Phương pháp đánh giá dựa trên đối chiếu tình trạng khách hàng doanh

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG MÔ HÌNH LOGIT ĐỂ ĐO LƯỜNG KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU (Trang 50 - 54)

hàng doanh nghiệp với chính sách tín dụng

ACB có chính sách và định hướng hoạt động tín dụng linh hoạt qua từng thời kỳ phù hợp với tình hình kinh tế vĩ mô, tình hình tài chính ngân hàng, định hướng hoạt động tín dụng hiệu quả, quản lý rủi ro tín dụng và đảm bảo an toàn trong việc sử

dụng vốn vay. Cơ sở thiết kế chính sách tín dụng chủ yếu dựa trên kiến thức, kinh nghiệm liên quan đến các ngành nghề, đặc điểm khách hàng (tình hình tài chính, nguồn trả nợ), đặc điểm sản phẩm tín dụng, tài sản bảo đảm có khả năng ảnh hưởng

đến khả năng trả nợ của KHDN nói riêng và khách hàng nói chung trong từng thời kỳ nhất định.

ACB xây dựng 6 nhóm tiêu chí được áp dụng để thẩm định, phê duyệt tín dụng cũng như kiểm tra, đánh giá chất lượng danh mục cho vay của ACB. Nhóm tiêu chí được chia thành 2 nhóm tiêu chí phân nhóm khách hàng và nhóm tiêu chí phê duyệt tín dụng như sau:

Bảng 2.10: Nhóm tiêu chí áp dụng để thẩm định và phê duyệt tín dụng tại ACB

Nhóm tiêu chí phân nhóm khách hàng Nhóm tiêu chí phê duyệt tín dụng

1. Đối tượng khách hàng 1. Tài sản đảm bảo

2. Ngành nghề kinh doanh 2. Tỷ lệ cho vay trên tài sản đảm bảo 3. Khả năng trả nợ

4. Sản phẩm tín dụng

Nguồn: Định hướng chính sách và quản lý tín dụng tại ACB

Mục tiêu chính của việc phân chia các nhóm tiêu chí để định hướng danh mục tín dụng không chỉ tập trung đối tượng khách hàng tạo thu nhập cao mà còn cơ chế

sàng lọc đầu tiên khi xem xét cấp tín dụng cho khách hàng, làm giảm thiểu rủi ro tín dụng phát sinh đối với từng đối tượng nhóm khách hàng. Trong đó, các tiêu chí phân nhóm khách hàng được sử dụng chủ yếu để phân loại khả năng trả nợ của khách hàng nói chung và KHDN nói riêng:

- Đối tượng khách hàng: được phân nhóm theo các tiêu chuẩn về xếp hạng tín dụng, lịch sử tín dụng, vị thế doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh, năng lực và kinh nghiệm của đội ngũđiều hành, thái độ hợp tác với ACB;

- Ngành nghề kinh doanh: đánh giá dựa trên mức độ tăng trưởng và hoạt động

ổn định của ngành nghề mà KHDN đang kinh doanh;

- Khả năng trả nợ: phân tích các chỉ số tài chính trọng yếu đánh giá mức độ

hợp lý của nguồn trả nợ, khả năng trả nợ, độ ổn định và chủ động tài chính, khả năng bù đắp rủi ro, độ nhạy tài chính của KHDN;

- Sản phẩm tín dụng: đánh giá xem xét tình trạng KHDN kèm thêm một số điều kiện nhằm giảm thiểu rủi ro sản phẩm tín dụng;

Mỗi KHDN sẽ được xếp vào một trong bốn nhóm khách hàng dựa trên đối chiếu tình trạng của khách hàng với thang đo giá trị chuẩn của từng nhóm tiêu chí

cụ thể:

- Nhóm cấp tín dụng bình thường (khách hàng có tất cả các tiêu chí thuộc nhóm tín dụng bình thường): được ACB đánh giá nhóm KHDN có khả

năng trả nợ tốt, ACB cần tập trung phục vụ, bán chéo sản phẩm nhằm cấp thêm các sản phẩm tín dụng mới cho khách hàng.

- Nhóm hạn chế cấp tín dụng (khách hàng có một trong các tiêu chí thuộc nhóm hạn chế cấp tín dụng, không có tiêu chí thuộc nhóm kiểm soát đặc biệt hoặc nhóm không/chấm dứt cấp tín dụng): được ACB đánh giá nhóm KHDN bị suy giảm khả năng trả nợ, chịu ảnh hưởng do môi trường kinh doanh biến động, không ổn định nhưng vẫn đảm bảo được khả năng trả

nợ. ACB tiếp tục duy trì các mức cấp tín dụng cũ và xem xét cấp tín dụng mới một cách cẩn trọng để không vượt các giới hạn tín dụng dành cho nhóm Hạn chế cấp tín dụng.

- Nhóm kiểm soát đặc biệt (khách hàng có một trong các tiêu chí thuộc nhóm kiểm soát đặc biệt, không có tiêu chí thuộc nhóm không/chấm dứt cấp tín dụng): được ACB đánh giá nhóm KHDN không đảm bảo khả năng trả nợ, có thể không hoàn thành được nghĩa vụ trả nợ do tình hình tài chính yếu kém hoặc chịu tác động tiêu cực của môi trường kinh doanh. ACB không khuyến khích tiếp cận, cấp tín dụng mới hoặc tăng mức cấp tín dụng cho khách hàng. Trong trường hợp này, khách hàng được cấp tín dụng vì một số yếu tố đặc biệt như tài sản bảo đảm tốt, quan hệ với ACB lâu năm,…

- Nhóm không cấp tín dụng/Nhóm chấm dứt cấp tín dụng (khách hàng có một trong các tiêu chí thuộc nhóm không/chấm dứt cấp tín dụng): được ACB đánh giá nhóm KHDN không có khả năng trả nợ, ACB không cấp tín dụng hoặc duy trì mức cấp tín dụng hiện hữu đối với khách hàng hiện hữu có tinh thần và thái độ hợp tác tốt với ACB, giảm dần và chấm dứt dư nợ

tín dụng theo tiến độ được phê duyệt của cấp thẩm quyền.

Hiện nay, chính sách tín dụng của ACB hoạt động dựa trên nguyên tắc thận trọng, với phương châm “chỉ cho vay khi kiểm soát tốt rủi ro”. ACB thường xuyên

tiến hành đánh giá lại các khoản cấp tín dụng hiện hữu và tuyển chọn, duy trì những khách hàng tốt, có uy tín trả nợ; đồng thời, thu hẹp các khoản tín dụng được xem là có nguy cơ dẫn đến nợ quá hạn, gây rủi ro cho ACB.

2.4.3.2. Phương pháp đánh giá dựa trên kết quả thẩm định tín dụng

khách hàng doanh nghiệp

Trọng tâm phương pháp là xem xét liệu người vay có thiện chí và khả năng thanh toán các khoản vay khi đến hạn hay không dựa trên các thông tin thu thập

được tại thời điểm cấp tín dụng. Cụ thể phương pháp xem xét 5 yếu tố (mô hình 5C)

để đánh giá khả năng của khách hàng như sau:

(1)Tư cách người vay (Character): nhân viên tín dụng phải làm rõ mục đích xin vay của khách hàng, mục đích vay của khách hàng có phù hợp với chính sách tín dụng hiện hành của ngân hàng và phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của khách hàng hay không, đồng thời xem xét về lịch sử vay và trả nợ

vay đối với khách hàng;

(2)Năng lực người vay (Capacity): nhân viên tín dụng phải kiểm tra và đảm bảo KHDN phải có năng lực pháp lý (pháp lý doanh nghiệp, pháp lý khoản vay, thẩm quyền giao dịch), năng lực kinh nghiệm về quản lý điều hành (về tổ

chức, kinh doanh, kỹ thuật), năng lực về vốn;

(3)Vốn (Capital): nhân viên tín dụng phân tich tình hình hoạt động và tài chính của KHDN, xác định được nguồn trả nợ của người vay như luồng tiền từ

doanh thu bán hàng hay thu nhập, tiền từ thanh lý tài sản, hoặc tiền từ phát hành chứng khoán . . .;

(4)Bảo đảm tiền vay (Collateral): đây là điều kiện để ngân hàng cấp tín dụng và là nguồn tài sản thứ hai có thể dùng để trả nợ vay cho ngân hàng;

(5)Các điều kiện (Conditions): nhân viên tín dụng phải nhận diện những tác động khách quan của môi trường kinh tế - xã hội ảnh hưởng thuận lợi/rủi ro đến hoạt động kinh doanh của KHDN để có biện pháp theo dõi, kiểm soát trong phạm vi có thể như sự nhạy cảm của thị trường, của ngành, mức độ cạnh tranh và vị thế trong cạnh tranh, tác động của yếu tố kinh tế vĩ mô (thay đổi chính sách, lạm phát,..), tác động của môi trường, chính trị xã hội,…

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG MÔ HÌNH LOGIT ĐỂ ĐO LƯỜNG KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU (Trang 50 - 54)