Nhóm tác giải sử dụng dữ liệu tất cả các khoản vay của các TCTD (ngân hàng, quỹ tiết kiệm, hợp tác xã và cơ sở tài chính tín dụng) ở Tây Ban Nha với giá trị
món vay hơn 6.000 euro với trên 3 triệu dữ liệu quan sát. Để bao bao phủ dữ liệu cho toàn bộ một chu kỳ kinh tế, tác giảđã sử dụng dữ liệu từ các tháng trong 05 năm, cụ
thể là năm 1987, 1990, 1993, 1997 và 2000.
7 Collateral, type of lender anh relationship banking as determinants of credit risk - Jiménez và Saurina (2003)
Phương pháp tiếp cận đo lường khả năng vỡ nợ dựa trên một mô hình Logit nhị thức (Binary Logictis Regressions Models) như sau:
Prob(yit = 1 / (xit, zt)) = Prob(y*it >0 / (Xit, zt)) = F(α + X’it β + Z’t γ) Trong đó, Prob ( Yit = 1 / (xi , Zt) ) là xác suất vỡ nợ của khoản vay. Các biến
độc lập ( Xit ) được xem xét đưa vào mô hình gồm các loại sản phẩm tín dụng, tiền tệ, kỳ hạn, TSBĐ, số tiền vay, lĩnh vực kinh doanh, khu vực, loại hình TCTD. Để kiểm soát các yếu tố kinh tế vĩ mô chung cho tất cả KHDN đi vay và các khoản vay, mô hình bổ sung một biến giả năm ( Zt ).
Kết quả nghiên cứu (xem kết quả tại phụ lục 1):
- Khoản vay có TSBĐ có xác suất vỡ nợ cao hơn so với khoản vay không có TSBĐ. Trong phạm vi khoản vay có TSBĐ, những khoản vay có tỷ lệ TSBĐ
cao có nguy cơ vỡ nợ thấp hơn những khoản vay có tỷ lệ TSBĐ thấp.
- Ngân hàng tiết kiệm có rủi ro tín dụng cao hơn so với ngân hàng thương mại. Nguyên nhân do mong muốn tăng nhanh quá mức thị phần tín dụng của ngân hàng tiết kiệm trong khi thiếu hụt kiến thức kinh doanh.
- Theo loại sản phẩm tín dụng, tín dụng tài chính là rủi ro cao nhất, tiếp theo là tín dụng thương mại. Tín dụng thương mại có xu hướng ngắn hạn (dưới một năm) và được liên kết chặt chẽ với doanh thu công ty và cơ bản được sử dụng
để cung cấp vốn lưu động. Ngược lại, tài chính tín dụng có xu hướng được sử
dụng cho đầu tư dài hạn có kết quả mất nhiều thời gian để chuyển hóa thành lợi nhuận.
- Khả năng vỡ nợ của các khoản vay bằng ngoại tệ là đáng kể nhưng thấp hơn so với các khoản vay bằng đồng tiền quốc gia. Do đặc điểm của các khoản vay ngoại tệ thường được giám sát kỹ lưỡng.
- Liên quan đến thời gian vay, các khoản vay ngắn hạn là những khoản vay có nguy cơ cao nhất và ngược lại đối với các khoản vay dài hạn (hơn 5 năm). Phát hiện này đi theo hướng ngược lại của các giả thuyết tín hiệu của Flannery (1986) (tức là rủi ro tốt muốn tăng nguồn vốn ngắn hạn) và được giải thích dựa trên cơ chế sàng lọc KHDN và quản lý tín dụng hiệu quả.
- Khoản vay càng lớn thì khả năng vỡ nợ càng thấp. Kết quả được giải thích dựa trên sự cẩn trọng của TCTD đối với khoản vay lớn hơn là khoản vay nhỏ. - Có một sự khác biệt khả năng trả nợ của KHDN giữa các ngành kinh doanh và khu vực cấp tín dụng . Ngành xây dựng (không có ý nghĩa thống kê) là rủi ro nhất, tiếp theo là kinh doanh khách sạn và nhà hàng (có tính chất vụ mùa). Ngành có nguy cơ thấp nhất là sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước do
được chi phối bởi các công ty lớn, thường có kết quả XHTD cao. Có sự khác biệt khả năng trả nợ giữa các khu vực cấp tín dụng.
- Liên quan đến mối quan hệ ngân hàng, tác giả nhận định mối quan hệ với ngân hàng làm gia tăng rủi ro tín dụng đối với khách hàng đó.
Kết luận chương 1
Chương 1 đã trình bày khái quát cơ sở lý luận các nhận định trên thế giới và tại Việt Nam về khả năng trả nợ của KHDN. Qua đó, chương giới thiệu một số mô hình đo lường khả năng trả nợ của KHDN, giới thiệu mô hình logit và tổng kết các kết quả thực nghiệm liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của KHDN. Đây là tiền đề và là nền tảng để đánh giá khả năng áp dụng mô hình logit trong việc đo lường khả năng trả nợ của KHDN tại ACB.
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU