Khả năng trả nợ của khách hàng có mối quan hệ mật thiết với tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể và được ước tính dựa trên cơ sở ước lượng tỷ lệ không trả nợ trong danh mục các khách hàng phân loại theo nhóm nợ. Tuy nhiên, tỷ lệ trích lập dự
phòng cụ thểđối với các nhóm nợ quy định tại điều 6.2 của QĐ 493 và đang áp dụng tại ACB và các NHTM (nợ nhóm 1: 0%, nợ nhóm 2: 5%, nợ nhóm 3: 20%, nợ nhóm 4: 50% và nợ nhóm 5: 100%) được áp đặt còn khá chủ quan, chưa phản ảnh chính xác khả năng trả nợ của KHDN và gây ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Do đó, cần xây dựng một mô hình cụ thểđể có cơ sở đối chiếu và xác định tỷ lệ trích lập dự phòng khung cho từng nhóm khách hàng, tránh việc thực hiện trích lập tập trung vào một thời điểm khi phát sinh làm ảnh hưởng đến lợi nhuận và uy tín của ngân hàng.
Cơ chế xác định lãi suất đã bước đầu xây dựng theo tiêu chí rủi ro tín dụng, KHDN rủi ro cao, các sản phẩm tín dụng rủi ro cao phải chấp nhận lãi suất tín dụng cao và ngược lại. Tuy nhiên vẫn chưa có công thức xác định cụ thể mà dựa trên kinh nghiệm là chủ yếu. Xây dựng mô hình khả năng trả nợ sẽ lượng hóa được rủi ro tổn thất của từng khoản tín dụng cụ thể, từđó có thể xác định được chính xác phần bù rủi ro tín dụng cho từng khoản tín dụng KHDN khi định giá lãi suất tín dụng.
Tình trạng nợ xấu – khách hàng không trả nợ gia tăng đột biến tại ACB từ
năm 2010 - 2012, đây cũng là thời điểm ACB chính thức áp dụng hệ thống XHTD nội bộ áp dụng đối với KHDN trên toàn hệ thống. Có thể do đánh giá khả năng trả nợ
của KHDN tồn tại những vấn đề sau:
- Cơ sở nhận định khả năng trả nợ của KHDN có thể nhận định chính xác khả năng trả nợ khi KHDN đã suy giảm hoặc không còn khả năng trả nợ. Còn đối với trường hợp KHDN che dấu thông tin thì ACB chỉ có thể phát
hiện tình trạng trả nợ qua kết quả trả nợ thực tế, có một khoảng cách giữa kết quảđánh giá hiện tại và kết quả trả nợ của KHDN trong tương lai. - Hệ thống XHTD nội bộ, chính sách tín dụng và quy trình thẩm định tín
dụng của ACB chưa trở thành công cụ hỗ trợ quản lý tín dụng hiệu quả. Trong quá trình nghiên cứu các kết quả thực nghiệm đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của KHDN, học viên nhận thấy ngoài kết quả phân loại nợ của KHDN dựa trên hệ thống XHTD nội bộ của ACB thì kết quảđánh giá trả nợ của KHDN còn phụ thuộc một số nhân tố khác như
rủi ro của sản phẩm tín dụng (thời hạn tín dụng, số tiền cấp tín dụng, TSBĐ) và một số yếu tố môi trường vĩ mô. ACB chỉ đề cập nhóm tiêu chí có liên quan đến khách hàng và sản phẩm tín dụng trong chính sách định hướng và quản lý tín dụng tại ACB, trong quá tình thẩm định tín dụng nhưng chưa thực sự vận dụng thử nghiệm trên hệ thống XHTD nội bộ.