Basel
Hiện hệ thống XHTD của ACB chỉ chú trọng thực hiện việc phân loại khách hàng, phân loại nhóm nợ, chưa xác định được xác suất vỡ nợ (PD) và tổn thất ước tính (LGD) của một khách hàng hay một khoản vay theo yêu cầu của Basel. Hiệp
ước Basel đã đưa ra công thức cụ thể cho việc tính toán tài sàn có rủi ro dựa vào dữ
liệu nội bộ về xác suất vỡ nợ và tổn thất ước tính, do đó ACB cần ước tính chính xác PD và LGD để làm cơ sở tính toán tài sản có rủi ro.
Trên cơ sở hệ thống XHTD nội bộ, ACB cần ban hành quy định nội bộ về
quản lý chất lượng tín dụng, trong đó tối thiểu phải có quy trình thẩm định, xét duyệt, cấp tín dụng cho từng nhóm khách hàng; phân cấp ủy quyền trong việc xét duyệt, cấp tín dụng; kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau khi cấp tín dụng.
trách nhiệm của các bộ phận, cá nhân trong công tác phân loại nợ, trích dự phòng, sử
dụng dự phòng để xử lý rủi ro, quản lý và phát mại TSBĐ, thu hồi nợ sau sử lý, làm cơ sở cho công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra của cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng.
Tăng cường công tác kiểm tra khách hàng, thường xuyên thu thập thông tin về
khách hàng bổ sung cơ sở dữ liệu khách hàng, đảm bảo có đủ thông tin đánh giá khả
năng trả nợ của KHDN, thu thập thông tin kịp thời về các biến động của KHDN nhằm điều chỉnh chính sách tín dụng một cách hợp lý.
Xây dựng hệ thống thông tin quản trị rủi ro tín dụng đảm bảo cung cấp thông tin một cách đầy đủ, chính xác, cập nhật thường xuyên để phục vụ cho việc đánh giá, chấm điểm XHTD khách hàng. Cần thiết lập kênh trao đổi thông tin giữa các ngân hàng trên cơ sở cạnh tranh nhưng hợp tác nhằm đạt mục tiêu chung là ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng.
Sử dụng tiến bộ công nghệ tin học trong quản trị thông tin là một trong những yếu tố then chốt để phát triển cơ sở dữ liệu khách hàng. Nâng cấp mạng thông tin tín dụng nội bộ và cập nhật thường xuyên kịp thời những thông tin có liên quan đến các khách hàng có quan hệ tín dụng tại ACB để chi nhánh chủ động khai thác thông tin khi cần thiết.