Tiêu chuẩn lựa chọn mô hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG MÔ HÌNH LOGIT ĐỂ ĐO LƯỜNG KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU (Trang 64 - 65)

Thông qua cơ sở dữ liệu từ hệ thống XHTD nội bộ tại ACB và nguồn dữ liệu

định tính: ý thức và thiện chí trả nợ của người đi vay, năng lực điều hành quản lý kinh doanh của KHDN, tình trạng thanh toán khoản vay của KHDN..., học viên phát triển mô hình nghiên cứu đánh giá rủi ro toàn diện và thống nhất dựa vào hệ thống XHTD nội bộ tại ACB.

Việc thu thập số liệu đểđưa vào mô hình cần được thực hiện một cách khách quan, linh động, có kiểm chứng. Sử dụng cùng lúc nhiều nguồn thông tin để có được cái nhìn toàn diện về phương pháp đo lường khả năng trả nợ của KHDN.

- Đạt mục tiêu: là một điều kiện tiên quyết cơ bản cho một mô hình đánh giá

để có ý nghĩa trong bối cảnh kinh doanh. Mô hình cho phép người sử dụng trực tiếp tính toán xác suất khả năng trả nợ khách hàng cho từng trường hợp cụ thể.

- Tính đầy đủ: kết quả đo lường phải đầy đủ những thông tin liên quan đến nguy cơ tài chính. Để đảm bảo tính đầy đủ này theo hiệp ước Basel thì phải xem xét các thông tin quan trọng có sẵn trong BCTC để thực hiện việc đo lường, xếp hạng.

- Tính khách quan: đặc điểm của khách hàng được lựa chọn để tạo một tập dữ liệu thực nghiệm phải được thực hiện một cách khách quan, không thực hiện theo cảm tính của người xây dựng mô hình.

- Tính nhất quán: kết quảđo lường không được mâu thuẫn với các cơ sở lý thuyết và phương pháp luận đã được công bố trước đây.

- Tính kế thừa: kế thừa các nghiên cứu vềđo lường nguy cơ tài chính và các kinh nghiệm đo lường trước đây.

- Sự công nhận: được sự công nhận của những người sử dụng mô hình vì có khả năng đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG MÔ HÌNH LOGIT ĐỂ ĐO LƯỜNG KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU (Trang 64 - 65)