.
Thành uỷ, HĐND, UBND và Phòng GD&ĐT thành phố Bắc Ninh đã thực sự coi việc xây dựng và nâng cao chất lƣợng đội ngũ nhà giáo, nữ CBQL giáo dục nói chung và nữ CBQL trƣờng THCS nói riêng là nhiệm vụ trọng tâm, là một bộ phận công tác cán bộ của Đảng và chính quyền, trong đó ngành GD&ĐT thành phố Bắc Ninh giữ vai trò chính trong việc tham mƣu và tổ chức thực hiện.