Kết quả tách chiết DNA

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: Nghiên cứu tạo cây lúa chuyển gen Chitinase kháng bệnh Đạo Ôn nhờ vi khuẩn Agrobacterium Tumefaciens (Trang 68 - 69)

VII. CÁC KỸ THUẬT DI TRUYỀN ĐƯỢC ÁP DỤNG ĐỂ XÁC ĐỊNH CÂY CHUỂN GEN

3.2.1. Kết quả tách chiết DNA

Những cây lúa sống sót và phát triển trên môi trường chọn lọc được nhân in vitro để dùng làm vật liệu cho quá trình tách chiết DNA. Trong nghiên cứu này đã sử dụng phương pháp potassium acetate để tách chiết DNA. potassium acetate là chất có khả năng liên kết với DNA thay thế vị trí của các protein và giúp cho DNA không bị phá huỷ. Bên cạnh đó, EDTA (Ethylene diamine tetracetic acid) được sử dụng trong thí nghiệm nhằm loại trừ cation Mg++, là một yếu tố cần thiết cho hoạt động của nuclease nhờ đó DNA không bị tác động bởi nuclease.

Mẫu DNA sau khi tách chiết được kiểm tra để xác định độ tinh sạch và nồng độ bằng điện di trên gel agarose 1%.

Hình 3.15 Kết quả kiểm tra để xác định độ tinh sạch và nồng độ DNA nhờ điện di trên gel agarose 1%.

1 – 8: DNA của KDĐB chưa chuyển gen. 17 – 31: DNA của KDĐB chuyển gen 9 – 16: DNA của DT22 chưa chuyển gen. 32 – 44: DNA của DT22 chuyển gen 9 – 16: DNA của DT22 chưa chuyển gen. 32 – 44: DNA của DT22 chuyển gen

Kết quả điện di thu được ở (Hình 3.15) cho thấy: việc sử dụng phương pháp potassium acetate để tách chiết lá lúa thu được DNA có hàm lượng và chất lượng tốt, nồng độ tương đối cao (từ 50÷200ng/μl), trong đó nồng độ cao nhất đạt 200ng/μl và nồng độ thấp nhất là 50ng/μl. Do đó các mẫu DNA đạt yêu cầu để sử dụng trong các nghiên cứu tiếp theo. Trong phương pháp nghiên cứu lượng mẫu sử dụng nhỏ hàm lượng ARN còn lại trong mẫu tách chiết không gây ảnh hưởng đến kết quả của phản ứng PCR. Vì vậy, không cần phả xử lý ARNase để loại bỏ ARN. Mẫu 32 không có DNA phải tách chiết lại.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: Nghiên cứu tạo cây lúa chuyển gen Chitinase kháng bệnh Đạo Ôn nhờ vi khuẩn Agrobacterium Tumefaciens (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w