Điều chỉnh các quy định liên quan đến phân loại chất lượng tín dụng theo

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG MÔ HÌNH LOGIT ĐỂ ĐO LƯỜNG KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU (Trang 95 - 96)

dụng theo tiêu chuẩn quốc tế

NHNN cần bổ sung, chỉnh sửa lại Quyết định 493/2005/QĐ- NHNN về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo hướng chặt chẽ hơn cả về tính pháp lý, giải pháp kỹ thuật và chế tài để buộc các TCTD đầu tư hơn nữa vào việc xây dựng mô hình quản lý, giám sát chất lượng tín dụng, đặc biệt là xây dựng hệ thống thông tin XHTD theo Sổ tay tín dụng đã được ban hành. Việc ban hành Thông tư 02/2013/TT- NHNN trở thành một bước tiến để đưa hệ thống ngân hàng Việt Nam đạt đến tiêu chuẩn của quốc tế. Tuy nhiên, do có nhiều thông tin, yêu cầu mới được đề cập trong thông tư, đòi hỏi NHNN Việt Nam cần chủ động mở các hội thảo, ban hành các hướng dẫn bổ sung để các NHTM có thể hiểu và thực hiện đúng theo yêu cầu.

Do các TCTD tự xây dựng theo một phương pháp riêng đã tạo nên sự không thống nhất giữa các hệ thống XHTD trong việc quản lý chất lượng tín dụng, phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro; đồng thời việc quản lý của cơ

quan quản lý Nhà nước đối với việc các TCTD phân loại nợ theo Điều 7 Quyết định 493 gặp nhiều khó khăn, không thống nhất. NHNN cần sớm đưa ra văn bản quy định cụ thể và chi tiết về phương pháp, nội dung quản lý chất lượng tín dụng, phân loại nợ, trích lập, sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong toàn hệ thống tổ chức tín dụng trên cơ sởđánh giá khả năng trả nợ của khách hàng.

Hiện nay có sự khác biệt lớn giữa con số về quy mô nợ xấu của Việt Nam do NHNN hoặc các NHTM công bố so với các con số do tổ chức nước ngoài công bố. Sự khác biệt chủ yếu do việc phân loại nợ xấu ở Việt Nam dựa vào tiêu chuẩn Kế

toán Việt Nam (VAS) trong khi các tổ chức nước ngoài sử dụng Tiêu chuẩn Kế toán Quốc tế (IAS) để phân loại nợ xấu. Điểm khác biệt giữa VAS và IAS là VAS chỉ

xem phần vốn đến hạn thanh toán nhưng không có khả năng thu hồi là nợ xấu, chứ

không phải toàn bộ dư nợ của khách hàng, nếu sử dụng IAS thì toàn bộ dư nợ của khách hàng sẽđược xem là nợ xấu. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến nợ xấu không phản ánh đầy đủ trên báo cáo tài chính của ngân hàng, gây khó khăn cho NHNN trong việc quản lý giám sát chất lượng tín dụng toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Điều này đòi hỏi, NHNN phải xây dựng các quy định rõ về cách thức phân loại nợ

dựa trên toàn bộ dư nợ của khách hàng chứ không chỉ dựa trên khoản vay không thanh toán đúng hạn.

Ngoài ra thì tình trạng thực hiện phân loại nợ theo 2 phương pháp khác biệt như hiện nay cũng sẽ gây ra nhiều bất cập về tính toán tỷ lệ nợ xấu và trích dự phòng giữa các NHTM. Nên việc đưa ra quy trình cụ thể về thời điểm áp dụng thống nhất một cách thức phân loại nợ là cần thiết để các NHTM ráo riết hoàn thành hệ thống XHTD nội bộ của mình, tránh tình trạng nơi thực hiện nơi chưa thực hiện như hiện nay. Đây là tiêu chuẩn cần thiết đầu tiên để các NHTM thống nhất trong việc xây dựng hệ thống XHTD nội bộ và dựa trên cơ sở thông tin từ hệ thống để ước lượng khả năng trả nợ của từng KHDN cụ thể.

Trong quá trình đưa ra các quy định về hệ thống XHTD nội bộ cho các ngân hàng, NHNN cần tham khảo ý kiến của các tổ chứ kiểm toán trong nước cũng như

các hệ thống xếp hạng tín nhiệm trên thế giới. Trên cơ sở tham khảo ý kiến của công ty sẽ giúp đưa ra được hệ thống thống nhất mà tránh được những thay đổi quá nhiều trong hệ thống hiện có, giảm thiểu thiệt hại do việc chuyển đổi hệ thống cho các ngân hàng.

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG MÔ HÌNH LOGIT ĐỂ ĐO LƯỜNG KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU (Trang 95 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)