Cải tiến mô hình Logit đã xây dựng để đo lường khả năng trả nợ của

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG MÔ HÌNH LOGIT ĐỂ ĐO LƯỜNG KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU (Trang 89 - 90)

trả nợ của khách hàng doanh nghiệp

Mô hình đề xuất chỉ là mô hình nghiên cứu thử nghiệm bước đầu, không hoàn toàn chính xác cho tổng thể KHDN tại ACB, cần mở rộng phạm vi nghiên cứu đối với tổng thể KHDN để có cái nhìn khách quan, chính xác. Việc nghiên cứu mô hình phù hợp có thể dựa trên phân loại từng nhóm KHDN cụ thể theo hệ thống quản lý KHDN hiện nay như xây dựng mô hình đối với nhóm KHDN vừa, nhỏ, siêu nhỏ và nhóm KHDN lớn. Ngoài ra, đối tượng KHDN bị hạn chế khá lớn trong mô hình do hiện nay tại ACB có một số lượng lớn KHDN không trường hợp không XHTD nội bộ (KHDN cầm cố sổ tiết kiệm hoặc các đơn vị hành chính sự nghiệp), ACB cần thiết kế mô hình nghiên cứu riêng áp dụng với đối tượng trên đểđảm bảo mô hình đo lường khả năng trả nợ của KHDN bao phủ toàn bộ KHDN tại ACB.

xét đến sự tương quan về xác suất trả nợ giữa các khách hàng và nhóm khách hàng liên quan để đánh giá đúng bản chất rủi ro không trả được nợ của khách hàng. Qua mô hình đã xây dựng, ACB có thể mở rộng nghiên cứu thêm đối với mối liên hệ giữa các KHDN liên quan theo quy định của NHNN để xem xét ảnh hưởng giữa các KHDN liên quan có ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của KHDN hay không.

Xét tại thời điểm nghiên cứu từ 2010 – 2012, xác suất trả nợ của KHDN có khả năng cao hơn so với các thời điểm trước. Điều này có thể dễ dàng chứng minh qua dữ liệu thống kê qua các năm tại ACB. Điều này đòi hỏi ACB cần tiếp tục phát triển mô hình trong phạm vi thời gian dài liên tục kèm với các yếu tố kinh tế vĩ mô (lạm phát, tăng trưởng kinh tế) khi xét các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ

của KHDN.

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG MÔ HÌNH LOGIT ĐỂ ĐO LƯỜNG KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU (Trang 89 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)