Quy trình xây dựng mô hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG MÔ HÌNH LOGIT ĐỂ ĐO LƯỜNG KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU (Trang 68 - 69)

Học viên sử dụng phần mềm excel và chương trình SPSS 18.0 (PASW) để

thực hiện xây dựng mô hình nghiên cứu.

Bước 1: Xác định biến quan trọng. Đây là quy trình chọn từng bước để xác định các biến độc lập có ảnh hưởng nhất đối với KHDN có hoặc không có khả năng trả nợ. Các tiêu chuẩn đo lường độ phù hợp của mô hình nghiên cứu này hướng tới gồm:

- Omnibus Test of Model Coefficients (OB): kiểm định sự phù hợp tổng quát của mô hình hồi quy với giả thiết H0 là các hệ số hồi quy đồng thời bằng 0. Nếu Sig. < α thì H0 bị bác bỏ hay mô hình phù hợp một cách tổng

quát;

- Hosmer and Lemeshow Test (HL): kiểm định giả thiết H0 là các giá trị dự

báo phù hợp với giá trị quan sát. Nếu Sig. > α thì chấp nhận H0;

- Mức ý nghĩa của các kiểm định và của hệ số hồi quy (β) được chọn là 10%, do mẫu dữ liệu nghiên cứu xấp xỉ gần bằng 100 quan sát. Mức ý nghĩa của biến độc lập có thể nhỏ hơn 25%;

- Classification Table: cho biết độ chính xác của kết quả dự báo từ mô hình; - - 2 Log likelihood (- 2 LL) càng nhỏ càng tốt.

Bước 2: Dựa trên các tiêu chuẩn đo lường độ phù hợp của mô hình, thực hiện giảm tải biến độc lập theo phương pháp BackWalk:Wald, kiểm tra lại kết quả với các tiêu chuẩn đo lường đo phù hợp của mô hình như bước 1.

Bước 3: Đề xuất mô hình phù hợp

Do giữa các biến định lượng như điểm tài chính, điềm phi tài chính và điểm XHTD có sự tương quan mạn mẽ với nhau (colleration > 0.5), đồng thời mô hình XHTD nội bộ được xây dựng dựa trên nguyên tắc điểm XHTD = Điểm tài chínhxTrọng số + Điểm phi tài chínhxTrọng số) nên trong quá trình xây dựng mô hình không thể đưa cùng lúc 03 biến vào mô hình nghiên cứu. Học viên thiết kế 03 mô hình khác nhau để đo lường khả năng trả nợ và chọn lựa mô hình có kết quả phù hợp nhất.

Bảng 3.3: Phác thảo mô hình đo lường khả năng trả nợ của KHDN

Biến độc lập Xi Mô hình 1 Mô hình 2 Mô hình 3

Biến đánh giá năng lực tài chính đưa vào mô hình Điểm tài chính Điểm phi tài chính Điểm XHTD Các chỉ số tài chính Điểm phi tài chính

Biến loại khỏi mô hình Điểm XHTD Các chỉ số tài chính Điểm tài chính Điểm phi tài chính Các chỉ số tài chính Điểm tài chính Điểm XHTD

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG MÔ HÌNH LOGIT ĐỂ ĐO LƯỜNG KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU (Trang 68 - 69)